Xem mẫu

  1. Nghệ thuật sa thải nhân viên Người ta nói rằng “chia tay là một việc vô cùng khó khăn” và sa thải nhân viên cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi đuổi việc ai đó, bạn cần chuẩn bị kỹ cho cuộc đối thoại cuối cùng. Và đây là bí quyết để thành công trong buổi nói chuyện này. Hãy chuẩn bị thật kĩ và làm theo 5 bước sau đây:
  2. 1. Tránh kết thúc mọi việc ngay lập tức. Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ vì quá mải mê với công việc hàng ngày mà quên mất là họ phải theo sát và chỉ đạo nhân viên. Phản hồi và mục tiêu công việc là những chỉ dẫn cụ thể nhất giúp nhân viên hiểu được họ phải làm gì để giữ được vị trí này. Giải quyết vấn đề ngay từ trong trứng nước sẽ tốt hơn là giả vờ như không biết gì và chờ nó tự qua đi. Hãy cân nhắc đến việc đào tạo và giám sát nhân viên để cho họ một cơ hội làm tốt hơn công việc của mình. 2. Liên tục theo dõi kết quả công việc. Có thể nhân viên của bạn sẽ không làm tốt ngay lần đầu tiên. Nhưng chắc bạn cũng không muốn phải “nhai đi nhai lại” một bài thuyết giáo 10 hay 20 lần. Hãy cho nhân viên một khoảng thời gian hợp lý để họ có thể vào nếp. Nếu họ không thể thì mới là lúc để bạn nói lời chia tay.
  3. 3. Tham khảo ý kiến các chuyên gia. Các bộ luật lao động là một kho tàng hữu ích cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Khi cảm thấy mình sắp bị đuổi việc, các nhân viên sẽ trích dẫn luật pháp ra với hy vọng kiếm được một khoản tiền đền bù kha khá sau khi thất nghiệp. Bạn cần chứng minh được việc sa thải nhân viên là có lí do chính đáng và không hề có sự phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, bạn cần phải cân nhắc thật kĩ rằng bạn sa thải họ vì bắt buộc hay vì bạn đang muốn cắt giảm nhân lực toàn công ty. Bạn có thể cho một vài nhân viên lâu năm, lương cao nghỉ việc. Nhưng nếu họ già hơn, thì có thể bạn đang vi phạm luật phân biệt tuổi tác trong lao động. Hãy để các tư vấn viên pháp lý và nhân lực giúp bạn thực hiện thủ tục này.
  4. 4. Đừng nói quá nhanh khi sa thải nhân viên. Mỗi từ bạn nói ra đều có thể gây rắc rối nếu bạn cứ nói liên tục. Hãy cân nhắc đến việc luyện tập thế vai hoặc tập dượt trước với đội ngũ nhân sự hoặc pháp lý. Bạn cũng nên chọn địa điểm thật đúng đắn. Ở giữa một hội trường lớn đông đúc bạn sẽ không thể đủ thận trọng để giải quyết những việc như thế này. 5. Nói về “những bước tiếp theo”. Đối với nhân viên, việc bị sa thải cũng giống như bị đẩy khỏi một vách núi mà không có dù. Họ cảm thấy suy sụp và có thể không nói được gì (mặc dù họ nên liệu trước được việc này khi bạn thực hiện bước một và 2 với họ mà không có kết quả tích cực). Trước tiên, bạn cần phải cho họ biết rõ về các chính sách và quy trình liên quan đến chi phiếu, cũng như việc hoàn trả lại các tài
  5. sản của công ty. Và tiếp đến, đưa họ ra khỏi đó càng sớm càng tốt. Việc sa thải nhân viên sẽ thử thách lòng can đảm của một chủ doanh nghiệp như bạn. Nhưng nếu bạn giải quyết những việc đó thật nhanh chóng và công bằng, thì bạn có thể có được rất nhiều: Sự ngưỡng mộ và lòng tin của những nhân viên còn lại, đồng thời tạo nên một văn hóa lãnh đạo và trách nhiệm.
nguon tai.lieu . vn