Xem mẫu

1 Chương 5 LÃNH ĐẠO BẰNG LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM Sau khi đọc chương này bạn có thể: ™Nhận ra các mô hình lãnh đạo tinh thần đã dẫn dắt hành vi lãnh đạo và các mối quan hệ của bạn như thế nào ™Tham gia vào lối tư duy độc lập bằng cách bình tĩnh đáp lại những quan điểm trái ngược của số đông, tư duy phê phán sâu sắc và trở nên lưu tâm hơn là vô tâm ™Phá vỡ các khuôn mẫu tư duy đã được đặt ra từ trước, và cởi mở đầu óc của bạn để đón nhận những tư tưởng mới và những cách nhìn nhận phối cảnh phức tạp ™Ứng dụng tư duy hệ thống và ưu thế cá nhân vào hoạt động của bạn trong học tập và công việc ™Rèn luyện trí tuệ về cảm xúc (emotional intelligence) bao gồm tính tự giác, điều khiển được cảm xúc của chính bạn, tự bản thân thúc đẩy, thể hiện sự đồng cảm và quản trị được các mối quan hệ ™Ứng dụng sự khác nhau giữa việc thúc đẩy người khác dựa vào nỗi sợ hãi và thúc đẩy người khác dựa vào tình yêu thương. 2 Mở đầu Chương này và những chương tiếp theo tìm hiểu những tư duy hiện hành về tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo, với tất cả những gì trong con người họ bằng cách thăm dò toàn bộ khả năng còn chứa đựng của lý trí và tinh thần. Bằng cách làm đó, họ giúp những nhân viên khác đạt được hết những tiềm năng còn ẩn chứa và đóng góp trọn vẹn vào trong tổ chức. Trước tiên, chúng ta sẽ kiểm tra rằng bằng khả năng lãnh đạo chúng ta định làm những gì. Sau đó chúng ta sẽ mở rộng sang các ý tưởng đã được giới thiệu trong chương trước để nhìn nhận cách mà khả năng đó thay đổi tư duy và tình cảm của chúng ta, có thể giúp cho các nhà lãnh đạo thay đổi hành vi của họ, ảnh hưởng đến người khác và trở nên hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ thảo luận về năng lực nhận thức, và khái niệm của các mô hình lãnh đạo tinh thần, và xem các yếu tố chất lượng, đặc trưng như tư duy độc lập, tư tưởng cởi mở và tư duy hệ thống quan trọng với các nhà lãnh đạo như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ có một cái nhìn rõ hơn về cảm xúc con người, được minh họa qua khái niệm trí tuệ cảm xúc và cảm xúc của tình yêu thương chống lại cảm xúc của sợ hãi trong các quan hệ lãnh đạo - thuộc cấp. Chương sau sẽ quay trở lại bàn luận về tinh thần, được phản ánh trong nhuệ khí và đạo đức lãnh đạo. 1. Khả năng và năng lực lãnh đạo Theo cách hiểu truyền thống, người lãnh đạo hữu hiệu cũng như quản trị tốt, được xem là có năng lực về một tập hợp các kĩ năng cần thiết. Một khi có năng lực đặc biệt này thì tất cả những gì mà một nhà lãnh đạo cần làm để đạt được thành công là ứng dụng chúng vào trong hành động. Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đều biết từ kinh nghiệm cá nhân mình, làm việc hiệu quả với người khác đòi hỏi nhiều hơn kĩ năng thực tiễn cụ thể, và kĩ năng nhận thức. Điều đó cũng có nghĩa rằng những khía cạnh tinh tế riêng tư, của mỗi bản thân chúng ta bao gồm trong suy nghĩ, niềm tin và tình cảm sẽ ảnh hưởng lên người khác. Bất kì ai đã tham gia vào đội hình thể thao đều biết những suy nghĩ và cảm xúc có ảnh hưởng mạnh, có thể tác động đến thành tích. Một số vận động viên không có kĩ năng cao về mặt kĩ thuật nhưng lại cống hiến một buổi trình diễn cực kì xuất sắc chỉ bởi lẽ họ chơi bằng cả con tim. Chính những vận động viên có thể truyền lại cho người khác những cảm xúc và suy nghĩ tích cực đó, sẽ nổi lên như những nhà lãnh đạo nhóm. Trong các tổ chức ngày nay, giống như là trên sân chơi, năng lực kĩ năng là rất quan trọng nhưng là chưa đủ. Mặc dù các nhà lãnh đạo phải tham gia vào 3 các vấn đề của tổ chức như kế hoạch sản xuất, cấu trúc, tài chính, chi phí, lợi nhuận.. nhưng họ cũng quan tâm đến những vấn đề mang tính con người, đặc biệt là trong thời kì mà mọi thứ đều không chắc chắn và thay đổi nhanh chóng. Trong môi