Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO ĐỘI TUYỂN NAM BÓNG ĐÁ FUTSAL TRƯỜNG THPT VĨNH HẢI, THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG TS. Đặng Thị Kim Quyên1, ThS. Ngô Khén2 1 Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Bóng đá là một trong những môn được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ ở Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Qua nghiên cứu chúng tôi đã chọn lựa và ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực vào công tác huấn luyện đội tuyển Bóng đá nam, gồm 5 test đánh giá thể lực và 19 bài tập phù hợp để tiến hành thực nghiệm; đồng thời đây cũng là cơ sở để đổi mới về nội dung và phương pháp huấn luyện của trường trong những năm về sau. Từ khóa: Bài tập thể lực; Phát triển thể lực; Bóng đá Futsal; THPT Vĩnh Hải 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng đá là một trong những môn được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ ở Thị xã Vĩnh Châu nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung. Trong tình hình hiện nay, ở Trường THPT Vĩnh Hải phong trào Bóng đá trong nhà phát triển rất mạnh và đội Bóng đá nam của trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ ở các giải Bóng đá cấp Thị xã, cấp thành phố và giải hội khỏe phù đổng tỉnh như: hạng nhất giải bóng đá học sinh sinh viên Thị xã Vĩnh Châu các năm 2016, 2017, hạng ba giải bóng đá hội khỏe phù đổng tỉnh Sóc Trăng năm 2018 ở nội dung nam THPT. Tuy nhiên do các em chưa được huấn luyện thể lực và kỹ thuật một cách hoàn chỉnh nên ở giải thi đấu cấp cao hơn đội tuyển Bóng đá nam của Trường THPT Vĩnh Hải chưa đạt thành tích như mong đợi. Bản thân chúng tôi là những thành viên trong ngành, tham gia công tác giảng dạy, huấn luyện trong lĩnh vực TDTT nói chung, là trợ lý huấn luyện viên đội tuyển Bóng đá nam của Trường THPT Vĩnh Hải nói riêng từ năm 2016 đến nay rất mong muốn góp một phần nhỏ vào việc phát triển thành tích cho đội bóng đá nam của trường trong thời gian tới, đặc biệt là đối với việc nâng cao thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản cho các em, chúng tôi tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho đội tuyển nam bóng đá Futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong Thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 59
  2. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Xác định test đánh giá thể lực của đội tuyển nam bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Cơ sở để chúng tôi lựa chọn các test đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu là hệ thống các test của Viện khoa học Thể dục thể thao, các test đánh giá thể lực đã được sử dụng trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện của các tác giả khác trong những công trình nghiên cứu khoa học đã được công nhận…Căn cứ vào yêu cầu cần có sự đánh giá toàn diện về trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của trường, chúng tôi đã chọn 5 test đánh giá trình độ thể lực cho đội tuyển nam bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Gồm: Chạy 20m XPC (s), bật xa tại chỗ (cm), bật cao tại chỗ (cm), chạy 1000m (phút), chạy chữ T (s). 2.2. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng thể lực cho đội tuyển nam bóng đá futsal trường trung học phổ thông Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Để lựa chọn được hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội tuyển nam bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, đề tài tiến hành theo các bước: tiến hành lựa chọn sơ bộ các bài tập qua các tài liệu tham khảo và quan sát sư phạm, lựa chọn sàng lọc qua phỏng vấn và các lần kiểm tra sư phạm, xây dựng cách thức tập luyện, phù hợp với giáo trình, giáo án giảng dạy và khoa học trong huấn luyện. Trên cơ sở vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của