Xem mẫu

  1. NĂM PHẠM TRÙ, MƯỜI QUY LUẬT PHÁT TRIỂN DU LỊCH Vũ Gia Hiền(*) FIVE CATEGORIES, TEN RULES FOR TOURISM DEVELOPMENT Abstract This article proposed five tourism development categories: Ancient, Intimacy, Fresh, Insightful, Fun. Exploiting five tourism categories, ten rules, requires the tourism industry as well as the people who really devoted tourism penetrate deeply into Vietnam's tourism potential to make it live again. These activities are exactly the industrialization and modernization of the tourism industry. All are from people and Vietnamese people themselves will definitely decide to develop toursim, not from tourists from far distance. * Phát triển du lịch cần đi vào bản chất của cảm xúc tình cảm và lý trí mới hy vọng chinh phục được du khách. Ta biết mỗi thời gian qua đi trí tuệ, tình cảm, giá trị sống... đều tăng lên theo tâm lý chủ quan của con người, song tâm lý chủ quan ấy lại bị chi phối bởi hiện tượng chai tâm lý. Trong sự chai tâm lý thì không chỉ chai tâm lý của du khách mà còn chai tâm lý của người làm trong ngành nghề du lịch, bởi thế sản phẩm du lịch trở nên cũ kỹ, nhàm chán, thất vọng... đối với du khách là hiện tượng của thời kỳ “toàn cầu hóa du lịch”. Để giải quyết vấn đề “chai tâm lý du lịch” cần phải có trình độ đáp ứng nhận thức ngày càng cao của nhân loại theo năm phạm trù: Xa xưa, Gần gũi, Mới mẻ, Sâu sắc, Vui vẻ. Ta cũng biết phạm trù luôn chưa trong nó nhiều quy luật riêng ở phạm vi hẹp hơn, vì thế năm phạm trù này sẽ thành ra mười quy luật như sau: 1. Phạm trù xa xưa Phạm trù xa xưa gồm có hai quy luật, đó là quy luật xa và quy luật xưa. Quy luật xa chỉ ra rằng đã đi du lịch thì phải có độ xa nhất định, nếu đi gần thì không được gọi là đi du lịch mà chỉ gọi là đi tham quan. Quy luật xa trong nó có hai quy luật đó là xa về mặt vật lý và xa về mặt tâm lý. Xa về vật lý là chặng đường phải đủ để du khách không dễ gì đi về trong ngày. Khi đi không về trong ngày mới xuất hiện lưu trú và lúc đó mới bán được sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch; còn xa về tâm lý tức là sự khám phá của cảm xúc nào đó làm cho người ta cảm nhận về một chuyến đi dài vô tận mặc dù chỉ trong một ngày... Nếu thiết kế, tổ chức hoạt động du lịch mà thiếu quy luật xa này là hỏng ngành nghề du lịch ngay từ khi mới xây dựng. Quy luật xưa là giá trị vượt thời gian, đó là các di tích, các kiến trúc, các khu rừng, các hang động hàng triệu năm... Tuy nhiên ở đây cần phải chỉ ra được cái xưa đấy thành cảm xúc cho du khách như các nhà nghệ thuật điện ảnh mô tả về sử tích, băng hà, thần bí... làm cho người xem không chớp mắt bên màn hình. Cái xưa này có thể chia ra thành các loại cây cổ thụ, những cung điện, những đầm lầy cổ, những con sông cổ, những trận đánh nhau trong cổ đại... Ví dụ, nếu ở miền Tây, ta có thể tạo dựng lại trận đánh quân Xiêm của vua Quang Trung để làm sống lại thời xưa trong hiện tại... Ở Việt Nam có rất nhiều những giá trị lịch sử giữ nước thì đây là nguồn tài nguyên vô giá mà chúng ta đã để lãng phí quy luật xưa của du lịch. 2. Phạm trù gần gũi (*) GS.TS., Trường Trung cấp Âu Việt.
