Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC PHÙ HỢP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT CẦN THƠ TS. Lê Bá Tường1, ThS. Nguyễn Bá Vi2 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Cần Thơ TÓM TẮT Qua kinh nghiệm giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp để đạt hiệu quả trong công tác giáo dục thể chất thì giáo viên cần phải phát huy được tính tự giác, xây dựng và lựa chọn những bài tập phát triển thể lực giúp cho sinh viên có thể tích cực học tập, rèn luyện và có thể tham gia các hoạt động thể thao một cách thường xuyên, tích cực, liên tục. Phát triển thể lực góp phần nâng cao sức khỏe và hiệu quả học tập của sinh viên. Qua phỏng vấn các giảng viên, giáo viên các trường Cao đẳng, đại học, Trung học phổ thông đề tài đã lựa chọn được 19 bài tập phát triển thể lực phù hợp cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Từ khoá: lựa chọn, bài tập, thể lực, sinh viên, trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. ABSTRACT According to experiental teaching, consulting colleagues to achieve effect in physical education, teachers need to promote self-awareness, build and choose physical developmental exercises to help students can study actively, practice and take part in sports activities in a regular, active and continuous way. Physical development contributes to improve the students' healthy and efficiency. Through interviews with lecturers and teachers of colleges, universities, high schools, the topic has selected 19 exercises to develop suitable physics for students of Can Tho Technical Economic College. Keywords: options, exercises, physics, students, Can Tho Technical Economic College. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng công tác GDTC nói chung và thể lực cho sinh viên tại nhà trường nói riêng trong chương trình giáo dục thể chất, chúng tôi mạnh dạn tiến hành khảo sát vấn đề: “Nghiên cứu lựa chọn các bài tập thể lực phù hợp cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ” Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường qui trong nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp toán học thống kê. 371
  2. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo, chọn lọc từ các nguồn tài liệu trong nước, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên trong nhà trường được công bố gần đây, đề tài đã tổng hợp 33 bài tập và đưa vào phiếu phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng viên, giáo viên các trường Cao đẳng, đại học, THPT trên địa bàn TP. Cần Thơ và một số trường Cao đẳng, THPT ở TP. Vĩnh Long như: Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường CĐ Y tế Cần Thơ, Trường CĐ Cần Thơ, Trường CĐ Kinh tế đối ngoại Cần Thơ, Trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long, Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long, trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng TP. Cần Thơ, Trường THPT Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ, Trường THPT Phạm Hùng TP. Vĩnh Long…Đối tượng được phỏng vấn đều là những người có kinh nghiệm về thâm niên công tác và am hiểu rõ về các bài tập thể lực. Phỏng vấn được tiến hành 2 lần, mỗi lần phỏng vấn cách nhau 2 tuần. Số phiếu phát ra là 40 phiếu. Số phiếu thu về là 40 phiếu. Kết quả xử lý phiếu phỏng vấn được trình bày ở bảng 1: Bảng 1: Kết quả hai lần phỏng vấn bài tập phát triển thể lực cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ KQPV Lần 1 KQPV Lần 2 Dùng Không Dùng Không TT Tên bài tập N X2 p được dùng được dùng SL SL SL SL 1 Chạy 30m XPC 40 36 4 34 6 1.39 >0.05 Chạy tiếp sức 30m (thực hiện dưới 2 40 19 21 21 19 0.85 >0.05 dạng trò chơi) Bật nhảy tại chỗ nghe tín hiệu 3 40 33 7 35 5 1.27 >0.05 chạy 20m tốc độ cao 4 Chạy 50m xuất phát cao 40 31 9 30 10 0.46 >0.05 5 Chạy lặp lại 80m 40 32 8 31 9 0.49 >0.05 6 Chạy biến tốc 100m 40 30 10 34 6 2.67 >0.05 Chạy nâng cao đùi tại chổ với tần 7 40 29 11 32 8 1.69 >0.05 số nhanh 10s giây 8 Bật nhảy bục cao 30cm trong 30 giây 40 33 7 35 5 1.27 >0.05 9 Nằm sấp căng thân 40 21 19 24 16 1.39 >0.05 10 Bật cóc 15m 40 32 8 33 7 0.51 >0.05 11 Nhảy dây 1 phút 40 36 4 37 3 0.74 >0.05 12 Đẩy tạ 40 23 17 26 14 1.42 >0.05 13 Nhảy cừu 2 phút 40 31 9 34 6 1.88 >0.05 14 Nằm ngửa ngồi dậy trong 2 phút 40 30 10 31 9 0.47 >0.05 372
  3. KQPV Lần 1 KQPV Lần 2 Dùng Không Dùng Không TT Tên bài tập N X2 p được dùng được dùng SL SL SL SL Co tay xà đơn gập bụng, nâng 15 40 21 19 23 17 0.85 >0.05 chân 4 - 5 lần 16 Nâng cao đùi trong hố cát 40 23 17 25 15 0.87 >0.05 17 Ném bóng đặc 1kg 40 33 7 32 8 0.51 >0.05 18 Đứng lên ngồi xuống 30 giây 40 24 16 27 13 1.45 >0.05 19 Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây 40 25 15 27 13 0.89 >0.05 20 Bật một chân (lò cò) 40 25 15 22 18 1.4 >0.05 21 Chạy rẽ quạt 92m 40 24 16 22 18 0.86 >0.05 22 Chạy thoi 4x10m 40 34 6 33 7 0.54 >0.05 23 Nằm sắp chống đẩy 3 - 4 lần 40 31 9 34 6 1.88 >0.05 24 Chạy 800m 40 22 18 21 19 0.39 >0.05 25 Chạy luồn cọc 40 17 23 19 21 0.85 >0.05 26 Các trò chơi linh hoạt với bóng 40 21 19 26 14 2.72 >0.05 27 Chạy 1500m 40 30 10 34 6 2.67 >0.05 28 Chạy tùy sức 5 phút 40 33 7 32 8 0.51 >0.05 29 Chạy thoi 50m 40 24 16 22 18 0.86 >0.05 30 Chạy biến tốc 400 - 600m 40 35 5 33 7 1.27 >0.05 Bài tập ép dẻo về sau, về trước và 31 40 34 6 36 4 1.39 >0.05 hai bên 32 Bài tập đá lăng chân 40 34 6 31 9 1.88 >0.05 33 Bài tập ép dẻo thụ động 40 25 15 23 17 0.87 >0.05 Qua bảng 1 cho thấy, kết quả phỏng vấn các giảng viên, giáo viên các trường Cao đẳng, đại học trên địa bàn TP. Cần Thơ và Vĩnh Long có kinh nghiệm cho thấy có sự trùng hợp sau 2 lần phỏng vấn (X2tính < Xbảng=3.84, p > 0.05). Những bài tập nào được đánh giá cao ở lần thứ nhất cũng được đánh giá cao ở lần phỏng vấn thứ 2. Hoặc ngược lại, bài tập nào được đánh giá thấp ở lần phỏng vấn thứ nhất cũng có kết quả tương tự ở lần phỏng vấn thứ hai. Từ kết quả của 2 lần phỏng vấn, theo nguyên tắc đã nêu ở trên đề tài chỉ chọn những bài tập có trung bình hai lần phỏng vấn tán đồng với tỉ lệ từ 75% trở lên. Do vậy, chỉ có 19 bài tập đạt yêu cầu để đưa vào chương trình thực nghiệm tiếp theo, cụ thể đó là các bài tập được thể hiện qua bảng 2: 373
  4. Bảng 2: Kết quả các bài tập được lựa chọn phát triển thể lực cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ KQPV Lần 1 KQPV Lần 2 Trung Tương Dùng Không Dùng Không bình TT Tên bài tập quan 2 được dùng được dùng (%) 2 lần PV SL % SL % SL % SL % lần PV 1 Chạy 30m XPC 36 90.00 4 10.00 34 85.00 6 15.00 0.91 87.50 Bật nhảy tại chỗ nghe tín 2 33 82.50 7 17.50 35 87.50 5 12.50 0.91 85.00 hiệu chạy 20m tốc độ cao 3 Chạy 50m xuất phát cao 31 77.50 9 22.50 30 75.00 10 25.00 0.91 76.25 4 Chạy lặp lại 80m 32 80.00 8 20.00 31 77.50 9 22.50 0.91 78.75 5 Chạy biến tốc 100m 30 75.00 10 25.00 34 85.00 6 15.00 0.91 80.00 Chạy nâng cao đùi tại 6 chổ với tần số nhanh 29 72.50 11 27.50 32 80.00 8 20.00 0.91 76.25 10s giây Bật nhảy bục cao 30cm 7 33 82.50 7 17.50 35 87.50 5 12.50 0.91 85.00 trong 30 giây 8 Bật cóc 15m 32 80.00 8 20.00 33 82.50 7 17.50 0.91 81.25 9 Nhảy dây 1 phút 36 90.00 4 10.00 37 92.50 3 7.50 0.91 91.25 10 Nhảy cừu 2 phút 31 77.50 9 22.50 34 85.00 6 15.00 0.91 81.25 Nằm ngửa ngồi dậy 11 30 75.00 10 25.00 31 77.50 9 22.50 0.91 76.25 trong 2 phút 12 Ném bóng đặc 1kg 33 82.50 7 17.50 32 80.00 8 20.00 0.91 81.25 13 Chạy thoi 4x10m 34 85.00 6 15.00 33 82.50 7 17.50 0.91 83.75 Nằm sắp chống đẩy 3 - 4 14 31 77.50 9 22.50 34 85.00 6 15.00 0.91 81.25 lần 15 Chạy 1500m 30 75.00 10 25.00 34 85.00 6 15.00 0.91 80.00 16 Chạy tùy sức 5 phút 33 82.50 7 17.50 32 80.00 8 20.00 0.91 81.25 Chạy biến tốc 400 - 17 35 87.50 5 12.50 33 82.50 7 17.50 0.91 85.00 600m Bài tập ép dẻo về sau, 18 34 85.00 6 15.00 36 90.00 4 10.00 0.91 87.50 về trước và hai bên 19 Bài tập đá lăng chân 34 85.00 6 15.00 31 77.50 9 22.50 0.91 81.25 2.2 Nội dung các bài tập phát triển thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ Bài tập 1: Chạy 30m xuất phát cao. - Mục đích: tăng sức nhanh bộc phát. - Cách thực hiện: chạy trên đường chạy có vạch xuất phát và vạch đích. - Khối lượng: 4 – 6 lần x 30m cường độ tối đa, nghỉ giữa 1 – 2 phút. - Yêu cầu: phản ứng nhanh, tần số nhanh, dùng sức đạp sau. Bài tập 2: Bật nhảy tại chỗ nghe tín hiệu chạy 20m tốc độ cao - Mục đích: tăng sức nhanh bộc phát. 374
  5. - Cách thực hiện: chạy trên đường chạy có vạch xuất phát và vạch đích. - Khối lượng: 5 lần x 20m tốc độ tối đa, nghỉ giữa 30 giây. - Yêu cầu: phản ứng nhanh, tần số nhanh, dùng sức đạp sau. Bài tập 3: Chạy 50m xuất phát cao. - Mục đích: tăng sức nhanh bộc phát. - Cách thực hiện: chạy trên đường chạy có vạch xuất phát và vạch đích. - Khối lượng: 4 lần x 50m cường độ tối đa, nghỉ giữa 2 phút. - Yêu cầu: phản ứng nhanh, tần số nhanh, dùng sức đạp sau. Bài tập 4: Chạy lặp lại 80m - Mục đích: tăng sức nhanh bộc phát. - Cách thực hiện: chạy trên đường chạy có vạch xuất phát và vạch đích. - Khối lượng: 3 lần x 80m cường độ tối đa, nghỉ giữa 3 phút. - Yêu cầu: phản ứng nhanh, tần số nhanh, dùng sức đạp sau. Bài tập 5: Chạy biến tốc 100m - Mục đích: tăng sức nhanh bền. - Cách thực hiện: chạy trên đường chạy có vạch xuất phát và vạch đích. - Khối lượng: 3 lần x 100m tốc độ từ chậm đến nhanh dần, cường độ gần tối đa, nghỉ giữa 5 phút. - Yêu cầu: phản ứng nhanh, tần số nhanh, dùng sức đạp sau. Bài tập 6: Chạy nâng cao đùi tại chỗ tần số nhanh 10s - Mục đích: tăng sức bật của chân, giúp phát triển cơ chân. - Cách thực hiện: Đứng tại chỗ, khi có tín hiệu 2 chân lần lượt nâng cao lên vuông góc với thân người rồi lại đạp xuống. Khối lượng: 3 - 4 x 10s, nghỉ giữa 1 phút, thực hiện 4 – 6 lần. - Yêu cầu: Nâng cao chân, guồng chân với tần số cao nhất. Bài tập 7: Tập nhảy bục 30cm liên tục 30s - Mục đích: cải thiện sức bật và sức bền trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhất là phần thân-chân, đùi, hông. - Cách thực hiện: Chọn 1 bục gỗ, ghế băng hoặc bệ xi măng trên sân vận động có độ cao 30cm. Đứng hàng ngang nhảy lên xuống bục. Khối lượng: Tập nhảy 4-6 lần x 30" nghỉ giữa 30". - Yêu cầu: Bật nhảy lên bục, sau khi đứng thẳng lên mới nhảy lùi rơi xuống vị trí ban đầu, động tác thực hiện liên tục. Bài tập 8. Bài tập bật cóc 15m - Mục đích: tăng sức bền và độ nhanh của chân, cơ đùi, cơ tam đầu cẳng chân của SV. 375
