Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI ĐĂK NÔNG Phạm Thị Trúc Quyên, Phạm Thị Mỹ Huyền, Nguyễn Phong Vinh Khoa Quản trị Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trong thời kì hội nhập hiện nay, đối với Việt Nam nói riêng và các nước bạn nói chung, du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần với bạn bè quốc tế. Trước bối cảnh đó, hầu hết các tỉnh thành ở nước ta đều đã và đang từng bước phát triển để ngành dịch vụ này ngày càng có bước khởi săc. Tây Nguyên - với đặc điểm địa lí của vùng đất cao nguyên, quy tụ khá nhiều các dân tộc và các tài nguyên du lịch phong phú. Mục tiêu từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, công trình nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Sinh thái tại Đăk Nông. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tuy nhiên, ngành dịch vụ du lịch vẫn chưa được phát triển, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. Hiện nay, tại Đăk Nông có một số khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình trên, ví dụ như xã Đăk Sil. Là một dòng thác hoang sơ nhưng không kém phần hùng vĩ, đẹp mê hồn trải dài hơn 3 km, dàn thành năm tầng bậc nên thác Đăk Sil còn có tên gọi khác là thác Năm tầng. Ngoài ra còn khá phong phú về ẩm thực vùng miền, cùng với đời sống núi rừng tạo nên cảm giác vừa thân thuộc vừa mới lạ. Với mục tiêu từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Đăk Nông” là mô hình tác động đến du lịch sinh thái ở địa bàn, đề xuất các ý tưởng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của vùng góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại đây. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm về du lịch Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1995: “Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một địa điểm nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí, và các mục đích khác”. Theo Guer Freuler (1950): “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Luật du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. 1057
  2. 2.2 Khái niệm về du lịch sinh thái Một định nghĩa khác của Honey (1999): “Du lịch sinh thái hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”. Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Hector Ceballos-Lascurain - một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này” trích trong bài giảng du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn. Theo luật du lịch Việt Nam 2017: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. 2.3 Vai trò của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là hoạt động đảm bảo mục tiêu bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn. Bằng các hình thức khác nhau du lịch sinh thái đề cao sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc hoạch định, quản lý du lịch sẽ tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với phát triển cộng đồng, giúp du khách và người dân nâng cao nhận thức, có thái độ và hành vi bảo vệ các giá trị đặc biệt của các hệ sinh thái. Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân thủ, bởi các giá trị này là bộ phận hữu cơ không thể tách rời giá trị của môi trường tự nhiên. 2.4 Nguyên tắc của du lịch sinh thái Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái là có sự giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn, điều này tạo ra sự khác biệt với các hoạt động du lịch tự nhiên khác. Du lịch sinh thái coi vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái là mục tiêu hoạt động chính. Ngoài ra, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng là nguyên tắc quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch. Hơn nữa, du lịch sinh thái luôn hướng tới lợi ích cho cộng đồng địa phương, đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới nhằm khuyến khích sự tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống người dân. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập số liệu từ các nguồn tin cậy như Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đăk Nông, các cơ quan quản lí thuộc xã Đăk R‟Lấp… Phương pháp phân tích thống kê: Từ các nguồn số liệu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái của xã Đăk R‟Lấp. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tiếp cận và làm việc với các chuyên gia, cán bộ giáo viên chuyên ngành,.. để phỏng vấn, điều tra có thêm dữ liệu nhằm bổ sung cho các nghiên cứu định tính, đề xuất các 1058
