Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT PHÁT CẦU CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CẦU LÔNG NĂM THỨ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ThS. Dương Quang Trường, TS. Lê Tiến Hùng Trường Đại học TDTT Đà Nẵng TÓM TẮT Phát cầu là kỹ thuật quan trọng nhất trong cầu lông, nó là khởi đầu từ một đường cầu, một hiệp đấu trong cầu lông. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện kỹ thuật phát cầu của sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn có nhiều điểm hạn chế. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp và các kiến thức khoa học về huấn luyện, chúng tôi lựa chọn được 16 bài tập, nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu góp phần nâng cao thành tích học tập và thi đấu cho sinh viên chuyên ngành cầu lông trường Đại học TDTT Đà Nẵng. ABSTRACT Serving is the most important technique in badminton, it is starting with a bridge line, a game in badminton. However, the implementation efficiency of serving techniques of students of Danang University of Sport still has many limitations. Based on the application of scientific knowledge and methods of training, we have selected 16 exercises to improve the efficiency of serving techniques to contribute to improving academic and competitive achievements for students. Badminton major at Da Nang University of Sports. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cầu lông để có được thành tích tốt thì đòi hỏi vận động viên phải toàn diện về các mặt như kỹ, chiến thuật, thể lực ...vv... đặc biệt là kỹ thuật phải hoàn thiện trở thành kỹ xảo để điều khiển tốt các đường cầu giành thắng lợi trong trận đấu. Một trong những kỹ thuật đầu tiên cần phải sử dụng tốt có hiệu quả đó chính là kỹ thuật phát cầu. Bởi vì kỹ thuật phát cầu tốt sẽ có lợi thế ở đường cầu sau hoặc có thể ăn điểm trực tiếp. Qua quan sát nhiều trận đấu, nhiều buổi tập của các sinh viên chuyên ngành cầu lông trường ĐH TDTT Đà Nẵng thì chúng tôi nhận thấy hầu hết các sinh viên đều chưa phát huy được tốt các kỹ chiến thuật, thể lực. Đặc biệt khả năng phát cầu còn yếu kém không ổn định trong thi đấu, còn mắc nhiều lỗi trong phát cầu dẫn đến mất lợi thế và thua cuộc. Vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu là một vấn đề không thể thiếu được trong giảng dạy và huấn luyện cầu lông. Xuất phát từ thực tế đó, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho sinh viên chuyên ngành cầu lông. Với mong muốn đóng góp một phần vào công tác đào tạo, nâng cao thành tích học tập và thi đấu cầu lông cho sinh viên cầu lông trường đại học TDTT Đà Nẵng. 216
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp quan sát sư phạm, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán học thống kê. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng sử dụng kỹ thuật phát cầu trong thi đấu sinh viên chuyên ngành cầu lông. Để đánh giá thực trạng việc thực hiện kỹ thuật phát cầu trong tập luyện và thi đấu cho các sinh viên chuyên ngành cầu lông. Chúng tôi quan sát những giải thi đấu tổ chức trong trường, và một số các giải phong trào bên ngoài có sinh viên khóa ĐH 11 tham gia. Chúng tôi ghi chép cụ thể và đầy đủ về kỹ thuật phát cầu được sử dụng trong 05 trận thi đấu, được tổng hợp ở bảng 1. Bảng 1: Quan sát thực trạng sử dụng kỹ thuật phát cầu trong thi đấu của sinh viên cầu lông ngành GDTC trường Đại học TDTT Đà Nẵng (Thông qua 05 trận đấu) TT Phát cầu tốt Tỉ lệ % Phát cầu hỏng Tỉ lệ % Tổng SV 1 40 58.82 28 41.18 68 SV 2 43 62.32 26 37.68 69 SV 3 39 56.52 30 43.48 69 SV 4 41 62.12 25 37.88 66 SV 5 44 62.86 26 37.14 70 SV 6 40 59,70 27 40.29 67 SV 7 49 68.05 23 31.94 72 SV 8 45 63.38 26 36.61 71 SV 9 46 64.78 25 35.21 71 