Xem mẫu

  1. Nghệ thuật sắp đặt
  2. Hẳn phải có một lý do nào đó để từ dăm năm nay, cuộc dấn thân vào một thứ nghệ thuật không quen biết với hầu hết người Việt Nam là Installation - nghệ thuật sắp đặt (NTSÐ) lại ngày một hấp dẫn thêm nhiều nghệ sĩ như vậy. Một thứ nghệ thuật không hề đem lại lợi ích vật chất nào cho người sáng tạo, thậm chí còn làm tổn phí rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc. Có thể vì cảm giác thèm khát nghe một tiếng nói mới trong một cung cách nghệ thuật cố định đã kéo dài quá lâu, nhu cầu tăng tốc cho kịp với thời đại mình đang sống và sự thôi thúc của thời gian đã khiến một số nghệ sĩ thấy cần phải tìm kiếm một phương thức sáng tạo khác, đồng thời mong muốn người xem thưởng ngoạn theo một cách khác, là những nguyên nhân chính. NTSÐ bắt đầu có chỗ đứng trong mỹ thuật Việt Nam đương đại. Số nghệ sĩ chuyên tâm với nghệ thuật này không còn phải đếm trên đầu ngón tay nữa, những cuộc triển lãm cũng đạt tới con số vài chục cuộc mỗi năm. Những bước chập chững đầu tiên của loại hình nghệ thuật này, như vậy cũng đã để lại dấu trên mặt đất. Nhưng
  3. vẫn là chập chững, không thể nói khác được. Trong khi ở phương Tây, NTSÐ đã tồn tại gần nửa thế kỷ nay. Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét ở đây không phải là cũ hay là mới, mà ở chỗ bao giờ chúng ta, những người xem, thật sự tham gia vào một tác phẩm NTSÐ, thật sự hội nhập vào không gian tác phẩm, điều ấy dễ hay khó đối với truyền thống và với hiện tại của chúng ta. Một nữ họa sĩ trẻ khá hiếm hoi trong những nữ họa sĩ làm NTSÐ, Trang Thanh Hiền, giảng viên Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội, tin vào tương lai của nghệ thuật này như tin vào một điều tất yếu. Theo chị, tác phẩm sắp đặt khai triển trong một khoảng thời gian nhất định và chỉ có được một ý nghĩa qua sự tương tác của nó với người xem. Người xem đối diện với những vấn đề của cuộc sống hiện tại một cách trực tiếp, hiện diện cùng tác phẩm, tham gia vào chính nó - đó chính là hướng mở của nghệ thuật chứ hoàn toàn không phải là sự bế tắc như người ta tưởng. Khi NTSÐ mới xuất hiện ở Hà Nội, không ít người
  4. cho rằng đó là hành động nhất thời, một trò chơi ngông, học đòi của một số họa sĩ trẻ chưa được trang bị đầy đủ về học vấn. Còn bây giờ, khi những họa sĩ như Trần Lương, với vốn kiến thức và kinh nghiệm dày dạn, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Thành hay Trang Thanh Hiền..., người ta khó có thể nghi ngờ về mặt đó. Thậm chí những họa sĩ gạo cội của lớp trước như Ðặng Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn... cũng say mê thật sự với NTSÐ, với một thái độ chung tương đối nhất trí là khai thác tính duy mỹ trong không gian tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của dân tộc. Có thể tin rằng NTSÐ ở Việt Nam có luận đề hẳn hoi, cũng như có đường đi riêng của nó. Như vậy, có lẽ không cần phải xem xét nó sớm hay muộn so với phương Tây. Nhưng sớm hay muộn hoàn toàn không có nghĩa là thích hợp hay không thích hợp. Dường như để hòa nhập vào không gian chung của văn hóa cộng đồng, NTSÐ ở Việt Nam đã có quá nhiều lý luận trong khi bản thân loại hình nghệ thuật này
