Xem mẫu

  1. 462| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác NGHIÊN CỨU PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY TS. Bùi Gia Khánh Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt: Phát triển du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Tuyên Quang hiện nay cho đến 2025, 2030. Vai trò, vị trí, các bƣớc phát của du lịch cũng đã đƣợc tỉnh Tuyên Quang cụ thể hóa bằng các đề án, nghị quyết quan trọng. Có thể thấy đây là định hƣớng phù hợp với xu thế hiện nay, và Tuyên Quang lại có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch. Đó là sự đa dạng, phong phú về hệ di sản văn hóa mà hiện nay mảnh đất Tuyên Quang đang lƣu giữ. Do đó, đầu từ nghiên cứu khoa học đối với nguồn lực quan trọng này sẽ giúp cho lĩnh vực du lịch tỉnh Tuyên Quang phát triển bền vững hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, nghiên cứu đầy đủ về di sản văn hóa sẽ giúp cho Tuyên Quang nhìn nhận rõ hơn bản sắc của mình, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mang giá trị đặc trƣng của văn hóa xứ Tuyên. Từ khóa: Di sản, văn hóa, u ịch, Tuyên Quang, xứ Tuyên 1. Du lịc - ƣớn p t triển đột p củ tỉn Tuyên Qu n Đại hội XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tháng 10 - 2020 đã xác định tiến hành ba khâu đột phá để từ đó tạo điều kiện đƣa các lĩnh vực khác phát triển. Một trong ba khâu đột phá trong giai đoạn 2020 - 2025 là "phát huy tiền năng, đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh"35. Đồng thời cũng chỉ ra giải pháp trong lĩnh vực du lịch là: “Nâng cao chất lƣợng quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, khai thác tiền năng về du lịch lịch sử, cách mạng, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... Gắn kết chặt chẽ việc phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và bản sắc văn hóa các dân tộc. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án du lịch thông minh; phát huy các ản phẩm du lịch hiện có, tiếp tục xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, riêng có; xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu du lịch Tuyên Quang trên bản đồ du lịch Việt Nam36. Ngày 16-6-2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Nghị quyết đề ra mục tiêu xây dựng và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển nhanh, bền vững ngành du lịch của tỉnh; tập trung xây dựng hạ tầng du lịch theo hƣớng đồng bộ, hiện đại; khuyến khích xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực miền núi phía 35 Tỉnh ủy Tuyên Quang, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, số 558-BC/TU, ngày 02 tháng 10 năm 2020, tr. 25. 36 Tỉnh ủy Tuyên Quang, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, số 558-BC/TU, ngày 02 tháng 10 năm 2020, tr. 27-28.
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |463 Bắc, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, sớm đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và doanh nghiệp, tăng thu ngân sách cho địa phƣơng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển... Nghị quyết 29-NQ/TU đặt mục tiêu: Đến năm 2025 xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí Khu du lịch quốc gia; Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là khu du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái cao cấp; xây dựng, phát triển Lễ hội Thành Tuyên là sản phẩm du lịch đặc trƣng, riêng có, mang thƣơng hiệu cấp quốc gia; Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thƣơng hiệu cấp quốc gia, tiến tới thƣơng hiệu quốc tế; xây dựng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch tâm linh tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch. Với sự tham gia của cả cộng đồng (xây dựng làng văn hóa ở các huyện) trong phát triển du lịch, mục tiêu phấn đấu mà tỉnh Tuyên Quang đặt ra đến năm 2025 sẽ đón trên 03 triệu lƣợt khách du lịch; tổng thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.800 tỷ đồng; đóng góp cho GRDP từ 6% trở lên; tạo việc làm cho trên 25.000 lao động. Đến năm 2030 hoàn thiện các tiêu chí Khu du lịch Quốc gia Tân Trào là khu du lịch lịch sử quốc gia có uy tín, chất lƣợng; xây dựng Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là khu du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế; Khu du lịch sinh thái Na Hang - Lâm Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí khu du lịch sinh thái quốc gia. Phấn đấu đón trên 5,5 triệu lƣợt khách du lịch; đóng góp vào GRDP toàn tỉnh từ 10% trở lên; tạo việc làm cho trên 35.000 lao động; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đáp ứng đa dạng thị trƣờng37. Từ định hƣớng này, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030. Trong đó đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu đƣa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển bền vững, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Trong những năm còn lại của giai đoạn 