SV 10 43 66.15 22 33.85 65 Từ kết quả thu được cho thấy: Kỹ thuật phát cầu được các sinh viên khóa Đại học 11 chuyên ngành cầu lông sử dụng nhiều nhưng không hiệu quả, đa số các sinh viên chỉ thể hiện ở mức trung bình. Điều này cho thấy khả năng phát cầu của sinh viên khóa Đại học 11 còn hạn chế. 3.2 Lựa chọn test đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho sinh viên năm 3 chuyên ngành cầu lông Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng. Từ kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi đã lựa chọn được 6 test và tiến hành phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn là 20 HLV, chuyên gia, chuyên viên, giáo viên, VĐV của các trung tâm HLTDTT và giảng viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Kết quả phỏng vấn cho thấy để đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu trong giảng dạy cho sinh viên cầu lông, đa số các đối tượng được phỏng vấn đều lựa chọn các test sau đây: + Test 1: Phát cầu trái tay thấp gần vào ô 6 (1m x 1m) 10 quả. + Test 2: Phát cầu trái tay thấp xa vào ô 7 (1m x 1m) 10 quả. + Test 3: Phát cầu thuận tay cao xa vào ô 8 (1m x 1m) 10 quả. + Test 4: Phát cầu thuận tay cao xa vào ô 9 (1m x 1m) 10 quả. 217
  3. Các ý kiến lựa chọn các test trên đều xếp chúng ở mức độ rất quan trọng và quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá kỹ thuật phát cầu cho sinh viên cầu lông (đều có từ 75% ý kiến trở lên lựa chọn, trong đó trên 50% ý kiến lựa chọn xếp ở mức độ rất quan trọng). 3.3 Thực trạng kỹ thuật phát cầu của sinh viên chuyên ngành cầu lông trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Sau khi lựa chọn được các test đề tài tiến hành đánh giá thực trạng kỹ thuật phát cầu của sinh viên chuyên ngành cầu lông. Kết quả trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Thực trạng kỹ thuật phát cầu của sinh viên chuyên ngành cầu lông trường Đại học TDTT Đà Nẵng TT Test x  1 Phát cầu trái tay thấp gần vào ô 6 (1m x 1m) 10 quả. 5.4 ± 0.51 2 Phát cầu trái tay thấp xa vào ô 7 (1m x 1m) 10 quả. 5.7 ± 0.48 3 Phát cầu thuận tay cao xa vào ô 8 (1m x 1m) 10 quả. 5.2 ± 0.42 4 Phát cầu thuận tay cao xa vào ô 9 (1m x 1m) 10 quả. 5.5 ± 0.53 Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy: Thực trạng kỹ thuật phát cầu của sinh viên là tương đối đồng đều. Tuy nhiên hiệu quả kỹ thuật phát cầu là chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Với mục đích đánh giá thực trạng kết quả xếp loại kỹ thuật phát cầu của đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành đánh giá xếp loại kết quả kiểm tra các nội dung đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu theo thang điểm chuẩn của bộ môn BB, CL & QV xây dựng. Kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Kết quả đánh giá xếp loại hiệu quả của sinh viên chuyên ngành cầu lông ngành GDTC, trường Đại học TDTT Đà Nẵng Xếp loại Tổng Giỏi Khá T. bình Yếu Kém n % n % n % n % n % n % 0 0 1 10 9 90 0 0 0 0 10 100 Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy, thực trạng tỷ lệ không có số sinh viên giỏi, tỷ lệ sinh viên đạt loại khá chỉ có 10%, trong khi đó tỷ lệ sinh viên đạt trung bình rất cao chiếm 90%. 3.4 Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho sinh viên chuyên ngành cầu lông năm thứ 3, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Quá trình lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho sinh viên chuyên ngành cầu lông năm thứ 3 trường ĐH TDTT Đà Nẵng phải qua các bước sau: Xác định cơ sở lựa chọn bài tập. Thông qua tham khảo tài liệu chuyên môn, qua quan sát và phỏng vấn các giảng viên, HLV, để tổng hợp các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu. Phỏng vấn các giảng viên, huấn luyện viên, chuyên gia về mức độ hiệu quả của các bài tập đó. Với 23 phiếu phỏng vấn đưa ra. Chúng tôi đã thu được 20 phiếu trả lời kết quả của các thành viên được phỏng vấn. 218