trường phức tạp ngày nay, các nhà lãnh đạo cần tạo cho nhân viên có sự nhận thức về ý nghĩa và mục đích, nhận thức rõ giá trị bản thân, giữ được tinh thần và nhuệ khí và động cơ thúc đẩy cao. Trong chương này, không chỉ thảo luận về năng lực, chúng ta sẽ tìm hiểu về những khả năng còn chứa đựng về mặt lý trí và tình cảm của con người. Trong khi năng lực thì bị giới hạn và có thể lượng hóa, đo đếm thì khả năng chứa đựng trong con người lại không hề bị giới hạn và được xác định bởi những tiềm năng có thể tăng trưởng và phát triển.1 Khả năng học hỏi và phát triển của một người từ kinh nghiệm cuộc sống là một biểu hiện quan trọng của tiềm năng lãnh đạo. Khả năng nghĩa là tiềm năng còn chứa đựng trong mỗi chúng ta có thể hơn và hơn nhiều những gì mà chúng ta đang có. Phát triển khả năng lãnh đạo vượt trên cả việc học hỏi những kĩ năng để tổ chức, hoạch định hay điều hành những người khác. Nó cũng bao gồm điều gì đó sâu hơn và tinh tế hơn so với kiểu nghiên cứu về đặc điểm và phong cách lãnh đạo mà chúng ta đã bàn đến ở chương 2 và 3. Sống, làm việc và lãnh đạo dựa trên những khả năng nghĩa là chúng ta sẽ dùng toàn bộ bản thân, bao gồm năng lực trí óc, tình cảm, tâm linh và sự am hiểu. Tồn tại một con người tổng thể nghĩa là hoạt động từ lý trí, trái tim, và tinh thần và thể xác.2 Mặc dù, chúng ta không thể biết được khả năng thực sự dựa vào bộ các kĩ năng, nhưng ta có thể mở rộng và phát triển khả năng lãnh đạo đó. Chẳng hạn như sức chứa tự nhiên của phổi chúng ta đã được gia tăng thông qua các bài tập aerobic đều đặn, khả năng của trí óc, tình cảm, và tinh thần cũng có thể được mở rộng thông qua sự phát triển nhận thức và sử dụng đều đặn. Trong chương trước, chúng tôi đã giới thiệu những ý tưởng về cách thức mà những cá nhân tư duy, ra các quyết định, và giải quyết vấn đề dựa trên các giá trị, thái độ, và khuôn mẫu của tư duy. Chương này dựa vào một số trong những ý kiến đó để cung cấp một cái nhìn khái quát khả năng chứa đựng lãnh đạo của lý trí và tình cảm. 1.1. Các mô hình lãnh đạo tinh thần Một mô hình lãnh đạo tinh thần có thể xem như là một cấu hình bên trong đang tác động đến hành động và các mối quan hệ của một nhà lãnh đạo với những người khác. Các mô hình lãnh đạo tinh thần là những học thuyết mà con người nắm về các hệ thống nhất định trên thế giới và những hành vi 1 4 2 5 4 mong muốn của họ.3 Một hệ thống nghĩa là bất kì một tập hợp các thành phần tương tác lẫn nhau để tạo thành một khối thống nhất và tạo ra một đầu ra nhất định. Các tổ chức chính là các hệ thống. Mô hình lãnh đạo tinh thần của các nhà lãnh đạo có khuynh hướng chi phối, ảnh hưởng đến cách thức họ thể hiện các kinh nghiệm và cách họ hành động để đáp ứng với con người và hoàn cảnh. Ví dụ như mô hình lãnh đạo tinh thần để tạo nên một nhóm hiệu quả chính là làm cho những thành viên chia sẻ nhận thức về quyền sở hữu của toàn nhóm và cảm nhận rằng họ có quyền hành và trách nhiệm đối với hoạt động và thành quả của cả nhóm. Một nhà lãnh đạo với mô hình lãnh đạo tinh thần này sẽ có thể trao quyền lực, quyền hành, và việc ra quyết định xuống các “nhóm” và phấn đấu xây dựng các chỉ tiêu có thể tạo ra được một sự đồng nhất nhóm vững mạnh và tin cậy giữa các thành viên. Còn một nhà lãnh đạo với một mô hình lãnh đạo tinh thần mà mọi nhóm đều cần một nhà lãnh đạo giỏi có thể điều hành và ra các quyết định, thì lại có vẻ ít khuyến khích các chuẩn mực có thể dẫn đến nhóm làm việc hiệu quả. Các nhà lãnh đạo cần nhận thức rằng chính các mô hình lãnh đạo tinh thần của họ và của những người khác đã ảnh hưởng đến tư duy và có thể tạo ra “điểm mù” giới hạn sự hiểu biết và tính hiệu lực như thế nào. Thật ra, trong thế giới thay đổi nhanh chóng và gián đoạn như ngày nay, nhân tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của nhà