Xem mẫu

  1. Nghệ thuật đòi nợ
  2. Đôi khi đòi nợ trở thành thách thức lớn trong kinh doanh, song có nhiều cách giúp chủ doanh nghiệp thu hồi nợ một cách hiệu quả mà không làm mất lòng khách hàng. Nghệ thuật đòi nợ Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp liên tục rơi vào cảnh thiếu vốn. Người bán luôn muốn thu hồi tiền nhanh, còn người mua muốn trì hoãn việc thanh toán để tận dụng đồng vốn. Nếu là chủ nợ của nhiều doanh nghiệp, bạn phải cố thu tiền về nhưng không được làm bất kỳ ai mất lòng, nếu không họ sẽ không hợp tác với bạn nữa. Trang Businessweek vạch ra một số cách để bạn có thể lấy nợ mà không làm mất lòng khách hàng quan trọng. Xác đ ịnh số tiền tối thiểu cần thu từ mỗi khách hàng Tất nhiên, việc này buộc bạn phải phân tích ngân sách để tìm ra số tiền tối
  3. thiểu mà bạn cần phải có để duy trì ho ạt động kinh doanh. Phân loại khách hàng Đương nhiên khách hàng có nhiều loại. Chủ doanh nghiệp nên chia khách hàng thành hai nhóm theo tiêu chí: quan trọng và có thể chấm dứt hợp tác. Bạn sẽ cố gắng không làm mất lòng nhóm khách hàng quan trọng, nhưng có thể tỏ ra cứng rắn đối với nhóm kia. Chọn người đòi nợ Không phải ai cũng có khả năng đòi nợ nên chủ doanh nghiệp phải chọn người phù hợp nhất trong số nhân viên để tới gặp khách hàng. Người đó có thể thuộc bộ phận kế toán hoặc là một nhân viên có mối quan hệ tốt nhất với khách hàng. Nhắc khách hàng thanh toán trước khi nợ đến hạn Khoảng 10 ngày trước khi khách hàng đến hạn phải thanh toán, b ạn nên nhắc nhở khách hàng chuẩn bị tiền. Trong cuộc nói chuyện bạn không nên tỏ ra gay gắt hay tỏ vẻ sốt ruột. Nếu bạn làm đúng như thế, khả năng khách hàng trả nợ sẽ cao hơn. Nếu khách hàng nói họ có vài vấn đề, bạn hãy đề nghị gặp mặt trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình hình. Nhưng nếu số lượng khách hàng muốn hoãn thanh toán quá lớn, bạn có thể dùng dịch vụ thư thoại để gửi thông điệp nhắc nhở trả nợ. Vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách hàng
  4. Khả năng thu nợ sẽ lớn hơn nếu bạn chấp nhận cho đối tác trả theo nhiều đợt. Mức lãi suất 5% d ành cho số tiền nợ còn lại là mức mà khách hàng có thể chấp nhận. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng nên thảo luận về những lần mua hàng trong tương lai. Bạn nên nói rằng bạn sẽ không thực hiện bất kỳ giao dịch nào cho đ ến khi khoản nợ được thanh toán hết, hoặc chỉ bán hàng nếu đối tác trao tiền mặt ngay. Chấp nhận thanh toán bằng hàng Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho đối tác thanh toán bằng hàng hóa của họ rồi đem bán chúng để lấy tiền. Cách này có thể giúp không phải vay tiền và tăng tốc độ lưu chuyển của dòng vốn. Tất nhiên, bạn chỉ nên chấp nhận những hàng hóa dễ bán và giá trị hàng hóa phải lớn hơn tiền nợ một chút. Bằng cách tỏ ra dễ tính với khách hàng, bạn sẽ giành được sự biết ơn của họ. Khi tình hình kinh doanh của khách hàng tiến triển, họ sẽ gắn bó với bạn hơn.
nguon tai.lieu . vn