  3. thang đo, cũng như phân tích chính xác hơn về thực trạng, kiến nghị và đưa ra các hàm ý, chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá, so sánh giữa Đăk Nông với một số nơi có điều kiện tương tự. Trên cơ sở những lý thuyết, tiêu chuẩn, mô hình sẵn có và sự nghiên cứu những đặc thù của du lịch sinh thái tại Đăk Nông, đề tài lựa chọn mô hình đánh giá và xây dựng các tiêu chí phù hợp với tiến trình nghiên cứu. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Nghiên cứu chính là nghiên cứu định lượng bằng cách kiểm tra thông tin đã thu thập, dữ liệu đã nghiên cứu của bảng hỏi và sau là thông qua phần mềm SPSS 20 để xử lí, lập thang đo. 4. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ Theo kết quả phân tích hồi quy bội, ta thấy biến sản phẩm du lịch có hệ số beta là 0.271 lớn nhất vì vậy biến sản phẩm du lịch tác động mạnh nhất đến sự phát triển du lịch sinh thái, kế đến là các biến cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và cuối cùng, biến sự tham gia của cộng đồng địa phương có hệ số beta là 0.130 tác động yếu nhất đến sự phát triển du lịch sinh thái. Dựa vào thang đo lường các biến trên, ta nhận thấy cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp cần có các hoạt động sau: Đối với biến tài nguyên du lịch: cần có chính sách khai thác hợp lý nguồn tài nguyên để phát huy tối đa tiềm năng của vùng, phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Đăk Nông. Đối với biến sản phẩm du lịch: cần có chính sách đầu tư và phát triển tại các điểm du lịch ,xây dựng các chương trình du lịch với các dịch vụ hấp dẫn để thu hút du khách đến du lịch tại tỉnh. Cụ thể là xây dựng và phát triển các homestay tại những điểm thác đẹp có tiềm năng du lịch. Đối với biến cơ sở hạ tầng: cần xây dựng và phát triển các công trình đường xá để điểm đến được tiếp cận dễ dàng. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc và các công trình công cộng để phục vụ tốt nhu cầu của du khách. Đối với bảo vệ môi trường: công tác thanh tra, kiểm tra và quản lí về môi trường cần được cần được thực hiện tốt hơn. Khai thác đi đôi với bảo vệ để kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường và phát triển du lịch bền vững. Đối với sự tham gia của cộng đồng địa phương: nâng cao ý thức người dân và khuyến khích tham gia vào hoạt động du lịch. 5. KẾT LUẬN Mục đích nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa từng nhân tố như: tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, marketing du lịch, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, an ninh trật tự an toàn xã hội và sự phát triển du lịch sinh thái. Các kết quả nghiên cứu đạt được đã đề xuất cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có liên quan những thông tin hữu ích về sự phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Đăk Nông. Bố cục của nghiên cứu được sắp xếp như sau: chương hai trình bày cơ sở lý thuyết về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, marketing du lịch, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, an ninh trật tự an toàn xã hội và sự phát triển du lịch sinh thái. Chương ba trình bày thang đo đo lường các biến nghiên cứu trong mô hình, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định tính thông qua 150 bảng khảo sát. Thang đo chính thức của nghiên cứu bao gồm 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc gồm đó có 42 biến quan sát. Sau đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng dựa vào các thang đo thu thập được trong quá trình nghiên cứu định tính. Dữ liệu dùng để nghiên cứu định lượng chính thức được thu thập bằng cách khảo sát các đối tượng có hiểu biết về du lịch sinh thái Đăk Nông. Kết quả được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0, 1059