2020 - 2025, Tuyên Quang sẽ xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào cơ bản đáp ứng các tiêu chí Khu du lịch quốc gia; Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm là khu du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái cao cấp; xây dựng, phát triển Lễ hội Thành Tuyên là sản phẩm du lịch đặc trƣng, riêng có, mang thƣơng hiệu cấp quốc gia; Danh thắng Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình là trung tâm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá có thƣơng hiệu cấp quốc gia, tiến tới thƣơng hiệu quốc tế; xây dựng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch tâm linh tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch38. Việc nhanh chóng ban hành đề án riêng đối với lĩnh vực du lịch chính là sự thể hiện quyết tâm rất lớn của chính quyền tỉnh Tuyên Quang hƣớng đến thực hiện đƣợc mục tiêu xuyên suốt là đƣa Tuyên Quang trở thành tỉnh "phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc"39 Có thể nói, đây là định hƣớng không chỉ phù hợp với tiềm năng lợi thế vốn có của Tuyên Quang mà còn phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam hiện nay. Đƣa du lịch thực sự trở 37 Tỉnh ủy Tuyên Quang, Nghị quyết số 29-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, ngày 16-6-2021, tr. 03. 38 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030”, ngày ngày 30 tháng 7 năm 2021. 39 Tỉnh ủy Tuyên Quang, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, số 558-BC/TU, ngày 02 tháng 10 năm 2020, tr. 24.
  3. 464| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác thành ngành mũi nhọn chính là một nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. TUYÊN QUANG: MẢNH ĐẤT LƢU GIỮ NHIỀU DI SẢN VĂN HÓA Định hƣớng phát triển du lịch của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tuyên Quang vừa nêu ở trên hoàn toàn có cơ sở. Sự phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn 2016 - 2020 là chỉ dấu cho thấy hiệu quả bƣớc đầu trong định hƣớng tập trung nguồn lực đầu tƣ cho phát triển du lịch. Trong giai đoạn này, ngành du lịch Tuyên Quang đã đón 8.445.700 lƣợt khách, riêng năm 2020 đón 1.708.900 lƣợt khách, tăng trƣởng bình quân trên 4.8% năm, tổng thu xã hội từ du lịch đạt 7.400 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân trên 5.3%/năm40. Trong tƣơng lai, những con số này sẽ có sự dịch chuyển tích cực rõ rệt với những dấu hiệu khả quan trong ngành du lịch trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang chính là hệ di sản văn hóa vô cùng phong phú của vùng đất này. Đây là nguồn lực không phải địa phƣơng nào cũng có và Tuyên Quang may mắn có đƣợc sự đa dạng loại hình trong bề dày lịch sử của mình từ thời tiền sử cho đến các cuộc cách mạng trong thời hiện đại. Tuyên Quang hiện nay sở hữu một hệ thống đồ sộ với hơn 500 di tích, cụm di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 118 di tích và danh thắng cấp Quốc gia. Với những con số sơ bộ nhƣ vậy, Tuyên Quang là một trong những tỉnh, thành phố có số lƣợng di tích vào hàng nhiều nhất cả nƣớc41. Có thể kể đến một số di tích quan trọng nhƣ sau: Di chỉ hang Phia Vài thuộc thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân, huyện Nà Hang (nay là xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình) và Di chỉ hang Phia Muồn thuộc xã Sơn Phú, huyện Nà Hang là những dấu tích của Tuyên Quang thời tiền sử - sơ sử. Thời Lý còn lại Di tích chùa Bảo Ninh Sùng Phúc ở gò Khuôn Khoai, thôn Làng Tạc, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa. Di tích chùa Bảo Ninh Sùng Phúc đƣợc xếp hạng Di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 95, ngày 24-1-1998 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Năm 2013, tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc đƣợc công nhận là bảo vật quốc gia. Thời Trần có Di tích chùa Phật Lâm nằm trên Gò Chùa ở núi Man, thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. Chùa Phật Lâm đƣợc xây dựng khoảng thế kỷ XIII- XIV, có giá trị rất lớn về kiến trúc, kỹ thuật chế tác vật liệu, kỹ thuật xây dựng, trang trí mỹ thuật, và về sự phát triển của đạo Phật tại Tuyên Quang. Di tích chùa Phúc Lâm ở thôn Nà Tông, xã Thƣợng Lâm, huyện Lâm Bình. Chùa Phúc Lâm mang phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thời Trần, khoảng thế thế kỷ XIII - XIV. Thời Hậu Lê có di tích Đền Hạ thuộc phƣờng Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Đền Hạ là di tích kiến trúc nghệ thuật đƣợc xếp hạng Di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 1009, ngày 26-7-1994 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin. 40 Tỉnh ủy Tuyên Quang, Nghị quyết số 29-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, ngày 16-6-2021, tr. 01. 41 Xem thêm: Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Địa chí tỉnh Tuyên Quang, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014. Tr. 995-1038.
