Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH MAY Nguyễn Thị Kim Ngân, Hồ Thị Ngọc Trâm Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Quy trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố con người, nguyên phụ liệu, công nghệ và thiết bị để tạo ra sản phẩm. Sản xuất sản phẩm bao gồm: Quá trình cắt, quá trình may, quá trình hoàn tất. Nghiên cứu giải pháp quản lý sản xuất trong ngành may: quản lý đơn đặt hàng, quản lý lệnh sản xuất và tiến độ sản xuất, kiểm kê kho hàng, quản lý công nhân viên, hệ thống báo cáo… Từ khóa: chất lượng, kế hoạch, kiểm tra, quản lý, thông tin. 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT Thông tin đơn hàng: thông tin đơn hàng được duyệt cuối cùng, dựa vào hợp đồng kí với khách hàng, thông tin gồm mã hàng, khách hàng, sản lượng, số liệu yêu cầu cề màu sắc, chi tiết, size, ngày giao,... Kế hoạch sản xuất: khi đơn hàng chốt, bộ phận lập kế hoạch sẽ thực hiện lên kế hoạch sản xuất cho đơn hàng để kịp tiến độ giao hàng. Tuy nhiên trong thực tế sẽ có những trường hợp bất ngờ xảy ra như khách hàng thay đổi, bổ sung yêu cầu, năng lực sản xuất bị giới hạn (máy hư, công nhân thiếu, nguyên phụ liệu về trễ,...) làm thay đổi kế hoạch. Lệnh sản xuất: dựa vào kế hoạch sản xuất và tình hình nguyên phụ liệu, bộ phận kế hoạch sẽ làm lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất sẽ chỉ rõ cắt cho đơn đặt hàng nào? Số lượng chi tiết theo màu, size là bao nhiêu, thời gian cắt. Số lượng nguyên phụ liệu phải xuất theo lệnh là bao nhiêu. Quản lý sản xuất: tùy theo mặt hàng mà có quy trình sản xuất khác nhau, các quy trình như: cắt, may, wash, ủi, kiểm, đóng gói hầu hết các mã hàng đều có, còn một số quy trình như: thêu, in, kết cườm thì tùy mã hàng. Công đoạn cắt: Trải vải: là công đoạn cho phép được nhận nguyên phụ liệu, trải nguyên phụ liệu để phục vụ cho quy trình sản xuất. Trải vải phải đ ng phương pháp trải, đ ng số lớp quy 962
  2. định, đồng màu các lớp vải trải, mép vải trải thẳng, độ căng đều giữa các lớp vải trải, tránh sự xô lệch bàn vải. Cắt: là phân chia bàn trải vải thành những chi tiết nhỏ gọi là bán thành phẩm may. Thường bộ phận kỹ thuật sắp xếp các size lại để cắt một lần cho tối ưu nhất. Sau khi cắt xong sẽ chuyển đến bộ phận ghép. Đánh số: sau khi ghép xong sẽ đánh số theo bộ. Đánh số phải đ ng vị trí do phòng kỹ thuật quy định. Không được nhảy số. Bóc tập: là chia số chi tiết đã cắt ra thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã hàng để tiện cho việc điều động rải chuyền. Nội dung phiếu bóc tập gồm: mã hàng, màu, bàn cắt số, cỡ vóc, số lớp, từ lá số... đến lá số..., ngày....tháng....năm, ký tên người bóc tập. Công đoạn may: là công đoạn cho phép chúng ta sử dụng các dạng đường liên kết để ráp, nối các chi tiết thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Công đoạn Wash: là công đoạn sau cùng trong quy trình sản xuất sản phẩm. Quy trình áp dụng công nghệ Wash cho các sản phẩm dệt may có thể sẽ khác nhau do còn tùy thuộc vào cấu trúc, chất liệu vải, kiểu dáng quần áo hay yêu cầu của khách hàng. Công đoạn đ ng gói: kho nguyên phụ liệu đóng gói cho bộ phận đóng gói. Gồm 2 loại: (Asort: đóng nhiều size màu trong 1 thùng. Solid: đóng 1 size màu trong 1 thùng.) Tùy theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra chất lư ng: các công đoạn sản xuất đều có QC kiểm tra chất lượng, phải biết số lượng các bán thành phẩm hư hỏng ở mỗi công đoạn là bao nhiêu và theo nguyên nhân gì để cải tiến. Nhập kho thành phẩm: tùy theo yêu cầu khách hàng mà có thể đóng gói trước hay sau khi nhập kho thành phẩm. Đối với thành phẩm sau khi đóng gói nhập vào kho thành phẩm theo từng thùng quy cách đóng gói. Tính giá thành sản phẩm: đối với ngành may hàng xuất khẩu: Hàng gia công: thì giá thành chỉ là giá gia công các công đọa cắt, may, đóng gói. Hàng FOB: Ngoài chi phí sản xuất như trên còn có chi phí nguyên liệu, phụ liệu. Các chi phí này được tập hợp từ phiếu xuất kho. 963
  3. 2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất 964