  4. Kết quả đã lựa chọn và xác định được 16 bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho sinh viên chuyên ngành cầu lông năm thứ 3. Đó là các bài tập sau đây: Bài tập 1: Tại chỗ mô phỏng kỹ thuật phát cầu trái tay. Bài tập 2: Đứng cách xa 2m phát cầu trái tay vào tường. Bài tập 3: Đứng ở vị trí phát cầu trái tay phát cầu vào ô phát cầu. Bài tập 4: Đứng phát cầu trái tay vào trong dây cao từ 1m55 đến 1m75 từ lưới trở lên. Bài tập 5: Phát cầu trái tay có người đỡ phát. Bài tập 6: Phát cầu trái tay vào ô 6 (1m x 1m). Bài tập 7: Phát cầu trái tay vào ô 7 (1m x 1m). Bài tập 8: Phát cầu trái tay vào các điểm khác nhau trên sân. Bài tập 9: Phát cầu trái tay theo các đường khác nhau trên sân. Bài tập 10: Tại chỗ mô phỏng kỹ thuật phát cầu thuận tay. Bài tập 11: Phát cầu thuận tay vào ô phát cầu sân đơn. Bài tập 12: Phát cầu thuận tay có người đỡ phát. Bài tập 13: Phát cầu thuận tay vào các điểm khác nhau trên sân. Bài tập 14: Phát cầu thuận tay cao xa vào ô 8 (1m x 1m). Bài tập 15: Phát cầu thuận tay vào ô 9 (1m x 1m). Bài tập 16: Bài tập phát cầu trong thi đấu tập. 3.5 Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả phát cầu cho sinh viên năm 3 chuyên ngành cầu lông Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Tổ chức thực nghiệm sư phạm. Đối tượng thực nghiệm gồm 10 sinh viên cầu lông năm thứ 3 được chia thành 2 nhóm, nhóm thực nghiệm (B) và nhóm đối chứng (A), mỗi nhóm 5 người (nA= nB= 5). Tiến trình thực nghiệm: Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành trong 12 tuần với 03 buổi mỗi tuần. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm: Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 4 219
  5. Bảng 4: Kết quả kiểm tra các Test đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu của nhóm đối chứng (A) và thực nghiệm (B) trước thực nghiệm (n=10). Kết quả kiểm tra x   So sánh TT Test kiểm tra Nhóm đối Nhóm thực chứng nghiệm ttính p 1 Phát cầu trái tay thấp gần vào ô 6 5.8 ± 0.83 6 ± 0.70 1.41 >0.05 (1m x 1m) 10 quả 2 Phát cầu trái tay thấp xa vào ô 7 5.6 ± 0.54 5.8 ± 0.44 1.63 >0.05 (1m x 1m) 10 quả 3 Phát cầu thuận tay cao xa vào ô 8 5.2 ± 0,44 5.6 ± 0.54 1.26 >0.05 (1m x 1m) 10 quả 4 Phát cầu thuận tay cao xa vào ô 9 6.2 ± 0.83 6.4 ± 0.54 1.44 >0.05 (1m x 1m) 10 quả tbảng = 2.101 Qua kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm với các test được trình bày ở bảng 4, chúng tôi thấy kết quả cả 4 test ttính < tbảng = 2.101. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p > 0.05. Điều đó chứng tỏ trình độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau. • Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm. Sau thời gian thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và kết quả ở bảng 5. Bảng 5: Kết quả kiểm tra các Test đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu của nhóm đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN) sau thực nghiệm (n=10) Test kiểm tra Kết quả kiểm tra x   So sánh TT ĐC TN ttính p 1 Phát cầu trái tay thấp gần vào ô 6 7.4 ± 0.54 8.6 ± 1.14 2.13
