Xem mẫu

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP, ĐỘC TÍNH BÁN TRƢỜNG DIỄN
CỦA BÀI THUỐC HA-02 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Bùi Thanh Hà*; Trần Quốc Bảo*; Hoàng Trung Vinh*
Đoàn Chí Cường*; Nguyễn Văn Chinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu tính an toàn của thuốc HA-02 trên động vật thực nghiệm. Phương pháp
nghiên cứu: xác định độc tính cấp của thuốc bằng phương pháp Litchfield - Wilcoxon và xác
định độc tính bán trường diễn của thuốc trên chuột nhắt trắng dòng Swiss. Kết quả: chuột uống
liều 75 g/kg cân nặng không xác định được LD50 của thuốc. Với liều 5 g/kg/ngày và 60 g/ngày
uống liên tục trong 15 - 30 ngày, thuốc không gây các thay đổi có ý nghĩa thống kê về số lượng
hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin, hoạt độ enzym SGOT, SGPT, hàm lượng ure và
creatinin so với lô chứng, thuốc cũng không gây biến đổi về tổ chức học của tế bào gan, thận
trên chuột nghiên cứu. Kết luận: thuốc HA-02 không gây độc tính cấp cho chuột nhắt trắng và
không làm thay đổi chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của chuột thí nghiệm.
* Từ khoá: Y học Cổ truyền; Thuốc thảo mộc; Bệnh tăng huyết áp; Bµi thuèc HA-02.

Studying the Acute Toxicity and Semi-Chronic Toxicity of Herbal
Medicines HA-02 on Experimental Animals
Summary
Objective: The research examines the safety of HA-02 drug on experimental animals. Subjects
and methods: The acute and semi-chronic toxicities of the HA-02 drug were evaluated on 120
mice by the Litchfield - Wilcoxon’s method on hematopoietic function, liver function and kidney.
Results: With doses of 75 g/kg bw, HA-02 drug LD50 was not identified. With the doses of 5 g/kg
and 60 g/kg per day for 15 - 30 consecutive days drinking, HA-02 drug was not significantly
changed in number of erythrocytes, leukocytes, hemoglobin concentration, activity of SGOT,
SGPT, urea and creatinine levels. In addition, the HA-02 drug did not cause any change in
histology of liver and kidney of experimental mice. Conclusion: The HA-02 drug is not toxic for
mice and mice hematopoietic function, liver function and kidney function were not changed.
* Key words: Traditional medicine; Herbal medicine; Hypertension; HA-02.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh nguy hiểm cã
tỷ lệ tử vong cao và để lại những di chứng
nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi

máu cơ tim... ảnh hưởng đến cuộc sống của
người bệnh và trở thành gánh nặng kinh tế
cho gia đình người bệnh và xã hội.

* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Quân y 105
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Thanh Hà (buitha103@gmail.com)
Ngày nhận bài: 05/02/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/03/2015
Ngày bài báo được đăng: 31/03/2015

50

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Nghiên cứu tìm hiểu cơ chế bệnh sinh
và phát triển các loại thuốc có hiệu quả
trong điều trị THA và các biến chứng của
THA được nhiều nhà khoa học trong nước
và trên thế giới quan tâm từ lâu và hiện
vẫn là vấn đề vô cùng cấp thiết.
Thực hiện phương châm kết hợp hai
nền y học, Bộ môn - Khoa Y học Cổ truyền,
Bệnh viện Quân y 103 trên cơ sở biện chứng
luận trị theo lý luận của Y học Cổ truyền
(YHCT) về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
của bệnh THA, đồng thời vận dụng kết
quả nghiên cứu theo y học hiện đại về tác
dụng dược lý của từng vị thuốc đã xây
dựng bài thuốc “HA-02” gồm 15 vị thuốc
đông dược để điều trị bệnh THA. Bài thuốc
có tác dụng bình can tiềm dương, tư bổ can
thận âm, hoạt huyết, trừ đàm và lợi thủy.
Để tìm hiểu một cách có khoa học và đầy
đủ về tính an toàn của thuốc HA-02 làm cơ
sở cho điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài
này với mục tiêu: Xác định độc tính cấp và
độc tính bán trường diễn của thuốc HA-02.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu, phƣơng tiện và đối
tƣợng nghiên cứu.
* Nguyên liệu nghiên cứu:
- Công thức bài thuốc HA-02:
Thạch quyết minh (Concha haliotidis)
20 g, Câu đằng (Ramulus cum uncariae uncis)
20 g, Thiên ma (Rhizoma gastrodiae) 15 g,
Bạch thược (Radix paconiae alba) 15 g,
Đương quy (Radix angelicae sinensis)
15 g, Xuyên khung (Rhizoma chuanxiong)
12 g, Ngưu tất (Radix achyranthis bidentatae)
12 g, Đại hoàng (Rhizoma rhei) 6 g, Trạch tả
(Rhizoma alismatis) 12 g, Ích mẫu (Herba
leonuri) 20 g, Bình vôi (Stephania glabra)
12 g, Đỗ trọng (Cortex eucommiae) 15 g,
51