quá trình giảng dạy – huấn luyện bóng đá vận động viên tại các địa phương, trung tâm, chúng tôi nhận thấy: để lựa hệ thống các bài tập phát triển thể lực ứng dụng trong quá trình giảng dạy – huấn luyện cho đội tuyển nam bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Dựa vào thời gian và chương trình giảng dạy để xây dựng hệ thống bài tập. - Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy – huấn luyện cho đội tuyển nam bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. - Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận cơ thể tham gia vào hoạt động thể lực trong tập luyện và thi đấu bóng đá. - Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 25 giáo viên, huấn luyện viên, các nhà chuyên môn và các chuyên gia liên quan. Từ kết quả phỏng vấn thu được, chúng tôi lựa chọn bao gồm 19 bài tập ứng dụng vào mục đích phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu (trình bày ở bảng 1). 60
  3. Bảng 1: Tổng hợp hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu được lựa chọn Kết quả trả lời phỏng vấn bài tập KQPV lần 1 (n=25) KQPV lần 2 (n=21) STT TEST SỐ PHIẾU SỐ PHIẾU x2 p Sử dụng Không sử dụng Sử dụng Không sử dụng (a) (b) (a) (b) 1 Nhảy tiến lùi qua bóng 21 4 18 3 0.03 >0.05 2 Bài tập chạy tốc độ 19 6 18 3 0.70 >0.05 3 Nhảy từ độ cao xuống 20 5 19 2 1.00 >0.05 4 Gánh tạ bật nhảy 23 2 19 2 0.03 >0.05 5 Bật bục 22 3 20 1 0.78 >0.05 6 Bật xa tại chỗ 24 1 21 0 0.94 >0.05 7 Chạy 30m XPC 23 2 19 2 0.03 >0.05 8 Bật nhảy trên hố cát 21 4 19 2 0.43 >0.05 Ngồi xổm bật nhảy đánh 9 20 5 18 3 0.26 >0.05 đầu Tâng bóng, bật nhảy, 10 22 3 19 2 0.07 >0.05 nhảy qua vật cản Sút bóng liên tục 5 quả 11 23 2 20 1 0.20 >0.05 chạy đà 5m 12 Bài tập phối hợp 21 4 18 3 0.03 >0.05 Hai người phối hợp sút 13 19 6 18 3 0.70 >0.05 cầu môn 14 Bài tập vòng tròn 23 2 19 2 0.03 >0.05 15 Trò chơi nhảy cừu 21 4 19 2 0.43 >0.05 16 Trò chơi theo tôi 22 3 20 1 0.78 >0.05 Cõng nhau thi đấu sân >0.05 17 24 1 20 1 0.02 nhỏ 18 Thi đấu có điều kiện 21 4 19 2 0.43 >0.05 Trò chơi đá bóng “Con 19 23 2 18 3 0.46 >0.05 nhện” 2.3 Xây dựng tiến trình huấn luyện, giảng dạy và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội tuyển nam bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở hệ thống các bài tập đã lựa chọn Sau khi lựa chọn được 19 bài tập trình bày ở trên. Để đánh giá hiệu quả các bài tập, chúng tôi tiến hành ứng dụng vào quá trình thực nghiệm. * Thời gian: 06 tháng Thành phần của đội: Hiện nay đội bóng đá nam futsal trường THPT Vĩnh Hải, với số lượng tập trung chính thức được 14 vận động viên. Trong đó có 08 vận động viên học lớp 10, 06 vận động viên học lớp 11. Trong quá trình tổ chức các buổi tập, với điều kiện về sân bãi tập luyện. Thời gian chỉ có 01 buổi lên lớp và 01 buổi học văn hóa. 61
  4. 2.3.1 Phân chia thời gian của chương trình 1 2 3 4 5 Nội dung Số Số buổi huấn luyện Số trận tuần trong tuần Thời Thời thi đấu huấn gian HL gian HL Thi Thi đấu luyện 1buổi/ngày Tổng trong ngày trong năm đấu giải trong số (phút) (phút) giao chính Lứa tuổi năm hữu thức 3 6.480’- 15 – 17 24 3 90’-120’ 20-25 20 (T2, T4, T6) 8.640’ 2.3.2 Phân bố thời gian của nội dung huấn luyện Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 Thời gian Huấn Huấn Huấn Huấn Huấn Huấn huấn luyện luyện luyện luyện luyện luyện luyện về kỹ chiến sức sức sức bền khéo léo Lứa tuổi KT- CT-TL thuật thuật mạnh nhanh linh hoạt 25% 15% 15% 20% 15% 10% 15 – 17 29.400’ (7.100’) (4.260’) (4.260’) (5.690’) (4.260’) (2.940’) Trên đây là kế hoạch huấn luyện năm 2019 – 2020. Từ đó Ban huấn luyện đưa ra kế hoạch cụ thể như: Giáo án tháng, Giáo án tuần. - Một tuần có 03 ngày huấn luyện. - Phân bổ thời gian cho các nội dung huấn luyện của chương trình được xác định theo yêu cầu và đặc điểm của nội dung với lứa tuổi 15 và 17 (Ví dụ: Thời gian đầu, các nội dung huấn luyện về kỹ thuật, về khéo léo, linh hoạt có tỷ lệ cao, càng về sau càng giảm; Ngược lại: các nội dung huấn luyện về kỹ chiến thuật, sức nhanh và sức mạnh, sức bền sẽ tăng dần). 