  4. 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH MAY Quản lý đơn đặt hàng: nhà quản lý cần xác định xem hiện tại có bao nhiêu đơn đặt hàng? Sản phẩm được yêu cầu sản xuất là gì? Tiêu chuẩn đặt ra đối với thành phẩm là như thế nào? Đơn giá ra sao? Nắm được chi tiết đơn hàng để có cái nhìn tổng thể nhất về định mức nguồn nguyên vật liệu cần sử dụng: bao nhiêu mét vải, loại vải gì, màu vải như thế nào, chỉ trắng hay chỉ màu, cần số lượng bao nhiêu,… Người quản lý cần phải lập ra một bản kế hoạch chi tiết và chính xác, để tính toán được giá thành cho từng loại sản phẩm, từ đó giải quyết được bài toán lãi lỗ trên từng đơn hàng. Quản lý lệnh sản xuất và tiến độ sản xuất: sau khi hoàn tất quy trình đơn đặt hàng với khách hàng, lập lệnh sản xuất là rất quan trọng. Tuy nhiên công việc này không hề đơn giản và rất dễ xảy ra sai sót. Nhà quản lý nên phân phối đều lệnh sản xuất đến các bộ phận sản xuất để tránh quá tải công việc. Chuyên môn hóa nhiệm vụ với từng tổ sản xuất đảm bảo tiến độ thực hiện theo đ ng kế hoạch. Doanh nghiệp cần cập nhật trạng thái sản xuất thường xuyên để nhà quản lý có thể nắm được tình hình cũng như điều chỉnh lại lệnh sản xuất và phân phối công việc cho phù hợp nhất. Kiểm kê kho hàng: quản lý kho là rất cần thiết. Đặc biệt với ngành may mặc, có quá nhiều thứ cần phải kiểm kê từ nguyên vật liệu đến thành phẩm và bán thành phẩm. Hãy sử dụng một phần mềm quản lý thay vì sử dụng giấy tờ để rút ngắn thời gian thực hiện và hạn chế nhầm lẫn cũng như thất thoát hàng hóa trong kho. Quản lý công nhân viên: dù là ưởng may nhỏ hay là một công ty may, muốn vận hành được quy trình may mặc theo đ ng kế hoạch, bạn đều phải quản lý, điều phối công nhân theo dây chuyền ứng với từng công đoạn. Phân chia lao động hợp lý theo đ ng kinh nghiệm kỹ năng từng người, tránh việc sai một bộ phận dẫn tới sai cả sản phẩm, một người sai liên quan tới nhiều khác trên dây chuyền sản xuất. Một người quản lý không thể kiểm soát hết được toàn bộ công nhân, vì vậy cần tuyển những người đội trưởng đứng đầu mỗi dây chuyền để họ có thể kiểm soát chi tiết số lượng, chất lượng sản phẩm được tạo ra. Cần có chế độ lương thưởng, đãi ngộ đối với nhân viên để họ có động lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Hệ thống báo cáo: kết quả của hoạt động kinh doanh như thế nào? Có tốt không? Nhà quản trị cần một bản báo cáo phản ánh chân thực nhất doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, dù công ty may của bạn có quy mô nhỏ hay lớn thì cũng đừng xem nhẹ việc lập báo cáo kết quả kinh doanh. 4 VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG CỦA CÔNG TY MAY HƯNG PHÚ 28 STT Bước công việc Bậc h Thiế bị 1 Thùa 8 khuy/ MS, cắt chỉ ( Dao 7/16) 3 TK 2 Đính 4 nút ms+ cắt chỉ 3 DN 3 Thùa 6 khuy nẹp + cắt chỉ 3 TK 4 Đính nút nẹp 6 nút + CC 2 DN 965
  5. STT Bước công việc Bậc h Thiế bị 5 Thùa khuy chân cổ , cắt chỉ 3 TK 6 Đính 1 nút dự phòng 2 DN 7 Đính nút chân cổ + cắt chỉ 3 DN 8 Thùa khuy thép tay 3 TK 9 Đính nút thép tay 3 DN 10 Gọt đầu nẹp khuy 2 1K 11 Bắt cặp +lấy dấu nút nẹp 2 TP 12 Gắn nhãn đô, nhãn cỡ 3 1K 13 Cuốn đô cữ, gắn nhãn 2 1K 16 Ủi bạt đô 3 BU 17 Gọt đô sau chắp 2 TP 18 Ủi thép tay nhỏ 2 BU 19 Ủi gập đầu thép tay lớn 3 BU 20 ÉP keo thép tay 3 ETT Giải pháp: CÂN BẰNG CHUYỀN MAY Thời gian (phút) STT NLTT + hao phí Tên Công Đoạn Thiế bị CĐ (giây) Cần Lệch 1 Thùa 8 khuy/ MS, cắt chỉ ( Dao 7/16) TK 33.0 32 2 Đính 4 nút ms+ cắt chỉ DN 27.5 27 -9 5 Thùa khuy chân cổ , cắt chỉ TK 11.0 11 3 Thùa 6 khuy nẹp + cắt chỉ TK 29.7 29 8 Thùa khuy thép tay TK 22.0 21 1 10 Gọt đầu nẹp khuy 1K 8.8 9 4 Đính nút nẹp 6 nút + CC DN 30.8 30 7 Đính nút chân cổ + cắt chỉ DN 8.8 9 6 9 Đính nút thép tay DN 16.5 16 11 Bắt cặp +lấy dấu nút nẹp TP 30.8 30 5 18 Ủi thép tay nhỏ BU 13.2 13 13 Cuốn đô cữ, gắn nhãn 1K 60.5 59 1 966
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Công nghệ may thời trang, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. [2] Giao_trinh_co_so_san_xuat_may_cong_nghiep_c9y.pdf (tcdktcnsl.edu.vn) [3] Đồ án chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây… (slideshare.net) [4] Tài liệu công ty may ưng Phú 28, phòng Lean. 967
nguon tai.lieu . vn