Chỉ xác (Fructus citri aurantii) 15 g, Tang ký
sinh (Ramulus lorantoran parasiticus) 15 g,
Đan sâm (Radix salviae militiorrhizae) 20 g.
- Dạng thuốc sử dụng: cao đặc tỷ lệ 2/1.
- Thuốc được bào chế tại Xí nghiệp
Dược phẩm TW1 đạt Tiêu chuẩn Dược
điển Việt Nam IV, do Khoa Dược - Bệnh
viện Quân y 103 cung cấp.
* Phương tiện và trang thiết bị dùng
trong nghiên cứu:
Máy xét nghiệm huyết học tự động
Coulter LH 780, máy xét nghiệm sinh hóa
tự động AU5800 (Hãng Beckman Coulter),
kính hiển vi.
* Đối tượng nghiên cứu:
Chuột nhắt trắng dòng Swiss, trọng lượng
20 ± 5 g/con: 120 con do Ban Cung cÊp
động vật thí nghiệm - Học viện Quân y cung
cấp, được nuôi trong điều kiện phòng thí
nghiệm của Khoa Sinh lý, Học viện Quân y,
ăn theo tiêu chuẩn động vật nghiên cứu,
uống nước (đun sôi để nguội) tự do.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thử độc tính cấp:
Thực hiện tại Khoa Sinh lý, Học viện
Quân y theo phương pháp Litchfield Wilcoxon, quy định của WHO và Quy chế
Đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc
cổ truyền của Bộ Y tế. Tính liều LD50 theo
phương pháp Behrens - Karber [1, 2, 4].
Trước khi cho uống thuốc, chuột bị bỏ
đói trong 18 giờ. Chia ngẫu nhiên chuột
thành 6 lô, mỗi lô 10 con. Lô chứng uống
nước cất, các lô thử uống thuốc với mức
liều 15 g, 30 g, 45 g, 60 g, 75 g/kg thể
trọng. Mỗi chuột uống 3 giờ/lần x 3 lần/24
giờ. Nước cất và thuốc thử được đưa
thẳng vào dạ dày chuột bằng kim cong
đầu tù với cùng thể tích 0,2 ml/10 g thể
trọng chuột/lần.