2.4 Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng tập luyện 2.4.1 Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm Trước khi tiến hành quá trình thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra thành tích ban đầu của đội tuyển bằng các test đánh giá đã được lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng sau: Bảng 2: Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm STT TEST X σ CV % ε 1 Bật xa tại chỗ (cm) 258.7 8.88 3.4 0.02 2 Bật cao tại chỗ (cm) 57.5 2.67 4.6 0.02 3 Chạy 20m xuất phát cao (s) 3.18 0.124 3.9 0.02 4 Chạy 1000m (s) 295.9 12.42 4.2 0.02 5 Test chạy chữ T (s) 11.4 0.16 1.4 0.01 62
  5. Căn cứ vào bảng 2, ta thấy rằng: Tập hợp mẫu có độ đồng nhất cao do hệ số biến thiên Cv
  6. Tóm lại, các tố thể lực của đội tuyển nam bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn tập luyện diễn ra sự phát triển bình thường, có sự phát triển từ lứa tuổi này sang lứa tuổi khác, có sự tác động của quá trình huấn luyện, đồng thời cũng là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên của quy luật sinh trưởng phát dục. Như vậy, trong giai đoạn huấn luyện này, huấn luyện thể lực là nền tảng không chỉ để thực hiện tốt các động tác kỹ thuật mà còn là cơ sở để đạt được những thành tích thể thao cao trong tương lai và kích thích sự sinh trưởng phát dục bình thường của VĐV trẻ. 3. KẾT LUẬN 1. Đề tài đã xác định được 5 test về thể lực thông qua các bước tiến hành tổng hợp test phỏng vấn chuyên gia và kiểm nghiệm độ tin cậy, gồm: - Test: Chạy 20m XPC (s). - Test: Bật xa tại chỗ (cm). - Test: Bật cao tại chỗ (cm) - Test: chạy 1000m (phút) - Test: chạy chữ T (s) 2. Đề tài đã lựa chọn được 19 bài tập và tiến hành thực nghiệm trong 6 tháng từ tháng 9/2019 đến tháng 03/2020, nhằm ứng dụng trong huấn luyện phát triển thể lực cho 14 VĐV nam của đội tuyển bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, 3. Sau 6 tháng thực nghiệm ứng dụng 19 bài tập thể lực của 14 nam VĐV đội tuyển bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đều có sự phát triển rõ rệt. Trong đó, test thể lực chuyên môn có sự phát triển tốt nhất là test bật xa tại chỗ có sự tăng trưởng cao nhất W = 11.01%, nhịp tăng trưởng ít nhất là test bật cao tại chỗ cụ thể là 2.8 %. Điều này cho thấy các bài tập được lựa chọn có tác dụng tốt đến sự phát triển thể lực cho các nam VĐV bóng đá futsal trường THPT Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dietricks Harse (1995), “Học thuyết huấn luyện” NXB TDTT Hà Nội. 2. Trịnh Trung Hiếu (1997), “Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao trong nhà trường”, NXB TDTT Hà Nội. 3. Phạm Thanh Nghị (2010), “Nghiên cứu xác định hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội bóng đá nữ TP.HCM lứa tuổi 17”, Luận văn Thạc sĩ ĐH TDTT TP HCM. 4. Nguyễn Hữu Hoàng Phúc (2010), Nghiên cứu đánh giá sự phát triển về thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên bóng đá fusal lứa tuổi 17 -18 tại câu lạc bộ bóng đá fusal Thái Sơn Nam sau một năm tập luyện", Khóa luận tốt nghiệp. 64
  7. 5. Lâm Quang Thành và Bùi Trọng Toại (2002), "Tính chu kỳ trong Huấn luyện TDTT", NXB TDTT Hà Nội. 6. Nguyễn Thiệt Tình (1997), "Huấn luyện và giảng dạy Bóng đá", NXB TDTT Hà Nội. 7. Nguyễn Toán (1998), "Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên", NXB TDTT Hà Nội. 8. Lý Vĩnh Trường và cộng sự (2015), "Giáo trình Bóng đá Futsal", NXB ĐHQG TP HCM. 9. Huỳnh Thị Vân (2011), "Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV đội dự tuyển bóng đá Futsal thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện”, Luận văn Thạc sĩ. 65
nguon tai.lieu . vn