Xem mẫu

Chương 1 LÃNH ĐẠO HỢP ĐẠO ĐỨC Sau khi đọc chương này, bạn sẽ có thể: *Phối hợp cách tiếp cận hợp lý giữa việc lãnh đạo với mối quan tâm về con người và các khía cạnh đạo đức trong tổ chức *Có khả năng nhận thức các giai đoạn phát triển của đạo đức bản thân và những cách thức khác nhau nhằm thúc đẩy sự trưởng thành về mặt đạo đức *Ứng dụng những nguyên tắc của tinh thần phục vụ trong vai trò nhà lãnh đạo *Hiểu biết và sử dụng những cơ chế nhằm tăng cường một nền văn hoá giàu tính nhân bản trong tổ chức *Nhìn thấy tinh thần cam đảm ở mỗi con người, đồng thời có khả năng giải phóng được tiềm năng của mình để sống và hành động có bản lĩnh MỞ ĐẦU Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu những ý tưởng liên quan đến lòng can đảm và sự lãnh đạo tinh thần. Ở chương trước, chúng ta đã nói về hai khía cạnh tạo nên thành công cho nhà lãnh đạo, đó là trí tuệ và trái tim. Trong chương này, chúng ta sẽ đề cập đến nhân tố thứ ba không kém phần quan trọng đó là tinh thần (spirit) – là khả năng nhìn thấu và suy ngẫm về điều kiện sống của con người, khả năng phân định đúng – sai và những gì đang thực sự diễn ra trong thế giới của chúng ta, để có được lòng tin trong việc đấu tranh cho chân lý và lẽ phải. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét các tình huống mà tổ chức thường xuyên gặp phải, những trở ngại mà các nhà quản trị phải đối mặt trong thế giới kinh doanh và các loại hành vi có thể tạo ra xu hướng phi đạo đức trong tổ chức. Tiếp đó, chúng ta sẽ đào sâu hơn về cách thức nhà lãnh đạo hành động hợp đạo đức, xem xét một mô hình cấp độ phát triển đạo đức và tìm hiểu tầm quan trọng của tinh thần phục vụ trong lãnh đạo. Phần cuối của chương này sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về các phuơng pháp nhằm khích lệ lòng can đảm của nhân viên và cách thức giúp nhà lãnh đạo thúc đẩy tinh thần đạo đức trong tổ chức và đóng góp vào sự thành công của hãng. 1. ĐẠO ĐỨC TRONG LÃNH ĐẠO NGÀY NAY Mỗi thập kỷ trôi qua chứng kiến rất nhiều sự thay đổi về chính trị, xã hội và kinh doanh nhưng chúng ta cũng chứng kiến thêm nhiều những thứ gọi là suy đồi đạo đức. Đặc biệt, các công ty bị quay cuồng trong những vụ scandal, từ những tên tuổi nổi tiếng một thời như Eron, Adelphia, Arthur Andersen, HealthSouth, WorldCom, Tyco...đến các công ty ở những nước đang phát triển, nơi mà bên cạnh sự giàu có đang tăng lên vẫn còn biết bao người đang giành giật sự tồn tại. Giáo sư trường Kinh doanh Havard đồng thời là tác giả của cuộc điều tra, Shoshana Zuboff miêu tả ảnh hưởng của những cảm xúc này như sau: “Hố sâu ngăn cách giữa các cá nhân và tổ chức được tạo ra bởi tâm trạng thất vọng, sự mất niềm tin, bất mãn và thậm chí là giận dữ ”1. 1.1. Tầm quan trọng của vấn đề đạo đức Những suy đồi đạo đức có thể xuất hiện ở tất cả các cấp độ trong tổ chức, nhưng chỉ có những nhà lãnh đạo cấp trên thực sự bị “ngồi ghế nóng” khi các sự việc phi đạo đức và bất hợp pháp được lôi ra ánh sáng. Điều gì đang diễn ra trong các vụ dột từ nóc dột xuống ở các tổ chức và trong xã hội. Khi các nhà lãnh đạo không thể hình thành và duy trì các chuẩn mực đạo đức thì chính tổ chức, nhân viên, cổ đông và công chúng xung quanh là những người gánh chịu hậu quả. Những hành vi phi đạo đức và bất hợp pháp có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho tổ chức. Bởi vì, các công ty phải bỏ rất nhiều công sức để thu hút và tuyển dụng nhân tài. Các vụ bê bối đã khiến cho các nhân viên thận trọng hơn trong việc lựa chọn công ty theo