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Theo dõi tình trạng chung và số lượng
chuột chết ở mỗi lô trong 72 giờ. Tìm liều
cao nhất chuột không chết và liều thấp
nhất gây chết 100%. Tiếp tục theo dõi
tình trạng chung của chuột đến hết ngày
thứ 7 sau khi uống thuốc thử lần đầu.
* Thử độc tính bán trường diễn:
Thực hiện tại Khoa Sinh lý, Học viện
Quân y theo phương pháp Abraham, quy
định của WHO và Quy chế Đánh giá tính
an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền của
Bộ Y tế [1, 3, 4].
Chia 60 chuột làm 3 lô, mỗi lô 20 con:
lô chứng: uống nước cất; lô thử 1: uống
thuốc HA-02, liều 5 g/kg/ngày (tương đương
với liều dùng trên người); lô thử 2: uống
thuốc HA-02, liều 60 g/kg/ngày (gấp 12
lần liều dùng trên người). Nước cất và
thuốc thử được đưa thẳng vào dạ dày
chuột bằng kim cong đầu tù vào các buổi
sáng từ 8 - 10 giờ, 1 lần/ngày với cùng
thể tích 0,2 ml/10 g thể trọng, uống liên
tục trong 30 ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi trước và trong
quá trình nghiên cứu: tình trạng chung,
thể trạng chuột. Đánh giá chức năng tạo
máu thông qua số lượng hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu, hàm lượng hemoglobin.
Đánh giá chức năng gan thông qua định
lượng một số enzym: SGOT, SGPT.
Đánh giá chức năng thận thông qua định
lượng ure, creatinin trong huyết tương
chuột bằng phương pháp quang động
học đo hoạt tính enzym theo khuyến cáo
của Hội Hóa sinh lâm sàng Quốc tế. Các
thông số theo dõi được kiểm tra trước
khi uống thuốc, sau 15 ngày và 30 ngày
uống thuốc.
- Mô bệnh học: sau 30 ngày uống
thuốc, mổ chuột quan sát đại thể toàn bộ
các cơ quan. Kiểm tra ngẫu nhiên cấu
trúc vi thể gan thận của 50% chuột ở mỗi
lô. Các xét nghiệm vi thể được thực hiện
tại Bộ môn - Khoa Giải phẫu bệnh và
Pháp y, Bệnh viện Quân y 103.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Thử độc tính cấp (LD50) của thuốc HA-02.
Bảng 1: Độc tính cấp của thuốc HA-02.


SỐ CHUỘT
THÍ NGHIỆM

LIỀU DÙNG (g/kg)

THỂ TÍCH
CHO UỐNG

SỐ CHUỘT SỐNG/CHẾT SAU
72 GIỜ

1

10

Nước cất

0,2 ml x 3 lần

10/0

2

10

15

0,2 ml x 3 lần

10/0

3

10

30

0,2 ml x 3 lần

10/0

4

10

45

0,2 ml x 3 lần

10/0

5

10

60

0,2 ml x 3 lần

10/0

6

10

75

0,2 ml x 3 lần

10/0

Sau 72 giờ uống thuốc, ở lô chứng và lô thử với liều tõ 15 - 45 g/kg cân nặng, chuột
hoạt động và ăn uống bình thường, không bị khó thở, đi ngoài phân khô. Ở liều cao
60 - 75 g/kg cân nặng, hoạt động của chuột giảm, nhưng không có hiện tượng bỏ ăn
52

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

hoặc khó thở. Không có chuột nào chết trong thời gian theo dõi, do đó chưa xác định
được LD50 của thuốc.
2. Thử độc tính bán trƣờng diễn của thuốc HA-02.
* Tình trạng chuột:
Trong 30 ngày thí nghiệm, chuột ở các nhóm đều hoạt động bình thường, nhanh nhẹn,
ăn uống tốt, phân khô, lông mượt, không có chuột bị chết hoặc có biểu hiện bất thường.
* Ảnh hưởng của thuốc đến phát triển trọng lượng chuột:
Bảng 2: Trọng lượng chuột trước và sau uống thuốc.
CÂN NẶNG (g)

p

THỜI GIAN

Chứng (1) (n = 20)

Thử 1 (2) (n = 20)

Thử 2 (3) (n = 20)

Trước thí nghiệm (a)

22,3 ± 1,67

21,5 ± 1,4

21,2 ± 1,2

Sau 15 ngày (b)

24,9 ± 1,1

24,1 ± 0,97

22,3 ± 1,1

Sau 30 ngày (c)

24,9 ± 1,1

24,1 ± 0,97

23,9 ± 1,06

p

p1-2 > 0,05
p1-3 > 0,05
p2-3 > 0,05

pa-b > 0,05; pa-c > 0,05; pb-c > 0,05

So sánh trọng lượng cơ thể chuột ở 2 lô dùng thuốc HA-02 với lô đối chứng sinh
học tại các thời điểm thấy thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So sánh giữa
các thời điểm sau so với trước thấy trọng lượng cơ thể chuột ở 3 lô đều tăng, sự thay
đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chứng tỏ thuốc HA-02 ở cả 2 mức liều
không ảnh hưởng đến phát triển cân nặng bình thường của chuột.
* Ảnh hưởng của thuốc đến chức năng tạo máu chuột:
Bảng 3: Chỉ số huyết học của chuột sau thí nghiệm.
KẾT QUẢ (n = 10)
CHỈ SỐ