  6. - Cách thực hiện: Kẻ 2 vạch cách nhau 15m. Người tập xếp hàng ngang cách nhau 1m chống tay cạnh sườn, dùng 2 chân bật cóc đến vạch đối diện thì quay người bật về vị trí xuất phát. Thực hiện 10 lần, nghỉ giữa 30 giây. - Yêu cầu: thực hiện liên tục, người hướng về trước, bật cao và xa. Bài tập 9: Nhảy dây 1 phút - Mục đích: đánh giá phát triển sức bền và khả năng phối hợp vận động. - Cách tiến hành: Đứng thành hàng ngang cách nhau 1,5m, chuẩn bị hai tay cầm dây nhảy xoay cổ tay vung dậy từ sau lên trên xuống dưới hai chân bật nhảy đưa dây qua phía dưới bàn chân. Khối lượng: 3 lần x 1 phút nghỉ giữa 30 giây, thực hiện 3 – 4 lần. - Yêu cầu: phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Bài tập 10: Nhảy cừu 2 phút - Mục đích: tăng sức bật của chân, giúp phát triển cơ chân. - Cách thực hiện: đặt bục ở 1 vị trí trước mặt người thực hiện, hoặc người phục vụ đứng khom người thay cho bục. Người thực hiện đứng cách bục 1m, chạy xuất phát lấy đà và khi đến gần bục (người) thì bật người chống tay lên bục (lưng) bay qua, thực hiện liên tục trong 2 phút. Thực hiện 3 lần, nghỉ giữa mỗi lần 1 phút. - Yêu cầu: bật liên tục càng nhanh càng nhiều càng tốt. Bài tập 11: Nằm ngửa ngồi dậy trong 2 phút - Mục đích: tăng sức mạnh, bật toàn thân. - Cách thực hiện: phân 2 nhóm ngồi đối diện nhau thành hàng ngang, song song cách nhau 5m. Khi có hiệu lệnh nằm ngửa ra sau và lập tức bật ngay dậy. - Khối lượng: tập lặp lại 3 – 4 tổ mỗi tổ 2 phút nghỉ giữa 30 giây – 1 phút. - Yêu cầu: động tác 2 bên liên tục. Bài tập 12: Ném bóng đặc 1kg - Mục đích: tăng sức mạnh của chi trên. - Cách thực hiện: tay thuận ném bóng rồi đến tay không thuận ném bóng trên sân cát. - Khối lượng: 5 lần/ tay, ném với sức tối đa, đổi tay liên tục. - Yêu cầu: dùng lực tay tối đa, ném xa nhất có thể. Bài tập 13: Chạy con thoi 4 x 10m - Mục đích: Đánh giá sự nhanh nhẹn khéo léo trong chạy có chuyển hướng. - Cách tiến hành: Người thực hiện ở tư thế xuất phát cao tại vạch xuất phát, sau khi nghe lệnh “Chạy” thì nhanh chóng rời khỏi vị trí và chạy nhanh đến giẫm lên vạch vôi được kẻ ở phía bên kia, sau đó quay lại chạy nhanh về giẫm lên vạch xuất phát cũ và làm giống như vậy lần nữa để về đích, thực hiện 3 – 4 lần, nghỉ giữa quãng 1 phút. - Yêu cầu: chạy đúng cự ly 10m, tốc độ cao nhất. 376
  7. Bài tập 14: Nằm sấp chống đẩy 3 – 4 lần - Mục đích: tăng sức mạnh của các chi, toàn thân. - Cách thực hiện: hai tay rộng hơn vai, lòng bàn tay úp xuống đất. Thực hiện co duỗi khớp khuỷu tay với thân thẳng 2 chân khép chặt, dùng sức co duỗi tay nâng người theo chiều lên xuống. - Khối lượng: tập lặp lại 3 – 4 tổ mỗi tổ 8 – 10 lần, nghỉ giữa 45 giây – 1 phút. - Yêu cầu: tập đúng động tác. Bài tập 15: Chạy cự ly 1500m - Mục đích: tăng sức bền chung - Cách thực hiện: đứng tập trung ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh thì chạy vòng quanh sân với cự ly cho trước. Cường độ chạy khoảng 80 – 90% sức. - Yêu cầu: chạy tốc độ đều, thở sâu. Bài tập 16: Chạy tùy sức 5 phút - Mục đích: tăng sức bền chung - Cách thực hiện: đứng tập trung ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh thì chạy vòng quanh sân với cự ly cho trước. Cường độ chạy khoảng 80 – 90% sức. - Yêu cầu: chạy tốc độ đều, thở sâu. Bài tập 17: Chạy biến tốc cự ly 400m - 600m - Mục đích: đánh giá sức bền và khả năng linh hoạt. - Cách thực hiện: SV xếp hàng ngang cách nhau 1m trước vạch xuất phát. Khi nghe thấy hiệu lệnh sẽ dùng tốc độ chạy nhanh ra trước đến vạch mốc hoặc cột mốc 50m thì dùng tốc độ trung bình tiếp đó lại chạy nhanh 50m, cứ thế thay đổi nhanh chậm chạy hết cự ly 400m hoặc 600m, thực hiện 2 – 3 lần, nghỉ giữa quãng 3 phút. - Yêu cầu: Khi chạy trung bình, chú ý không được đi bộ. Bài tập 18: Đá lăng chân thẳng về trước, lên cao, liên tục trên đoạn 10m - Mục đích: tăng độ dẻo và duy trì liên tục sức bền trong từng động tác phối hợp giữa độ dẻo và sức mạnh. - Cách thực hiện: SV đứng ngay ở vạch xuất phát, hất chân thẳng về trước qua đầu, sau mỗi động tác hất chân là bước chân vừa hất về trước đặt làm trụ và thực hiện động tác hất chân tiếp theo trên hết đoạn 10m, thực hiện 3 – 4 lần, nghỉ giữa quãng 30 giây. - Yêu cầu: thực hiện 1 cách liên tục, hết lực, thẳng chân, không hất 1 chân hai lần liên tục. Bài tập 19: Bài tập ép dẻo về sau, về trước và hai bên - Mục đích: tăng độ mềm dẻo các chi, toàn thân. - Cách thực hiện: ngồi trên đệm hoặc thảm cỏ thực hiện các động tác ép hông, gối, cổ chân, ép dẻo toàn thân về trước, về sau, hai bên trái - phải, thực hiện trong 3 - 4 phút đầu buổi tập. - Yêu cầu: ép biên độ lớn và dùng sức hợp lý. 377
  8. 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận - Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để tìm ra 19 bài tập thể lực từ 33 bài tập được phân tích tổng hợp từ các nguồn tài liệu. Nội dung các bài tập phát triển thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ từ kết quả của 2 lần phỏng vấn với tỉ lệ 75% trở lên tán đồng sẽ được lựa chọn. Bên cạnh đó, nội dung và phương pháp thực hiện các bài tập phát triển thể lực cũng được cụ thể hóa để có thể tiến hành thực hiện. 3.2 Kiến nghị Có thể áp dụng các bài tập phát triển thể lực chung đã được xây dựng trong nghiên cứu để tiến hành giảng dạy, đo lường và đánh giá về mặt thể chất cho SV năm thứ nhất Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ và các SV trường Cao đẳng khác trong Thành phố Cần Thơ ngay từ đầu năm học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008, “Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 2. Dương Nghiệp Chí (2005), Báo cáo kết quả dự án về Điều tra đánh giá thực trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam, giai đoạn 2 từ 21 đến 60 tuổi, NXB TDTT, Hà Nội. 3. Hoàng Công Dân - Dương Nghiệp Chí (2003), “Xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể mới cho học sinh và sinh viên Việt Nam”. Tạp chí KH TDTT. 4. Đặng Thị Kim Quyên (2007), “Nghiên cứu hiệu quả một số bài tập thể dục cho nữ sinh viên có thể lực yếu ở Trường Đại học Cần Thơ”, Luận văn thạc sĩ. 5. Nguyễn Thanh Hùng (2015), “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của sinh viên nữ trường Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh sau một năm học tập tại trường”, Luận văn thạc sĩ. 6. Nguyễn Hữu Tri - Nguyễn Văn Hòa (2017), “Ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ sinh viên câu lạc bộ bóng chuyền ngoại khóa trường Đại học Cần Thơ”, Hội nghị khoa học GDTC các trường Đại học và cao đẳng ĐBSCL. 7. Tổng cục Thể dục thể thao (2013), Thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI, NXB Thể dục thể thao Hà Nội. Trích nguồn: Nguyễn Bá Vi (2018). Nghiên cứu, lựa chọn các bài tập phát triển thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Chuyên ngành: Giáo dục thể chất. Mã số: 60140103. Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học. 378
nguon tai.lieu . vn