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |465 Thời Mạc có di tích chùa Hƣơng Nghiêm ở dƣới chân núi Hƣơng Nghiêm, thuộc xóm Phúc Thọ, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang. Nhân dân địa phƣơng quen gọi là chùa Hang, do chùa đƣợc tạo lập trong một hang động đá vôi tự nhiên. Chùa Hƣơng Nghiêm đƣợc xây dựng vào thời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh), niên hiệu Đại Chính thứ 8 (năm 1537). Thời Lê Trung Hƣng có di tích chùa An Vinh thuộc phƣờng Hƣng Thành, thành phố Tuyên Quang. Theo tấm bia Tạo tác hƣng công bi ký (Bia ghi việc công đức xây dựng chùa) đƣợc tạc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16, triều Vua Lê Dụ Tông (năm 1720) tức là chùa An Vinh đƣợc khởi dựng vào đầu thế kỷ XVIII. Thành Nhà Bầu ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, nằm bên hữu ngạn sông Lô. Thành Nhà Bầu do Chúa Bầu (Chúa Bầu là tên tôn xƣng của hai anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật) xây dựng để cát cứ ở Tuyên Quang từ đầu thế kỷ XVI. Thành Tuyên Quang (dân gian là thành nhà Mạc) nằm giữa hai khu phố Xuân Hoà và Tam Cờ, thuộc địa phận phƣờng Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Hình dáng, kích thƣớc hiện nay còn lại của thành này đƣợc xây dựng dƣới triều Nguyễn. Thành này trong thế kỷ XIX vừa là trung tâm hành chính của Tuyên Quang vừa mang vai trò quân sự quan trọng. Di tích thành Tuyên Quang đƣợc xếp hạng Di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 1548, ngày 30-8-1991 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Gắn với cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1964 - 195) là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm ở phía đông tỉnh Tuyên Quang. Khu di tích nằm trên địa bàn 11 xã thuộc 2 huyện Sơn Dƣơng và Yên Sơn. Khu di tích có tổng số 177 di tích, trong đó có 40 di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia. Mặt khác Tuyên Quang là nơi hội tụ, chung sống của 22 dân tộc, đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc, và chính sự đa sắc trong văn hóa tộc ngƣời này tạo nên điều “riêng có” của Tuyên Quang. Nhờ sự đa dạng về văn hóa tộc ngƣời, Tuyên Quang đang lƣu giữ hệ thống các lễ hội, phong tục tập quán, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc sắc… Các lễ hội gắn với sinh hoạt tín ngƣỡng nhƣ thờ cúng các thần, Phật, anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử. Ngoài loại hình thờ Phật xuất hiện khá sớm ở Tuyên Quang (thời Lý), thì trong đời sống tín ngƣỡng, cƣ dân các dân tộc vùng đất này còn tôn sùng nhiều vị thần khác: thần Cao Sơn, Quý Minh theo truyền thuyết thời Hùng Vƣơng đƣợc thờ ở đình Minh Cầm (Yên Sơn) và đình Sở ở xã Thọ Vực (Sơn Dƣơng); thần Long Mẫu đƣợc thờ ở đền Thác Cái, các nữ thần nhƣ Phƣơng Dung thờ ở đền Hạ (đền Hiệp Thuận), Ngọc Lân thờ ở đền Thƣợng. Điểm đặc biệt ở Tuyên Quang là tín ngƣỡng thờ Mẫu Thƣợng ngàn rất phổ biến. Hệ thống đền thờ Mẫu ở Tuyên Quang rất dày đặc và có giá trị tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng các dân tộc ở đây. Trong lễ hội gắn với sinh hoạt tín ngƣỡng có thể kể đến một số lễ hội nhƣ: Lễ hội chùa Hƣơng Nghiêm (chùa Hang) ngày mùng 8 tháng giêng, Lễ hội đền Hiệp Thuận (đền Hạ) phƣờng Tân Quang vào tháng 2 với tục rƣớc Mẫu. Do có chung nguồn gốc thờ Thánh Mẫu cho nên nghi thức tế lễ ở đền Thƣợng (Tràng Đà), đền Hạ và đền Ỷ La có liên hệ mật thiết trong quá trình tổ chức lễ hội. Lễ hội đền Bắc Mục còn gọi là đền ng, đền Đức Thánh Trần, thuộc xã Nhân Mục (nay là thị trấn Tân Yên), huyện Hàm Yên: ngày 20-8 âm lịch lễ đền ng (tƣởng nhớ Đức Thánh Trần), ngày 15-4 âm lịch (ngày Phật Đản), ngày 20-2 âm lịch là ngày lễ Thánh Mẫu. Lễ hội đình Giếng Tanh thuộc thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn ngày 10 tháng giêng…
  5. 466| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác Ngoài ra, các lễ hội gắn văn hoá phong tục ở Tuyên Quang hết sức phong phú. Đây là những sinh hoạt tinh thần gắn liền với lịch sử lâu dài của các cộng đồng dân tộc ở Tuyên Quang. Đó các các hình thức sinh hoạt gắn với các phong tục có tính bản địa, nhƣ: Lễ cầu mùa, lễ mừng lúa mới, lễ động thổ làm nhà, lễ mừng nhà mới, lễ cƣới, lễ cấp sắc, hội ném còn, lễ hội lồng tông, tết nhảy, lễ nhảy lửa, hội chọi trâu… Những năm qua, du lịch Tuyên Quang đã tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế đã có. Với sự định hƣớng phát triển một cách bài bản nhƣ hiện nay và trong tƣơng lại, du lịch Tuyên Quang sẽ tiếp tục phát triển mạnh các loại hình: Du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng qua đó đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Những loại hình này chỉ có thể phát huy đƣợc hiệu quả khi gắn với các sản phẩm du lịch mang đặc trƣng riêng, tiêu biểu nhƣ Lễ hội nhảy lửa của ngƣời Pà Then (xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình), Lễ hội đền Hạ, đền Thƣợng, đền Ỷ La (thành phố Tuyên Quang), Lễ hội lồng tông (các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình)... Trong quá trình phát triển kinh tế, Tuyên Quang cũng đã chú trọng đến việc bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc. Nhiều di sản văn hóa truyền thống các dân tộc đƣợc nghiên cứu khôi phục. Gần đây nhất, tỉnh Tuyên Quang đóng vai trò đầu mối hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận “Thực hành Then của ngƣời Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sự giàu có về di sản văn hóa chính là nguồn tài nguyên du lịch hết sức giá trị, mang tính đặc trƣng trong văn hóa xứ Tuyên, là cơ sở quan trọng để Tuyên Quang có thể tạo ra thế mạnh và sự khác biệt cho sản phẩm du lịch của mình. 3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ CƠ SỞ CHO VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRONG DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG Về tình hình nghiên cứu tại tỉnh Tuyên Quang trong phạm vi đang đề cập, chúng tôi dựa vào những số liệu thống kê đƣợc công bố chính thức tại tỉnh để từ đó đƣa ra một vài nhận xét liên quan đến bài viết ngắn của mình. Đó là những số liệu đƣợc công bố bởi Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang và Trƣờng Đại học Tân Trào. Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang42 trong giai đoạn 2005 - 2020 đã có 242 Đề tài, Dự án đƣợc thực hiện. Trong số này chỉ có 9 đề tài nghiên cứu về thực trạng, bảo tồn và phát huy văn hóa tại tỉnh Tuyên Quang; có 2 đề tài nghiên cứu thực trạng bảo tồn di sản văn hóa và đề xuất những giải pháp phát huy gắn với phát triển du lịch địa phƣơng (Đề tài Nghiên cứu ảo tồn c c àn iệu h t then, cọi tại thôn An Thịnh, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, gắn v i việc xây ựng "Làng văn hóa u ịch" thực hiện từ 2012-2014; Đề tài Thực trạng và giải ph p ảo tồn àng văn hóa Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn gắn v i ph t triển u ịch thực hiện từ 2018-2019); có 2 đề tài nghiên cứu phát triển du lịch ở cách tiếp cận khác (Đề tài Nghiên cứu thực trạng, ề xuất giải ph p ph t triển u ịch cộng ồng trên ịa àn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới thực hiện từ 2017-2019; Đề tài Thúc ẩy ph t triển u ịch Tuyên Quang ng c c phương tiện truyền thông m i thực hiện từ 2020-2022). Nhƣ vậy là hƣớng nghiên cứu để đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch địa phƣơng tại Tuyên Quang trong một 42 Danh mục các đề tài, dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2020: http://skhcn.tuyenquang.gov.vn/BaiViet/13-de_tai_khoa_hoc/5297- danh_muc_cac_de_tai_du_an_thuc_hien_tren_dia_ban_tinh_tuyen_quang_giai_doan_20052020