Hồng cầu (T/l)

NGÀY THỨ

Chứng (1)

Thử 1 (2)

Thử 2 (3)

N15 (a)

7,1 ± 1,3

6 ± 1,7

6,56 ± 1,48

N30 (b)

6,9 ± 2,4

5,6 ± 1,5

6,44 ± 1,65

pa-b > 0,05

Bạch cầu (G/l)

N15 (a)

6,9 ± 1,3

7,4 ± 1,89

7,1 ± 1,5

N30 (b)

7,9 ± 0,4

8,1 ± 0,5

7,1 ± 1,23

pa-b > 0,05

Hemoglobin (g/l)

N15 (a)

11,6 ± 1,0

11,4 ± 1,34

10,7 ± 1,14

N30 (b)

12,3 ± 0,5

12,5 ± 0,8

10,9 ± 1,13

pa-b > 0,05

53

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015

Tiểu cầu
(G/l)

N15 (a)

819 ± 133

714 ± 200

715 ± 234

N30 (b)

822 ± 205

884 ± 241

694 ± 224

pa-b > 0,05

So sánh trong từng lô giữa các thời điểm và giữa các lô ở cùng một thời điểm thấy,
số lượng hồng cầu, tiểu cầu, hàm lượng hemoglobin thay đổi không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05) giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu.
Như vậy, thuốc HA-02 cho chuột uống liên tục trong thời gian 15 ngày và 30 ngày ở
cả 2 mức liều không ảnh hưởng tới số lượng hồng cầu, tiểu cầu, hàm lượng hemoglobin.
Chứng tỏ thuốc an toàn với chức năng tạo máu khi dùng kéo dài.
* Ảnh hưởng của thuốc đến chức năng gan, thận chuột:
Bảng 4: Các chỉ số sinh hóa máu của chuột sau thí nghiệm.
KẾT QUẢ (n = 10)
CHỈ SỐ

Ure (mmol/l)

NGÀY THỨ

Chứng (1)

Thử 1 (2)

Thử 2 (3)

N15 (a)

6,1 ± 1,1

6,1 ± 1,44

4,9 ± 1,11

N30 (b)

6 ± 2,3

6,8 ± 1,3

5,43 ± 1,05

pa-b > 0,05

Creatinin (mmol/l)

N15 (a)

32,7 ± 13,0

27,6 ± 6,63

32 ± 7,4

N30 (b)

38 ± 29,3

27,8 ± 4,2

30 ± 7,66

pa-b > 0,05

SGOT (u/l)

N15 (a)

27,3 ± 5,65

25,2 ± 7,04

28,8 ± 7,2

N30 (b)

26,37

24,4 ± 7,7

28,7 ± 6,62

pa-b > 0,05

SGPT (u/l)

N15 (a)

4,9 ± 1,7

4,88 ± 1,35

4,4 ± 1,3

N30 (b)

4

4

4,8 ± 1,4

pa-b > 0,05

So sánh trong từng lô giữa các thời điểm và giữa các lô ở cùng một thời điểm thấy,
nồng độ ure, creatinin, SGOT, SGPT thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Như vậy, thuốc HA-02 cho chuột uống liên tục trong thời gian 15 ngày và 30 ngày ở
cả 2 mức liều không ảnh hưởng tới nồng độ ure, creatinin, SGOT, SGPT trong máu
chuột. Chứng tỏ thuốc an toàn đối với chức năng gan, thận khi dùng kéo dài.
* Ảnh hưởng của thuốc đến mô bệnh học gan, thận chuột:
- Quan sát đại thể: sau khi mổ chuột, quan sát thấy các tổ chức gan, thận, tim, phổi,
hệ thống tiêu hóa của chuột ở lô chứng và 2 lô dùng thuốc đều bình thường, không có
biểu hiện xung huyết hay dấu hiệu bị tổn thương.
54

nguon tai.lieu . vn