những tiêu chuẩn đạo đức. Một khi họ đã mất niềm tin vào nhà lãnh đạo, tất cả tinh thần, nhuệ khí, cam kết và hành động của cá nhân đều bị ảnh hưởng. Khách hàng khi mất niềm tin sẽ từ bỏ công ty, điển hình như việc cắt bỏ hợp đồng hàng loạt với Arthur Andersen sau khi hãng này bị phát hiện đã che dấu và huỷ bỏ hàng tấn tài liệu liên quan đến công ty Enron. Các nhà đầu tư cũng sẽ rút những hỗ trợ cho các công ty hay thậm chí là đệ đơn kiện nếu họ phát hiện rằng mình đang bị lừa đảo. Các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp đều phải gánh vác một trách nhiệm lớn lao về việc hình thành một bầu không khí đạo đức trong tổ chức. Đồng thời họ cũng phải đối mặt với nhiều áp lực nhằm thử thách khả năng thực hiện điều đúng lương tâm của mình. Đó là những áp lực cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, thoả mãn nhu cầu của nhà cung cấp hay các đối tác kinh doanh và can đảm vượt qua những cám dỗ của những suy đồi về đạo đức. Trong suốt thời kỳ “bong bóng xà phòng” của thị trường cổ phiếu, rất nhiều nhà lãnh đạo đã cố gắng theo đuổi mục tiêu gia tăng lợi nhuận và đẩy giá cổ phiếu càng nhanh càng tốt. Sự tăng trưởng quá nhanh chóng này đã làm xuất hiện lòng tham và làm cho họ có khuynh hướng từ bỏ tất cả các mối bận tâm khác. Hầu hết con người ai cũng muốn họ hay những tổ chức của mình mang vẻ thành đạt. Do đó, đôi khi các nhà lãnh đạo làm những việc sai lầm chỉ bởi vì họ muốn mình luôn thành công trong mắt người khác! Điều khiến cho các nhà lãnh đạo phân vân là liệu họ có đủ sức tập trung bản lĩnh của mình để làm những gì đúng đắn hay không bất kể dưới những sức ép như thế nào. 1 3 “Cuộc đời là sống trên những ngõ dốc dễ trượt!”- Richard Tedlow tại trường Harvard đã từng nói như thế - “và con người phải có một nhân cách để biết được giới hạn mà bản thân không nên vượt qua”2 1.2. Nguyên do của những sai lầm đạo đức Hành động nào của nhà lãnh đạo đã khiến cho tính toàn vẹn của tổ chức không thể đạt được? Ở chương 2 chúng ta biết rằng tính toàn vẹn đồng nghĩa với sự trung thành với những nguyên tắc đạo đức và hành động dựa trên những niềm tin này. Nhà lãnh đạo đưa ra các dấu hiệu về các vấn đề thông qua hành vi của họ và khi họ hành động vì sự ích kỷ và lòng tham, nhiều nhân viên sẽ xem những hành vi phi đạo đức này là bình thường. Có thể các nhà quản trị cấp cao thường kiêu ngạo và tham vọng chạy theo những mục đích cá nhân, họ ngang nhiên coi thường luật lệ và những chuẩn mực cơ bản của sự công bằng và danh dự để đạt được lợi ích của mình. Một nhân viên trẻ của Eron đã nói rằng “Đó là những thói quen rất dễ tiêm nhiễm. Chà, mọi người đều làm điều đó, chắc có lẽ nó cũng không đến nỗi tồi tệ ”.3 Hình 6.1 đã so sánh các hành vi đạo đức và phi đạo đức bằng cách chỉ ra 10 điều mà nhà lãnh đạo khiến mọi việc trở nên sai lầm xét trên góc độ đạo đức. Cột thứ nhất liệt kê những hành vi gây nên sự suy đồi đạo đức và lạm dụng pháp luật trong tổ chức, cột thứ hai liệt kê những hành vi ngược lại, đóng góp vào việc hình thành một xu hướng tin cậy, công bằng và yêu lẽ phải. Như chúng ta đã thảo luận trong chương 1, việc xem nhà lãnh đạo là một anh hùng đã trở thành một khái niệm lỗi thời, nhưng trên thực tế, một số nhà lãnh đạo vẫn bị ám ảnh bởi tầm quan trọng của bản thân và tận dụng mọi cơ hội để nuôi dưỡng lòng tham hoặc lo lắng cho cái tôi của mình. Họ nỗ lực để có được mức lương cao, một văn phòng lớn và những lợi ích khác hơn là điều tốt đẹp cho tổ chức. Đây là mẫu hình những nhà lãnh đạo chỉ biết đặt