  6. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |467 số năm gần đây đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều hơn so với những năm trƣớc, nhƣng số lƣợng đề tài vẫn còn quá khiêm tốn nếu so sánh với các lĩnh vực khác. Trong khi đó tại cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của tỉnh Tuyên Quang là Trƣờng Đại học Tân Trào, số liệu công bố chính thức ở cổng thông tin điện tử của trƣờng cho biết từ năm 2003 đến 2021, đã có 387 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng đƣợc thực hiện, trong đó có 12 đề tài nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang: năm 2009: 2 đề tài, năm 2010: 1 đề tài, năm 2015: 3 đề tài, năm 2016: 1 đề tài, năm 2018: 1 đề tài, năm 2019: 3 đề tài, năm 2021: 1 đề tài. Trong số 12 đề tài này chỉ có 4 đề tài nghiên cứu gắn với phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang, cụ thể nhƣ sau: Đề tài Phát huy giá trị ẩm thực của người Tày phục vụ cho phát triển du lịch ở Tuyên Quang (năm 2018) và Sự biến i về nhà ở truyền thống của người Tày xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang phục vụ cho phát triển du lịch cộng ồng (năm 2019) của tác giả Hoàng Thị Thẻ; Thúc ẩy du lịch huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang b ng phương tiện mạng xã hội (năm 2019) của tác giả Vũ Quỳnh Loan; Phát triển du lịch sinh thái ở Tuyên Quang (năm 2019) của tác giả Nguyễn Khải Hoàn; Đ nh gi công t c quản lý Di tích lịch sử Quốc gia ặc biệt Tân Trào, Kim Bình gắn v i phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang (năm 2021) của tác giả Hà Thùy Mai43. Nhƣ vậy, tình hình nghiên cứu các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch địa phƣơng tại trƣờng Đại học Tân Trào cũng chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số đề tài hàng năm cũng nhƣ trong toàn bộ giai đoạn 2003 đến 2021. Từ số liệu thống kê ở hai đơn vị đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học của tỉnh Tuyên Quang nói trên, có thể sơ bộ nhận thấy rằng tình hình ứng dụng các vấn đề về lịch sử địa phƣơng, về giá trị của các di sản văn hóa vào phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Tuyên Quang vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu sẽ vai trò rất quan trọng là giúp xác định cơ sở khoa học nhằm bảo tồn hiệu quả di sản văn hóa và vận dụng vào phát triển kinh tế bền vững hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ khai thác tối đa hiệu quả các nhân tố giúp du lịch phát triển nhƣ: xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp trong phát triển du lịch; bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch; phát triển kinh tế, văn hóa phục vụ du lịch; đảm bảo an ninh trật tự và công bằng xã hội trong phát triển du lịch… Chính vì lẽ đó, đầu từ nghiên cứu khoa học bài bản, sâu rộng để phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Tuyên Quang xứng đáng nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn không chỉ ở phía đội ngũ nghiên cứu mà còn là yêu cầu đặt ra của các cấp chính quyền để phù hợp với vai trò, vị trí của ngành này nhƣ đã đƣợc định vị hiện nay và những năm tới. Trong những năm gần đây, nhiều lễ hội văn hóa ở Tuyên Quang đƣợc khôi phục, khai thác phục vụ phát triển văn hóa và du lịch. Đây là xu hƣớng rất tích cực trong phát triển, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với địa phƣơng trong vấn đề bảo tồn và phát triển kinh tế. Nếu bị khai thác quá mức, giá trị di sản sẽ bị thƣơng mại hóa dẫn đến suy giảm giá trị văn hóa và các truyền thống liên quan. Hoặc các lễ hội không đƣợc nghiên cứu đầy đủ, không có nền tảng văn hóa làm cốt lõi sẽ không mang lại nhiều giá trị và nó sẽ không bao giờ là sản phẩm đặc trƣng của văn hóa vùng đất Tuyên Quang. Đó là chƣa kể đến những biến đổi không mong muốn trong văn hóa của cộng đồng sẽ có tác động tiêu cực về lâu dài. Do đó, để phát triển du lịch bền vững cần phải có sự nghiên cứu về di sản văn hóa một cách đầy đủ trên nhiều phƣơng diện, nhất là lƣờng đƣợc sự tác động của kinh tế đối với các giá trị của văn hóa để từ đó có những giải pháp lâu dài, hiệu quả. 43 Xem thêm tại https://daihoctantrao.edu.vn/de-tai-du-an/danh-muc-de-tai-cap-truong-777.html