  6. Bảng 6: Nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm W W Test (A) ( x ) (%) (B) ( x ) (%) TTN STN TTN STN Phát cầu trái tay thấp gần 5.8 7.4 2.42 6 8.6 3.56 vào ô 6 (1m x 1m) 10 quả. Phát cầu trái tay thấp xa vào 5.6 7 2.22 5.8 8.4 3.66 ô 7 (1m x 1m) 10 quả. Phát cầu thuận tay cao xa 5.2 6.4 2.06 5.6 8.4 4.00 vào ô 8 (1m x 1m) 10 quả. Phát cầu thuận tay cao xa 6.2 7.6 2.02 6.4 8.4 2.70 vào ô 9 (1m x 1m) 10 quả. Từ kết quả ở bảng 6 chúng tôi biểu thị bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 1: So sánh mức độ tăng trưởng hiệu quả kỹ thuật phát cầu của nhóm đối chứng (A) và nhóm thực nghiệm (B) qua quá trình thực nghiệm Từ kết quả thu được từ bảng 6 và biểu đồ 1 thu được cho thấy: tất cả nội dung kiểm tra đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, t(tính) > t(bảng = 2.101) ở ngưỡng xác suất p < 0.05. Hay nói cách khác việc ứng dụng các phương tiện huấn luyện cũng như các bài tập đề tài lựa chọn đã tỏ ra có tính hiệu quả cao trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho các sinh viên chuyên ngành cầu lông năm thứ 3 - Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. • Kiểm nghiệm hiệu quả kỹ thuật phát cầu của 2 nhóm sau thực nghiệm thông qua thang điểm đánh giá của bộ môn. Sau thực nghiệm để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp kết quả của 2 nhóm đối chiếu với thang điểm đánh giá kỹ thuật phát cầu của bộ môn có kết quả thu được như sau: 221
  7. Bảng 7: Kết quả đối chiếu lại với thang điểm về hiệu quả kỹ thuật phát cầu của 2 nhóm sau thực nghiệm Xếp loại Tổng Nhóm Giỏi Khá T. bình Yếu Kém n % n % n % n % n % n % ĐC 1 20 4 80 0 0 0 0 0 0 5 100 TN 4 80 1 20 0 0 0 0 0 0 5 100 Kết quả bảng 7 cho thấy, nhóm thực nghiệm 5 sinh viên chuyên ngành cầu lông năm thứ 3 trường Đại học TDTT Đà Nẵng cải thiện rõ rệt, so với nhóm đối chứng. Từ đó cho thấy các bài tập chúng tôi áp dụng vào có hiệu quả cao, tỷ lệ sinh viên giỏi chiếm cao hơn (80%), tỷ lệ sinh viên khá chỉ còn (20%). Qua quá trình thực nghiệm với kết quả nêu trên, hiệu quả kỹ thuật phát cầu của sinh viên chuyên ngành cầu lông năm thứ 3, trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã khắc phục được các hạn chế, các bài tập áp dụng có trình tự, kỹ thuật phát cầu được nâng cao và sử dụng tốt trong thi đấu và tập luyện. 4. KẾT LUẬN - Vấn đề nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho sinh viên chuyên ngành cầu lông trường Đại học TDTT Đà Nẵng hiện nay cần phải được các nhà sư phạm quan tâm một cách đúng mức. Việc phân bổ thời gian và sử dụng các bài tập để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật phát cầu cho sinh viên chuyên ngành cầu lông còn ít, các sinh viên còn chưa tích cực tập dẫn đến kết quả học tập, thành tích thi đấu cầu lông của sinh viên còn chưa cao. - Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn ra được 04 Test để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật phát cầu cho các sinh viên chuyên ngành cầu lông trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Đề tài đã lựa chọn ra được 16 bài tập (đã trình bày ở phần trên) để nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu. Qua thời gian thực nghiệm 3 tháng đề tài đã xác định được hiệu quả rõ rệt của các bài tập đã lựa chọn trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu thể hiện ở sự khác biệt về các test kiểm tra t(tính) > t(bảng = 2.101) ở ngưỡng xác suất p < 0.05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Duy Hòa, Phan Thanh Hài, giáo trình lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB Thông Tin và Truyền thông – 2017. 2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Ivanôv V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức Dũng, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Novicop - Matveep (1990), Lý luận và phương pháp GDTC, Dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội. 5. Nguyễn Hạc Thuý (1997), Huấn luyện kỹ chiến thuật cầu lông hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Nguyễn Hạc Thuý, Nguyễn Quý Bình (2000), Huấn luyện thể lực cho vận động viên cầu lông, Nxb TDTT, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Đức (2015), Cầu lông, Nxb TDTT, Hà Nội. 222
nguon tai.lieu . vn