Xem mẫu

  1. Điều trị bệnh đau mắt đỏ Sở Y tế và Sở GD-ĐT TPHCM vừa phát đi thông báo đến các trường học về việc phòng ngừa và xử trí để tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ. Theo Sở Y tế TPHCM, hiện dịch đau mắt đỏ đang lan rộng, do đó cần tăng cường công tác vệ sinh, cách ly, ngăn ngừa lây lan. Theo các chuyên gia mắt, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc thành dịch) có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Đặc điểm của dịch đau mắt đỏ: Bệnh do virus gây nên, lây lan tương đối nhanh. Đa số trường hợp tự hết sau 7 đến 14 ngày. Một số ít trường hợp có biến chứng giác mạc. Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Ghèn thường là nước trong hoặc ghèn vàng. Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc. Đôi khi có đau hạch sau tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt. Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua.
  2. Có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng khi bị bệnh đau mắt đỏ. Cách điều trị: Bệnh nhân nên đeo kính râm; nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo. Có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng. Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu. Dùng bông gòn sạch lau khô. Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên giúp tránh lây lan. Nguồn lây và phòng ngừa: Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau. Hiện chưa có thuốc nhỏ ngừa bệnh. Trung gian truyền bệnh là nước mắt của bệnh nhân đau mắt đỏ (nước mắt có chứa virus). Bệnh đau mắt đỏ lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi; qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (nắm tay cửa, điện thoại, khăn,…); qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ như nước hồ bơi). Để phòng bệnh nên tránh tiếp xúc những vật dụng dễ nhiễm nguồn bệnh (nước mắt có chứa virus của bệnh nhân). Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu. Không tự dùng thuốc nhỏ có chất “Dexa” hoặc những thuốc “cổ truyền” vì có thể sẽ dễ gây biến chứng tại mắt. Cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ Đau mắt đỏ thực chất là viêm kết mạc cấp, đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian trong năm. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
  3. Đau mắt đỏ thực chất là viêm kết mạc cấp, đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian trong năm. Bệnh tăng mạnh nhất vào tháng 7 – 9. Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực. 1. Triệu chứng: Ban đầu người bệnh thường có cảm giác cộm, ngứa, nóng rát trong mắt, có cảm giác như có hạt cát trong mắt; kèm theo là sợ ánh sáng, chảy nước mắt ở các mức độ khác nhau. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt rồi lây sang mắt thứ hai sau một vài ngày. Mi mắt có biểu hiện sưng nề, mắt đỏ, ra nhiều dỉ mắt và sưng đỏ rất nhanh, có thể thấy xuất huyết dưới kết mạc. Một số trường hợp nặng có thể có giả mạc. 2. Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn và vi rút gây ra, ph ổ biến là loại vi rút Adeno. Đau mắt đỏ do virút rất dễ lây lan qua môi trường, sự tiếp xúc gần và thường xuyên như trong gia đ ình, lớp học, công sở..... bệnh lây qua các tia bọt bắn ra khi nói chu yện, hay người bệnh dụi mắt rồi dùng tay đó quệt, bôi ra các vật dụng như: Bàn ghế, bát đũa, điện thoại, bắt tay nhau… rồi lây bệnh sang người xung quanh. Đặc biệt, ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần tiếp theo (vì vậy, quan niệm đau mắt đỏ chỉ bị lây khi
  4. người bệnh bị đỏ mắt là không đúng). Ngoài ra, thời tiết nắng nóng, các bể bơi, không khí nhiều bụi bẩn......tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây viêm kết mạc. Song, bệnh không lây nhiễm nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành. 3. Xử trí bệnh đau mắt đỏ: Khi đau mắt đỏ nên đến cơ sở Y tế để được khám, tư vấn và điều trị, không tự ý dùng thuốc. Vì nếu dùng thuốc bừa bãi dễ dẫn đến những biến chứng làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không nên dùng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh như: Xông thuốc, xông lá bừa bãi để chữa đau mắt đỏ như lá trầu không hoặc lá dâu vì làm như vậy có thể gây bỏng kết mạc, giác mạc; gây phù nề; đau nhức; thậm chí là chảy máu mắt. Điều trị nói chung chỉ cần nước muối sinh lý 0,9%, kháng sinh nhỏ mắt. Việc dùng các thuốc chống viêm hay kháng virut phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh do virus gây nên. Vì thế, việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, hoặc có các viêm nhiễm phối hợp hay không... Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các loại Vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi trẻ em bị bệnh nên để ở nhà để điều trị bởi vì khả năng trẻ lây bệnh cho bạn bè rất cao. Ngoài ra, khi ở nhà trẻ được chăm sóc chu đáo hơn, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn vào mắt nên hiệu quả điều trị cao hơn. Đối với người lớn chỉ cần người bệnh đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, khi đi ra ngoài cần đeo kính râm, khẩu trang để tránh gió, bụi bẩn bay vào mắt. 4. Phòng bệnh - Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.
  5. - Không được rửa mặt và mắt bằng nước muối ăn vì khi hoà vào nước các tinh thể muối không tan hết dễ gây cộm, ngứa cho mắt. - Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng, đặc biệt là sau khi tra thuốc mắt. - Lau rửa dịch dử mắt bằng khăn mặt sạch hoặc giấy cotton ẩm, không hạn chế số lần rửa mặt trong ngày để loại bỏ chất kích thích. - Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm. - Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng: Khăn, chậu rửa với người đau mắt đỏ - Không tra thuốc của người bệnh sang mắt của người lành. - Trong môi trường tập thể như: Nhà trẻ, trường học, công sở; người bệnh cần được cách ly , đối với trẻ em bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà để điều trị. - Đeo kính râm khi ra đường để tránh ánh nắng mặt trời, gió và bụi bẩn. - Khi bị đau mắt đỏ, nên tránh ăn những thực phẩm kích thích, có vị nóng như rượu, chè, cafe, thuốc lá , ớt, tỏi, hạt tiêu.... - Tránh nhỏ cortisol, uống, tiêm kháng sinh liều cao khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng có hại, gây bệnh nặng, dai dẳng, gây biến chứng, thậm chí dẫn đến mù loà.
nguon tai.lieu . vn