  4. quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước như sau: phương pháp phân tích hệ số Cronbach‟s Alpha và phân tích khám phá nhân tố EFA để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập (gồm 25 biến quan sát) tác động đến sự phát triển du lịch sinh thái. Sau đó, phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu đều phù hợp và các giả thuyết được chấp nhận đều có mức ý nghĩa 0.05. Dựa vào mô hình nghiên cứu, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa các nhân tố về tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng. Trong đó, biến sản phẩm du lịch tác động mạnh nhất đến sự phát triển du lịch sinh thái. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Trong quá trình phân tích, nghiên cứu chắc chắn gặp phải những hạn chế có thể làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu như sau: Nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát các đối tượng ở khu vực TP.HCM. Kết quả nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu quá trình khảo sát được thực hiện trên các đối tượng tại địa bàn tỉnh Đăk Nông. Nghiên cứu thực hiện chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Số lượng mẫu trong nghiên cứu chỉ có 125, còn ít so với một nghiên cứu định lượng, nên mẫu sẽ mang tính tương đối. Do đó, nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu mẫu được chọn với số lượng mẫu lớn hơn. Nghiên cứu chỉ mới khám phá sự tác động từng nhân tố cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, sản phẩm du lịch, marketing du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, an ninh trật tự an toàn xã hội đến sự phát triển du lịch sinh thái này mà nghiên cứu chưa khám phá thêm các yếu tố mới. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ mới sử dụng mô hình hồi quy bội để khám phá sự tác động của từng nhân tố cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, sản phẩm du lịch, marketing du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, an ninh trật tự an toàn xã hội đến sự phát triển du lịch sinh thái mà chưa khám phá sự tác động lẫn nhau giữa từng nhân tố cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, sản phẩm du lịch, marketing du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật, an ninh trật tự an toàn xã hội. Điều này giúp mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm khám phá sâu hơn về các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch sinh thái. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sách tổng quan du lịch, Trịnh Ngọc Anh, 2016. [2] Sách địa lý du lịch, Phan Thành Vĩnh, 2017. [3] Sách du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2016. [4] https://tailieu.vn/doc/phan-tich-cac-nhan-to-anh-huong-den-su-phat-trien-du-lich-sinh-thai-khu-bao- ve-canh-quan-rung-tram-t-1933697.html [5] https://123doc.org/document/5204611-nghien-cuu-cac-yeu-to-anh-huong-den-phat-trien-du-lich- sinh-thai-ben-vung-tai-huyen-cu-chi-tp-ho-chi-minh.htm [6] https://123doc.org/document/4344536-phan-tich-cac-yeu-to-anh-huong-den-phat-trien-du-lich-sinh- thai-tai-huyen-phong-dien-thanh-pho-can-tho.htm [7] http://www.skhcn.daknong.gov.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-khcn-cua-tinh/1659-du-lich-sinh-thai- tinh-dak-nong-co-hoi-va-thach-thuc [8] http://www.baodaknong.org.vn/du-lich-am-thuc/danh-thuc-tiem-nang-du-lich-sinh-thai-dua-vao- cong-dong-52724.html [9] https://thukyluat.vn/vb/nghi-quyet-11-2006-nq-hdnd-thong-qua-de-an-quy-hoach-tong-the-phat- trien-du-lich-tinh-dak-nong-giai-doan-2006-2010-va-dinh-huong-den-nam-202 [10] http://luanvan123.info/threads/hoat-dong-xuc-tien-diem-den-du-lich-tinh-dak-nong.92234/ 1060
  5. [11] https://tintaynguyen.com/dak-nong-tim-huong-danh-thuc-nganh-du-lich/206837/amp/ [12] http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/bai-hoc-tu-phat-trien-kinh-te-du-lich-o-mot-so-nuoc- 119404.html [13] https://www.thiennhien.net/2016/03/14/dieu-kien-can-de-du-lich-sinh-thai-thanh-cong/ [14] https://luanvan1080.com/du-lich-sinh-thai-la-gi.html [15] https://luanvanthacsy.net/khai-niem-du-lich-sinh-thai-va-nhiem-vu-cua-cac-loai-hinh-sinh-thai/ [16] http://www.vtr.org.vn/du-lich-sinh-thai-khong-don-thuan-la-du-lich-thien-nhien.html [17] http://www.baoquangninh.com.vn/du-lich/kham-pha-ha-long/200809/Vai-tro-cua-du-lich-sinh-thai- voi-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-Vinh-Ha-Long-2110335/ [18] http://culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=216:cac-khai-nim-v- du-lch-sinh-thai&catid=38:tai-liu-vn-bn&Itemid=2&lang=vi [19] https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-du-lich-va-loai-hinh-du-lich/853456d6 [20] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-du-lich-2017-322936.aspx 1061
nguon tai.lieu . vn