lãnh đạo và tổ chức có thể là năng lực chuyển đổi mô hình lãnh đạo tinh thần.4 Các nhà lãnh đạo cố gắng tạo ra những mô hình lãnh đạo tinh thần tương đồng với những nhu cầu, các mục tiêu và các giá trị của tổ chức. Tuy nhiên, các giá trị, thái độ, niềm tin, thành kiến và các định kiến cá nhân đều ảnh hưởng đến một mô hình tinh thần một cách nhất định. Hai thành phần quan trọng của các mô hình lãnh đạo tinh thần là các giả định và năng lực nhận thức.5 1.2. Các giả định Trong chương trước, chúng ta đã thảo luận về hai tập hợp quan điểm rất khác biệt và các giả định mà nhà lãnh đạo tư duy về với cấp dưới đó là giả định của thuyết X và thuyết Y, đồng cũng bàn về các giả định này tác động đến hành vi của nhà lãnh đạo như thế nào. Các giả định của nhà lãnh đạo về bản chất con người cũng là một phần trong mô hình tinh thần của họ. Những người có giả định rằng không thể tin vào con người thì trong cùng một tình huống sẽ hành động rất khác với những người có nhận định rằng con người về cơ bản là đều đáng được tin cậy. 3 6 4 9 5 11 5 Các nhà lãnh đạo cũng có những giả định về các sự kiện, tình huống, hoàn cảnh cũng như về con người. Các giả định như là các ý tưởng tạm thời chứ không phải là chân lý vĩnh viễn đối với các nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo nào càng có nhận thức cao về các giả định của họ thì nhà lãnh đạo đó càng thấu hiểu về cách thức các giả định đó dẫn dắt hành vi. Hơn nữa, nhà lãnh đạo có thể bắt đầu nghi vấn về các giả định đã giữ từ lâu có phù hợp của họ có còn hợp thực tiễn của tình huống hay không. Việc nghi vấn các giả định có thể dẫn đến các cách tiếp cận mới mới thành công. Như vậy, các nhà lãnh đạo cũng có thể trở thành tù nhân của chính những giả định của họ. Nhà lãnh đạo, tự bản thân họ có thể dễ dàng nhận ra rằng mình đang đi theo những phương cách truyền thống để thực hiện công việc. Nhưng chính họ đôi khi không nhận ra rằng họ đang ra quyết định và hoạt động trong khuôn khổ giới hạn của những quan điểm tư tưởng của bản thân mình6. Ví dụ như một nhà quản trị toàn cầu thành công đã học hỏi, nghiên cứu để mở rộng quan điểm tư tưởng của mình bằng cách đặt vấn đề với các giả định về cách thức quản lý kinh doanh đúng đắn. Họ học cách đánh giá đúng và tôn trọng những giá trị và phương pháp khác, tất nhiên cũng tìm kiếm các cách thức đẩy xa những giới hạn của các giả định văn hóa và tìm kiếm những cơ hội để đổi mới.7 1.3. Nhận thức - Cách các nhà lãnh đạo giải thích kinh nghiệm. Nhận thức là quá trình mà con người dùng để cảm nhận môi trường thông qua việc lựa chọn, tổ chức, và giải thích thông tin từ đó. Có rất nhiều cách khác nhau để xử lý và giải thích thông tin cũng đồng nghĩa rằng năng lực nhận thức có sự khác biệt rất lớn giữa các cá nhân. Chẳng hạn, trên phương diện kiểu tâm lý của Myer-Briggs đã mô tả ở chương trước, con người thiên về nhận thức tri giác sẽ chủ yếu dự vào các sự kiện và các tình tiết của một tình huống, trong khi những người thuộc loại thiên về trực giác thì nhận thức chủ yếu dựa vào cảm giác, ấn tượng. Nhận thức trở thành một phần của mô hình tinh thần của một người, quyết định cách thức nhà lãnh đạo suy xét con người, các tình huống và các sự kiện. Nhận thức tồn tại một cách tự nhiên, không bị gò ép nên chúng ta ít khi suy nghĩ về nó. Tuy nhiên, nhận thức có thể từng bước bị phá vỡ. Đầu tiên, chúng ta theo dõi thông tin từ môi trường (các dữ liệu cảm giác) thông qua các giác quan của chúng ta. Tiếp theo, trí óc của chúng ta kiểm tra dữ liệu và chọn ra tin tức chắc chắn cho quá trình sau này. Thứ ba, chúng ta tổ chức những dữ liệu được lựa chọn thành những mô thức có ý nghĩa để làm sáng tỏ và phản hồi. Chúng ta nhận thức tất cả về môi trường nhưng không phải mọi 6 14 7 15 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn