Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ
XÉT NGHIỆM, CÁC YẾU TỐ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN
VỚI THỂ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Lê Văn Nam*; Đỗ Tuấn Anh*; Đỗ Thị Lệ Quyên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh một số chỉ số cận lâm sàng và yếu tố đông máu cơ bản với các thể bệnh
xuất huyết dengue. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả 120 bệnh nhân (BN)
bị sốt xuất huyết dengue (SXHD) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 09 - 2013 đến 12 - 2014.
Kết quả: nhóm tuổi thường gặp 20 - 40 (49,1%), nam gặp nhiều hơn nữ (nam/nữ = 1,22), lâm
sàng gặp nhiều nhất là sốt cao (100%), đau đầu (83,3%), xuất huyết (80,8%). Các thể bệnh:
SXHD 57,5%; SXHD có dấu hiệu cảnh báo 38,3%; SXHD nặng 4,2%. Có sự khác biệt giữa các
thể bệnh về giá trị trung bình của AST và ALT (p < 0,05), nhưng chưa thấy khác biệt về yếu tố
đông máu (tỷ lệ prothrombin, APTT, fibrinogen) giữa các thể bệnh (p > 0,05).
* Từ khóa: Sốt xuất huyết dengue; Yếu tố đông máu.

Association between Laboratory Indexes, Coagulation Factors and
Levels of Dengue Haemorrhagic Fever
Summary
Objectives: To compare some paraclinical indexes and basic coagulation factors with levels
of dengue haemorrhagic fever (DHF). Subjects and methods: a prospective study on 120
patients who were diagnosed DHF and treated at 103 Hospital from September, 2013 to
December, 2014. Results: most of the patients ranged from 20 to 40 years old (49,1%); ratio
between male and female was 1.22; the most common symptoms were high fever (100%),
headache (83.8%) and haemorrhagic (80.8%). There were 57.5% of DHF and only 4.2% with
serious DHF. Compared to AST, ALT, PT, APTT and fibrinogen with three levels of DHF,
we found that: there was a significant difference in AST and ALT among levels of DHF (p < 0.001).
PT, APTT and fibrinogen were, however, not different among them (p > 0.05).
* Key words: Dengue haemorrhagic fever; Coagulation factor.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết dengue là bệnh gặp ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở vùng
châu Á Thái Bình Dương. Bệnh cảnh lâm
sàng của SXHD rất đa dạng, diễn biến
phức tạp, có thể từ nhẹ với triệu chứng sốt
đơn thuần đến bệnh cảnh nặng hơn như

SXHD có dấu hiệu cảnh báo hoặc SXHD
nặng với các biểu hiện như hội chứng sốc,
suy tạng nặng và xuất huyết nặng [2].
Ở Việt Nam hàng năm đều xảy ra dịch
SXHD, tuy phạm vi của dịch, mức độ nặng
và các diễn biến phức tạp của bệnh ở
các vụ dịch trong các năm đều khác nhau.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Nam (drlenam103@gmail.com)
Ngày nhận bài: 03/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/02/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/03/2015

179

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

Đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về SXHD, nhưng vẫn còn ít nghiên cứu
về mối liên quan giữa các chỉ số cận lâm
sàng với thể bệnh SXHD.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm: So sánh một số xét nghiệm cận
lâm sàng và các yếu tố đông máu cơ bản
giữa các thể lâm sàng của bệnh SXHD.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- 120 BN > 16 tuổi được chẩn đoán
xác định SXHD, điều trị tại Khoa Truyền
nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ 9 - 2013
đến 12 - 2014.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
+ BN được chẩn đoán xác định SXHD
dựa theo Hướng dẫn của Bộ Y tế Việt
Nam (2011) [1].
+ Được làm đủ các xét nghiệm thông
thường, xét nghiệm đông máu cơ bản,
xét nghiệm về virut dengue.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh kèm
theo như nhiễm trùng, viêm gan, bệnh
máu ác tính.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Truyền
nhiễm, Bệnh viện Quân y 103.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến
cứu mô tả từ 9 - 2013 đến 12 - 2014.
* Cách chọn mẫu:
- Cỡ mẫu: tất cả BN đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu sẽ được chọn vào nghiên cứu.
* Phương pháp tiến hành:
BN được nghiên cứu trên các chỉ số
lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm
chẩn đoán virut dengue.
180

* Tiêu chuẩn đánh giá:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa theo tiêu
chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam (2011), chia
làm 3 thể bệnh [1]:
+ SXHD.
+ SXHD có dấu hiệu cảnh báo.
+ SXHD nặng.
* Thu thập dữ liệu: thông tin của BN
được ghi chép vào bệnh án theo mẫu
nghiên cứu.
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
* Một số đặc điểm dịch tễ:
Bảng 1: Phân loại nhóm tuổi và giới.
SỐ BN
n = 120