sự chú ý vào việc đạt được lợi ích cho bản thân hơn là cho tổ chức và xã hội. Chẳng hạn, những nhà quản trị chỉ mong muốn mức lương cao và nhiều bổng lộc cho mình trong khi toàn thể nhân viên đang sống chật vật thì làm sao hàng ngàn người này có thể nỗ lực để xây dựng một môi trường tin cậy và toàn vẹn? Một điều chắc chắn rằng những nhà lãnh đạo phi đạo đức sẽ không trung thực với nhân viên, với khách hàng, nhà cung cấp và cổ đông của mình. Họ thường không tôn trọng lời hứa và cam kết với người khác. Điều này thoạt trông có vẻ nhỏ nhặt, nhưng dần dần, tính không trung thực sẽ xâm lấn cuộc sống và công việc của họ. Những nhà lãnh đạo như vậy thường đối xử mọi người không công bằng, họ có thể ban đặc quyền đặc lợi cho những ai tâng bốc hay bợ đỡ họ và sự thăng tiến trong các tổ chức như thế chỉ dựa vào sự thiên vị chứ không phải vì những thành tích kinh doanh cụ thể. Họ thường có xu hướng vơ hết thành công về mình nhưng lại đổ lỗi cho người khác nếu sai lầm xảy ra. Bằng cách tước đoạt thành quả của những người phục tùng họ không cho phép người khác thật sự tham gia vào việc ra quyết định, đối xử với người khác bằng sự khiếm nhã và bất kính, họ đã làm giảm đi lòng tự trọng của con người. Họ xem nhân viên như là 2 9 3 10 một phương tiện để đạt được mục đích của mình mà không một chút bận tâm về cách cư xử với từng cá nhân hay giúp đỡ người khác phát triển tiềm năng của mình. Trong khi những nhà lãnh đạo có đạo đức ra sức phục vụ người khác, những nhà lãnh đạo phi đạo đức lại chỉ tập trung vào nhu cầu và mục đích cá nhân. HÌNH 6.1. Hành vi lãnh đạo có đạo đức và phi đạo đức Nhà lãnh đạo phi đạo đức -Kiêu căng và ích kỷ -Quá chú trọng và sở thích cá nhân -Gian dối, lừa gạt -Phá vỡ cam kết -Đối xử bất công -Liên tục đỗ lỗi cho người khác -Thờ ơ với sự phát triển cá nhân -Từ chối giúp đỡ và hỗ trợ Nhà lãnh đạo có đạo đức -Khiêm tốn -Duy trì quan tâm cho những điều lớn lao hơn -Trung thực, thẳng thắn -Giữ lời hứa -Đấu tranh cho sự công bằng -Dám nhận trách nhiệm -Khuyến khích, động viên người khác phát triển -Phục vụ người khác -Hạ thấp nhân phẩm của người khác -Thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi thành viên -Cổ vũ cho hành động bất công -Động viên và đứng về lẽ phải Nguồn: Dựa trên nghiên cứu của Donald G.Zanderer “Tính hoà hợp: một nhân tố thiết yếu trong quản trị” tại Diễn đàn Kinh doanh (Mùa thu năm 1992): 12-16 Cuối cùng, một trong những cách thức chủ yếu góp phần tạo nên tình trạng suy đồi đạo đức của nhà lãnh đạo là không có sự bày tỏ chính kiến chống lại những hành vi được cho là phi đạo đức. Các nhà lãnh đạo cố gắng giữ lời của mình, dĩ hòa vi quí phi phải chứng kiến một sự bất bằng. Nếu một người biết được nhân viên bị đối xử không công bằng bởi đồng nghiệp mà không làm gì cả tức là họ đang tạo ra một tiền lệ cho người khác. Với những tiêu chuẩn đạo đức lỏng lẻo, đồng nghiệp và thuộc cấp sẽ cảm thấy được tự do hành động. Thật khó để đấu tranh cho lẽ phải, nhưng đó là cách thức căn bản giúp nhà lãnh đạo tạo dựng một môi trường hoà hợp cho tổ chức. Một môi trường thủ tiêu đấu tranh sẽ nuôi dưỡng các hành vi phi đạo đức. 2. Hành động như một nhà lãnh đạo hợp đạo đức Kinh doanh nghĩa là mang lại giá trị chứ không chỉ đơn giản là sản sinh lợi nhuận. Tuy nhiên nhiều nhà lãnh đạo quên đã quên hay cố tình quên điều này. Tất nhiên, những nhà lãnh đạo hợp đạo đức không có nghĩa là bỏ qua lợi nhuận và chi phí, giá cổ phiếu, những chi tiêu trong sản xuất và những yếu tố khó đo lường khác. Nhưng giờ đây