  5. không cần nhiều lời đến thế. Sự nhiều lời đó nằm ngay trong tác phẩm của các họa sĩ, chứ không phải chỉ nằm trong những lời dẫn giải - của các nhà phê bình. Và đôi khi các yếu tố truyền thống mang vẻ cố tình đến nỗi không thể không nghĩ là chúng được mượn vào cho có. Những bàn tay Phật, những đôi guốc gỗ, những đồ vàng mã, những con chó đá, những chiếc áo tơi,... có thể trở thành những lạm dụng. Hoặc phế liệu, mũ nón, áo mưa... tràn ngập đến mức trở thành phản cảm - khi sự bố trí và số lượng đồ vật quá mức so với thông thường hoặc ngược lại, thông thường quá mức. Người ta không sẵn sàng công nhận một bông hoa dại nở cuối lối đi, những đôi giày xếp thành hàng ngũ trước cửa một gian phòng người lính, những con thú nhồi bông treo lơ lửng quanh một bộ váy cưới... cũng như không ai chịu coi cái chợ mình vẫn đi hằng ngày là một tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù xét về mặt nào đó, cái chợ chính là một tác phẩm sắp đặt hoàn hảo, sinh động, với những hàng quán, những vật phẩm đầy mầu sắc, chịu ảnh hưởng của những ngẫu nhiên và những thay đổi bất
  6. thường trong cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, không ai đi chợ mà không phải tham gia vào không gian chợ, phải huy động nhiều giác quan, vừa để tránh né, vừa để tìm kiếm, như trong chợ. Ðường phố, về khía cạnh nào đó, cũng là một tác phẩm sắp đặt hoành tráng, luôn luôn đầy ắp sự tình cờ... Bàn tay của đời thường có thể, và chắc chắn, tạo nên được nhiều tác phẩm sắp đặt mà ai ai cũng là tác giả. Ðiều này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng không cần đến nghệ thuật sắp đặt, sự thưởng ngoạn của chúng ta đối với cuộc đời không vì thế mà thiếu thốn. Cách nghĩ này hiển nhiên là bất công với những nghệ sĩ NTSÐ. Họ là những người can đảm tìm kiếm một cách thức biểu đạt mới, dù biết là gian truân. Trong mấy năm qua, không mấy triển lãm NTSÐ được ca ngợi, mặc dù giải nhì Hội Mỹ thuật toàn quốc năm 2001 (không có giải nhất) trao cho tác phẩm Không gian thủy của Nguyễn Bảo Toàn như lời công nhận cho tác giả duy nhất cho đến nay được coi là thành
  7. công trong NTSÐ. Bí ẩn tuyệt vời đằng sau đống… rác Hai nghệ sĩ người Anh là Tim Noble và Sue Webster đã “phù phép” biến những đống rác hỗn độn thành những tác phẩm phản chiếu bóng tuyệt đẹp trên tường. Họ đã sử dụng rác thải trong nhà suốt 6 tháng với đôi chim mòng biển đã chết sắp xếp khéo léo thành một tác phẩm nghệ thuật.
  8. Tim Noble và Sue Webster đã đạt được danh tiếng tại London nhờ những tác phẩm lạ mắt của mình. Cả hai đã gặp nhau vào năm 1986 khi còn là sinh viên nghệ thuật của trường đại học Nottingham Trent.
  9. ư “Chúng tôi làm việc song song với nhau, giữ cả các đống rác và hình ảnh phản chiếu ngay bên cạnh. Đó cũng chính là 2 mặt tính cách sáng và tối trong mỗi chúng ta. Khi chúng tôi sáng tác luôn tìm kiếm hình ảnh mình trong đó. Nếu không, chúng tôi sẽ làm nó xa rời với ý nghĩ của chúng tôi” - Sue
  10. Webster cho biết. Công trình nghệ thuật này sẽ được trưng bày tại bảo tàng Anh, Học viện hoàng gia Anh cũng như nhiều nơi trên thế giới.
  11. Trả lời với trích dẫn
nguon tai.lieu . vn