%

16 - < 20

15

12,5

20 - < 30

25

20,8

30 - < 40

34

28,3

40 - < 50

13

10,8

50 - 60

23

19,2

> 60

10

8,4

NHÓM TUỔI

Tuổi thấp nhất

16

Tuổi cao nhất

83

Tuổi trung bình
Giới
tính

38,65

Nam

66

55

Nữ

54

45

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu từ 20 40 tuổi (49,1%). Tuổi trung bình 38,65 tuổi
(49,1%). Kết quả này tương tự với nghiên
cứu của Rajoo Singh Chhina và CS: tuổi
trung bình của BN 31,6 (33,2% BN thuộc

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

nhóm tuổi 21 - 30) [5]; Om P gặp tuổi trung
bình 31,87 [4]. Về giới, BN nam (55%)
nhiều hơn nữ (45%), tỷ lệ nam/nữ là 1,22.
* Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của BN:
Triệu chứng lâm sàng hay gặp là sốt
(120 BN = 100%), đau đầu (100 BN =
83,3%), đau mỏi cơ khớp (103 BN =
85,8%), xuất huyết (97 BN = 80,8%).
* Phân loại các thể lâm sàng:
Nhóm BN SXHD chiếm tỷ lệ cao nhất
(69 BN = 57,5%) và chỉ có 5 BN (4,2%)
SXHD nặng. Kết quả này khác với nghiên

cứu của Trần Minh Tường [2] gặp 35,6%
BN sốt dengue và 74,4% SXHD, không
gặp BN sốc. Rajoo Singh Chhina [5]
nghiên cứu 214 BN ở Ấn Độ thấy 81,3%
BN sốt dengue; 13,6% SXHD và 5,1% có
hội chứng sốc Dengue. Om P [4] gặp sốt
dengue 86%, SXHD 12% và hội chứng
sốc dengue 2%.
Như vậy, qua tham khảo nghiên cứu
của một số tác giả, chúng tôi nhận thấy
SXHD có biểu hiện lâm sàng khác nhau ở
mỗi vụ dịch, giữa các năm và khu vực.

2. So sánh một số chỉ số cận lâm sàng và yếu tố đông máu cơ bản giữa các
thể SXHD.
Bảng 2: So sánh chỉ số ALT, AST giữa các thể lâm sàng.
THỂ LÂM SÀNG

SXHD
(1) (n = 69)

SXHD CÓ DẤU
HIỆU CẢNH BÁO
(2) (n = 46)

SXHD NẶNG
(3) (n = 5)

p

X

77

151,5

681,6

p1-2 < 0,001

Tối thiểu - tối đa

5 - 321

18 - 444

95 - 2160

p2-3 < 0,001

X

96,1

228,7

1070

p1-2 < 0,001

Tối thiểu - tối đa

10 - 298

46 - 920

150 - 2380

CHỈ SỐ

ALT (u/l)

p1-3 < 0,001

AST (u/l)

p1-3 < 0,001
p2-3 < 0,001

So sánh giá trị trung bình ALT và AST giữa các thể bệnh thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa SXHD nặng so với nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD (p < 0,001),
có sự khác biệt về mức độ tổn thương gan giữa các thể bệnh. Mức độ bệnh càng nặng,
tổn thương gan cµng nÆng. Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của
Kalenahalli Jagadishkumar [3], nồng độ AST trung bình ở 3 thể lâm sàng sốt dengue,
SXHD và hội chứng sốc dengue là: 134 UI/l, 280 UI/l và 883 UI/l (p = 0,002). Kết quả này
thấp hơn nghiên cứu của Rajoo Singh Chhina [5], nồng độ AST trung bình ở 3 thể sốt
dengue, SXHD và hội chứng sốc dengue là: 277UI/l, 478UI/l và 1234,7UI/l (p = 0,0001).
- Enzym ALT:
Nồng độ ALT trung bình ở 3 thể lâm sàng SXHD, SXHD có dấu hiệu cảnh báo,
SXHD nặng tương ứng là: 77 UI/l, 151,5 UI/l và 681,6 UI/l. Chúng tôi thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa thể SXHD với SXHD nặng, SXHD có dấu hiệu cảnh báo
181

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

với p < 0,001. Theo Rajoo Singh Chhina [5], nồng độ ALT trung bình ở 3 thể lâm sàng
sốt dengue, SXHD và hội chứng sốc dengue là: 174,6 UI/l, 254,5 UI/l và 819,0 UI/l
(p = 0,0001), tương đương với nghiên cứu của Kalenahalli Jagadishkumar [3], nồng độ
ALT trung bình ở 3 thể tương ứng lần lượt là: 78,7 UI/l, 157,3 UI/l và 504,6 UI/l
(p = 0,001).
Bảng 3: So sánh giá trị trung bình của tỷ lệ prothrombin với các thể bệnh.
THỂ LÂM SÀNG

SXHD CÓ DẤU HIỆU
CẢNH BÁO (2) (n = 46)

SXHD NẶNG (3)

(n = 69)

Trung bình

82,9

91,2

83,0

Tối thiểu - tối đa

40 - 126

42 - 126

61 - 107

SXHD (1)

TỶ LỆ PT (%)

p

(n = 5)

> 0,05

Chỉ số PT giảm (< 70%) gặp 20,9% chung cho cả 3 thể lâm sàng SXHD, SXHD có
dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng. Giá trị PT trung bình của 3 nhóm khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 4: So sánh giá trị trung bình của fibrinogen giữa các thể lâm sàng.
THỂ LÂM SÀNG
FIBRINOGEN (G/L)

SXHD (1)
(n = 69)

SXHD CÓ DẤU HIỆU
CẢNH BÁO (2) (n = 46)

SXHD NẶNG
(3) (n = 5)

3,8

3,7

3,1

Trung bình
Tối thiểu - tối đa

2,3 - 4,2

1,0 - 6,0

2,4 - 4,2

p

> 0,05

Giá trị trung bình của fibrinogen không khác biệt giữa 3 nhóm (p > 0,05).
Bảng 5: So sánh giá trị trung bình của APTT giữa các thể lâm sàng.
THỂ LÂM SÀNG
APTT (s)

Trung bình
Tối thiểu - tối đa

SXHD CÓ DẤU HIỆU
CẢNH BÁO (2) (n = 46)

SXHD NẶNG (3)

(1) (n = 69)

(n = 5)

p

37,4

41,1

41,32

23,1 - 60

26,8 - 70,8

26,6 - 61

p1-2 > 0,05
p1-3 > 0,05
p2-3 > 0,05

SXHD

Giá trị trung bình APTT của nhóm SXHD là 37,4s và nhóm SXHD nặng là 41,32s.
Không có sự khác biệt về chỉ số APTT giữa các nhóm SXHD (p > 0,05). Kết quả của
chúng tôi có phần khác với Trần Minh Tường [5] khi nghiên cứu trên 2 nhóm BN tử
vong và nhóm sốc hồi phục thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giá trị
PT giảm và APTT kéo dài ở 2 nhóm này.
Sự khác biệt này có thể do số lượng BN của chúng tôi chưa nhiều, không gặp BN
sốc, số lượng tổn thương gan nặng thấp; bên cạnh đó, BN điều trị nội trú tại bệnh viện,
được theo dõi sát, xử trí kịp thời các triệu chứng, nên tình trạng rối loạn đông máu xảy
ra ít, vì thế, không có khác biệt giữa các thể bệnh.

182

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 120 BN SXHD điều trị tại
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103
từ 9 - 2013 đến 12 - 2014, chúng tôi rút ra
một số kết luận:
- Nhóm tuổi hay gặp từ 20 - 40, nam
nhiều hơn nữ.
- Biểu hiện lâm sàng hay gặp là sốt
(100%), đau đầu (83,3%), xuất huyết (80,8%).
- Tỷ lệ SXHD 57,5%, SXHD có dấu hiệu
cảnh báo 38,3% và SXHD nặng 4,2%.
- Có sự khác biệt giữa các thể bệnh về
giá trị trung bình của AST, ALT (p < 0,001),
nhưng chưa thấy khác biệt về các yếu
tố đông máu cơ bản (fibrinogen, tỷ lệ
prothrombin và APTT) giữa các thể bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt
xuất huyết dengue. Ban hành kèm theo

183

Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16 tháng
02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2011.
2. Trần Minh Tường, Trịnh Thị Xuân Hòa. Đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt dengue và sốt
xuất huyết dengue ở người lớn tại Bệnh viện 13
(2008-2010). Tạp chí Y - Dược học Quân sự.
2011, 2, tr.16-22.
3. Kalenahalli Jagadishkumar, Puja Jain,
Vaddambal G.Manjunath. Hepatitic involvement in
dengue fever in children. Iran J Pediat. Jun 2012,
22 (2), pp.231-236.
4. Om P, Aysha A, SM Wasim J et al.
Severity of acute hepatitis and its outcome
inpatients with dengue fever in a tertiary care
hospital Karachi, Pakistan (South Asia).
Parkash et al. BMC Gastroenterology. 2010, 10
(43), pp.2-8.
5. Rajoo Singh Chhina, Omesh Goyala,
Deepinder Kaur Chhinab et al. Liver function
tests in patients with dengue viral infection.
Dengue Bulletin. 2008, Vol 32, pp.110-117.

nguon tai.lieu . vn