các nhà quản trị đang đứng trước yêu cầu nhận ra tầm quan trọng của các giá trị đạo đức, ý nghĩa con người và những mục đích cao cả hơn4. Câu bình luận từ hàng thế kỷ của Henry Ford xem ra vẫn còn đúng đắn cho thực tiễn kinh doanh ngày nay “Trong một thời gian dài, con người tin rằng mục đích duy nhất của kinh 4 14 doanh là lợi nhuận. Họ hoàn toàn sai lầm. Mục đích lớn nhất của nó là mang lại hạnh phúc cho con người”5. Bất chấp sự thực về lòng tham, sự cạnh tranh và những nỗ lực đạt được mục tiêu và lợi nhuận đang tồn tại trong tổ chức, các nhà lãnh đạo có thể hành động trên nền tảng các giá trị đạo đức và khuyến khích mọi người phát triển và hành động hợp đạo đức ngay trên nơi làm việc. Nhân tố quan trọng duy nhất trong việc quyết định đạo đức của tổ chức chính là việc các nhà quản trị có cam kết với các giá trị đạo đức trong lời nói và đặc biệt là trong hành động của họ hay không. Bởi vì, nhân viên sẽ nhìn vào nhà lãnh đạo của họ để biết về những giá trị được xem là quan trọng đối với tổ chức. Các nhà lãnh đạo đưa những giá trị vào trong từng hành động, Họ hành động để tạo dựng một môi trường cho phép và khuyến khích người ta đối xử hợp đạo đức và đúng luân thường đạo lý. Các nhà lãnh đạo tạo hệ thống tổ chức và các chính sách hỗ trợ cho các hành vi đạo đức, chẳng hạn, các chính sách mở cửa khuyến khích nhân viên nói về mọi thứ mà không sợ hãi, thiết lập các qui tắc đạo đức rõ ràng, tưởng thưởng với các cử xử đạo đức, không khoan nhượng với những bất công. Dường như là quan trọng nhất các nhà lãnh đạo nói rõ ràng và duy trì các chuẩn mực đạo đức và làm mọi công việc đúng thậm chí khi không ai thấy. Nhà lãnh đạo làm sai hay lách các qui tắc khi họ nghĩ rằng sẽ không ai phát hiện thì sớm muộn cũng gánh chịu hậu quả tai hại. Hơn nữa, nhà lãnh đạo cúng phải nhận thức rằng những gì họ làm trong cuộc sống cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là nhà lãnh đạo 24/24 giờ, 7/7 ngày. Hành động của nhà lãnh đạo là hành động thấm nhuần đạo đức. Những nhà lãnh đạo xây dựng tổ chức với các nguyên tắc xử thế bằng cách đề cao tầm quan trọng của việc phục vụ cho người khác và cho xã hội, bên cạnh mục tiêu gia tăng lợi nhuận kinh tế hay chiến thắng trong một cuộc tranh tài. Nhà lãnh đạo tạo dựng bầu không khí phục vụ trong công ty, “điều tốt nhất bạn có thể làm đó là phục vụ người khác”.6 Các nhà lãnh đạo có thể vận hành tổ chức trên những nguyên tắc đạo đức. Tổ chức phục vụ tốt cho các cổ đông, nhân viên, khách hàng và cộng đồng là họ đã kinh doanh tốt. 2.1. Trở thành nhà lãnh đạo tinh thần Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là việc tiến hành các hoạt động không liên quan đến đúng hay say. Tất cả các hành động lãnh đạo đều được đem ra để soi xét đúng sai, đạo đức hay phi đạo đức. như vậy phải có một chuẩn đạo đức. Nhà lãnh đạo có thể chọn hành động vì sự ích kỷ và tham vọng cá nhân hay thể hiện một tinh thần sẵn sàng hy sinh vì sự phát triển của tổ chức và nhân loại7. Lãnh đạo hợp đạo đức là một quá trình phân biệt giữa cái đúng và cái sai, là việc tìm kiếm sự công bằng, trung thực, những điều tốt đẹp và chuyển chúng thành những hành động cụ thể. Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến người khác, lãnh đạo hợp đạo đức đem cuộc sống đến cho người khác, nâng cao cuộc sống cho người khác. Lãnh đạo phi đạo đức chiếm đoạt của người khác để cho bản thân.8 Lãnh đạo hợp đạo đức đòi hỏi nhà lãnh đạo nâng con người lên, 5 15 6 17 7 19 8 20 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn