Xem mẫu

  1. Nghệ thuật xây dựng quan hệ với “sếp” Bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm nếu muốn sự nghiệp thăng tiến như ý muốn. Tuy nhiên, một mối quan hệ tốt giữa bạn và sếp là điều có thể đem lại cơ hội thăng tiến không nhỏ, lại thường không được quan tâm một cách thích đáng. Trong thực tế, theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến trên một triệu lao động ở khắp nơi trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu khiến người lao động nghỉ việc nảy sinh từ mối quan hệ không tốt đẹp với cấp trên.
  2. Dù vì lý do gì đi nữa thì việc giải quyết vấn đề này ngay từ khi mới phát sinh cũng là điều cực kỳ quan trọng. Song tốt hơn hết, bạn nên đừng để mối quan hệ này rơi vào tình trạng tồi tệ rồi mới tìm cách giải quyết. Để xây dựng quan hệ tốt với “sếp” không dễ như "ăn gỏi” nhưng cũng không quá phức tạp hoặc nằm ngoài khả năng của bạn. Điều này đơn giản chỉ là tìm ra một tiếng nói chung để tìm kiếm được những giải pháp tốt nhất cho bản thân bạn, cho “sếp” và cho cả công ty. Rất nhiều người không thể phát huy được khả năng riêng của bản thân do họ vẫn tuân thủ một khuôn mẫu cổ điển, đó là chờ đợi mệnh lệnh được phát ra từ các sếp. Họ luôn đóng vai trò thụ động, không bao giờ dám bày tỏ thái độ và quan điểm riêng; họ không làm việc nếu chưa có sự chỉ đạo từ cán bộ lãnh đạo. Họ luôn phàn nàn về việc có một người sếp tồi, tuy nhiên lại không dám có hành động gì để có thể thay đổi mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Điều này sảy ra bởi họ có thể không biết cách chủ động thiết lập một cuộc đối thoại hiệu quả với sếp. Bạn đừng để mình rơi vào cái bẫy này. Đừng giả định rằng sếp biết bạn cần gì để hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất. Cũng đừng giả định rằng
  3. các hành động của bạn là hoàn toàn phù hợp với những mong đợi và sự kỳ vọng của sếp. Hãy đối thoại trực tiếp và cùng kiểm tra mọi thứ. Vietnamlearning xin giới thiệu sáu bước quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ của bạn với sếp một cách hiệu quả nhất: 1. Hãy xác định điều gì quan trọng nhất trong suy nghĩ của sếp Quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá của sếp về con người bạn rất quan trọng. Bằng cách tìm hiểu các mục tiêu và quan tâm đến những gì đang diễn ra trong đầu sếp, bạn sẽ trở nên có giá trị hơn. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải đồng ý với mọi mệnh lệnh mà ông chủ đưa ra. Nếu một khi bạn nắm chắc vấn đề và có lập trường rõ ràng, sự bất đồng ý kiến có thể sẽ được đánh giá rất cao. Nhiều khi, nó có vai trò quyết định trong việc tạo dựng sự tín nhiệm và khiến bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà quản lý. 2. Đặt câu hỏi: “Liệu vấn đề này có ý nghĩa và nhận được sự quan tâm của sếp không?” trước khi đề xuất ý tưởng Trước khi bạn trình bày một ý tưởng nào đó với sếp, hãy tự đặt câu hỏi trên và suy nghĩ xem bằng cách nào hành động của bạn sẽ đi xa hơn mục tiêu và
  4. kỳ vọng mà sếp đã đưa ra với bạn. Khi mà bạn biết cách kết nối các hoạt động với lợi ích của sếp, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc nhận sự ủng hộ và trợ giúp tất cả những gì mà bạn cần từ sếp. 3. Biến những lời cam kết, hứa hẹn không chắc chắn thành những kết quả đáng kinh ngạc. Bạn nên thận trọng với những gì mà bạn cam kết, hứa hẹn thực hiện. Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn gây ấn tượng và làm hài lòng người khác bằng cách tạo ra những cam kết hay hứa hẹn chắc như đinh đóng cột. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như bạn hoàn thành được cam kết đó như đúng những lời hứa hẹn của mình. Song một khi bạn không đáp ứng được sự mong đợi mà bạn đã tạo ra với người khác, thì không gì có thể cứu vãn được uy tín của bạn. Còn nếu bạn làm đúng như những gì mình hứa, thậm chí vượt quá sự mong đợi của mọi người, đặc biệt là các nhà quản lý, thì sự tín nhiệm của bạn trong con mắt của các sếp sẽ được đánh giá rất cao. 4. Đừng chỉ đơn thuần tập trung vào những vấn đề cần giải quyết Chắc chắn, sếp của bạn là người rất bận rộn. Vì vậy, trong những khoảnh
  5. khắc may mắn khi được làm việc với sếp, bạn không nên chỉ tập trung để nói đến những vấn đề khó khăn, khúc mắc cần giải quyết. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng các cuộc gặp gỡ định kỳ giữa sếp và bạn sẽ có sự thảo luận về những vấn đề có tính chất tích cực. 5. Đưa ra các giải pháp Đừng bao giờ đưa ra một vấn đề với sếp lại không đi kèm đồng thời theo nó một giải pháp. Điều này sẽ tạo cho bạn cơ hội để chứng tỏ năng lực giải quyết vấn đề. Việc đưa ra cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau cũng sẽ rất có lợi cho bạn khi muốn tìm kiếm sự tín nhiệm của sếp. 6. Biết cách thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi một cách hiệu quả Việc nhận thông tin phản hồi một cách thường xuyên từ các nhà quản lý là rất quan trọng. Nếu như bạn không làm được điều này, nhiều khả năng bạn sẽ phải chịu rủi ro khi sếp tỏ ra ngạc nhiên vì bạn đã thực hiện công việc hoàn toàn không đúng như yêu cầu và mục tiêu mà sếp đã đưa ra.
  6. Tuy nhiên, cách bạn thu nhận thông tin phản hồi từ sếp còn quan trọng hơn, và điều này lại phụ thuộc vào tính cách và phong thái của các sếp. Thành công trong sự nghiệp của bạn phần nhiều có được từ việc xây dựng các mối quan hệ với mọi người trong công ty. Và không mối quan hệ nào có thể ảnh hưởng tới sự thăng tiến nghề nghiệp hơn là mối quan hệ với các sếp. Ngày nay, chiến lược quản trị các mối quan hệ nắm vai trò thống trị thế giới. Đã đến lúc bạn cần phải học và biết cách áp dụng chúng, để tối đa hóa mọi lợi ích cũng như đạt được các kết quả mà bạn muốn trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công!
nguon tai.lieu . vn