  7. 468| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác Ở một khía cạnh khác là nghiên cứu khoa học sẽ giúp lựa chọn đúng những nội dung, những giá trị văn hóa phù hợp cho khai thác phát triển kinh tế du lịch. Đánh giá về tình hình phát triển du lịch những năm vừa qua của Tuyên Quang, Nghị quyết số 29-NQ/TU chỉ ra một điểm rất đáng chú ý là tỉnh "chƣa xây dựng đƣợc nhiều sản phẩm du lịch đặc trƣng, khác biệt, chất lƣợng cao, hấp dẫn du khách"44. Đây là đánh giá rất đúng mực và khách quan đối với du lịch tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Ở đây có thể thấy số lƣợng đề tài nghiên cứu ứng dụng giá trị văn hóa của địa phƣơng trong xây dựng các sản phẩm du lịch còn rất hiếm hoi nhƣ đã thống kê ở trên cũng sẽ là một nguyên nhân để lý giải vấn đề này. Thực tế cho thấy, chỉ từ nghiên cứu khoa học mới có căn cứ để chỉ ra những hƣớng khai thác giá trị văn hóa có hiệu quả thực sự. Đây cũng là cơ sở để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, tăng lợi thế cạnh tranh của Tuyên Quang đối với các địa phƣơng khác. Với bề dày về lịch sử và sự đa dạng, phong phú về văn hóa tộc ngƣời, mảnh đất Tuyên Quang là nơi có dƣ địa rất lớn đối với nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu văn hóa, lịch sử phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói riêng. Dó đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hƣớng vào khai thác giá trị văn hóa địa phƣơng để phát triển du lịch, chắc chắn Tuyên Quang sẽ tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, “riêng có” của mình. Phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa không chỉ giúp cho tỉnh Tuyên Quang thực hiện đƣợc mục tiêu đặt trong phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng mà sẽ tạo ra nhiều điều kiện để văn hóa đặc sắc xứ Tuyên cũng đƣợc bảo tồn và phát huy đúng hƣớng. Đây cũng là nội dung mà Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2030 đặt ra: “gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch”45. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Danh mục các đề tài, dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2020: [2]. http://skhcn.tuyenquang.gov.vn/BaiViet/13-de_tai_khoa_hoc/5297- danh_muc_cac_de_tai_du_an_thuc_hien_tren_dia_ban_tinh_tuyen_quang_giai_doan_20052020 [3]. Danh mục đề tài cấp trƣờng 2003-2021 (Trƣờng Đại học Tân Trào) https://daihoctantrao.edu.vn/de-tai-du-an/danh-muc-de-tai-cap-truong-777.html [4]. Thủ tƣớng chính phủ (2021), Quyết định về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2030, Số: 1909/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2021. [5]. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2020), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, số 558-BC/TU, ngày 02 tháng 10 năm 2020. [6]. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2021), Nghị quyết số 29-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, ngày 16-6-2021. [7]. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Địa chí tỉnh Tuyên Quang, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014. [8]. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2021), Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030”, ngày 30 tháng 7 năm 2021. 44 Tỉnh ủy Tuyên Quang, Nghị quyết số 29-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, ngày 16-6-2021, tr. 01. 45 Quyết định về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2030, Số: 1909/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2021của Thủ tƣớng chính phủ.
nguon tai.lieu . vn