  2. Gần gũi là một phạm trù quan trọng của du lịch. Không gần gũi không ai đến du lịch cả. Trái với xa xưa, gần gũi là sự hấp dẫn của tình cảm hơn là cảm xúc của phạm trù xa xưa. Phạm trù gần gũi có hai quy luật cơ bản là quy luật gần và quy luật gũi. Quy luật gần cũng có hai trạng thái vật lý và tâm lý. Gần về vật lý là khoảng cách ngắn nhất. Nếu khách du lịch đến đâu đó mà thấy con người ở đó xa đằng đẳng thì họ không đến hoặc đến một lần và không trở lại. Những quốc gia thu hút được khách du lịch thì người dân thường là thân thiện; tuy nhiên tác giả không chọn phạm trù thân thiện vì thấy phạm trù gần gũi bao hàm hơn, vì gần tức là đến nơi và trực tiếp, còn nếu dùng quy luật “thân” thì không được rõ nét. Mỗi ai làm trong du lịch muốn bán được sản phẩm của mình đều phải gần khách, tức là tiếp cận, tiếp thị và chia sẻ qua câu chuyện. Ngoài sự gần gũi về mặt vật lý, ngày nay còn có công nghệ điện toán, điện tử, truyền hình... cũng có thể làm cho cả thế giới gần nhau. Tuy nhiên cái gần với tâm lý mới là quan trọng. Có nhiều khi gần thể xác nhưng tâm lý xa tít trời mây thì cũng hỏng về du lịch. Làm thế nào để người Việt Nam gần với công nghệ du lịch hiện đại lại là vấn đề trí tuệ. Việt Nam chúng ta hiện nay bị thế giới bỏ xa về công nghệ du lịch hiện đại đang là sự đáng báo động và cũng là yếu điểm của du lịch Việt Nam nên không thu hút được khách du lịch như các nước phát triển công nghệ du lịch hiện đại. Quy luật Gũi. Theo từ điển chữ Nôm, Gũi gồm có bộ khẩu cộng bộ hội - gần gũi đây nghe cũng động lòng. Như vậy, gũi chính là lời nói như hội hay có thể xem từ gũi là gần như hội. Nếu gần mà buồn bã thì chẳng ai muốn gần, vì thế gũi tức là như ngày hội. Du lịch là lễ hội, ngày hội, là giá trị hội tụ làm cho sự gần trở nên giá trị hơn nên họ sẵn sàng bỏ tiền để được gần và như vậy việc gần mới có ý nghĩa. Du khách có tâm lý được tôn trọng. Nếu đến đâu đó mà không tôn trọng họ thì họ đến để làm gì. Chúng ta xem lại xem việc tôn trọng du khách của Việt Nam thế nào? Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạt động du lịch trả lời cho quy luật gần gũi này. 3. Phạm trù mới mẻ Phạm trù mới mẻ là sự quan trọng của sản phẩm du lịch. Nếu không có cái mới mẻ sẽ không thu hút được du khách, cái mới ở đây không đơn giản là mới mà phải hiểu trọn vẹn “Mới mẻ” mới thấu đáo phạm trù này. Phạm trù mới mẻ có quy luật mới và quy luật mẻ. Quy luật Mới xuất hiện về giá trị chưa được phát hiện trước đó hoặc mới được tạo ra từ góc độ xây dựng, sáng tạo, tạo dựng trong kiến trúc, xây dựng, sân khấu, văn chương, điện ảnh ... và ngay cả việc phát hiện được cái cũ cũng là cái mới. Có thể nói quy luật mới rộng lớn vô cùng, nhờ quy luật mới đã làm cho cuộc sống đổi thay. Nếu bạn chỉ có một món ăn và cứ ăn đi ăn lại mãi thì nó không còn mới nên cần thay đổi. Người xưa nói “mùa nào thức nấy” thể hiện giá trị ẩm thực theo mùa. Ngày nay do công nghiệp nên người ta gói cả bánh chưng ngày tết chẳng cần ngày tết... thì còn gì là thú vị. Quy luật mới cần phải được tôn trọng thực sự, nếu không tôn trọng quy luật mới thì tự chúng ta làm cho nó cũ đi mà mất giá trị của quy luật xưa. Hiện nay ở Việt Nam đang lạm dụng quy luật xưa cho mới trong khi không biết tạo ra cái mới để tăng giá trị xưa, từ đó dẫn đến nhàm chán ở du khách, mà ngay cả ta còn nhàm chán thì nói gì đến du khách. Đây là vấn đề đáng báo động. Quy luật mẻ. Theo từ điển chữ Nôm, Mẻ có trong cụm từ Mát mẻ, Nát như mẻ, cho nó một mẻ, Xứt mẻ, Bát mẻ, Nuôi mẻ để nấu ăn, Lo mẻ miệng, Đồ gốm cổ mẻ miệng. Theo từ điển tiếng Việt, Mẻ là chất chua làm từ cơm nguội lên men; trong sản xuất như “mẻ gang ra lò”, “kéo một mẻ lưới”, bị sứt bị mẻ. Theo các khái niệm trên ta có quy luật mẻ trong du lịch tức là tạo ra những chuyến du lịch đạt được mục tiêu và tuổi đời sản phẩm du lịch. Nếu không xác định được tuổi đời sản phẩm du lịch chúng ta sẽ bị thua lỗ khi làm mới mà chưa thu hồi được vốn. Ví dụ, nếu một năm ta tạo
  3. ra một kỳ hội khoảng 1 tuần thu hút khách du lịch, khách đông nên ta phải chuẩn bị đón tiếp ... sau đó số khách không còn đông nữa thì cơ sở hạ tầng trở nên hoang phí , như vậy là có mới mà chưa “trọn một mẻ”. Quy luật mẻ đòi hỏi đầu tư mới phải tính đến thu hồi vốn và có lời. Nếu đầu tư mới mà không có lời thì chỉ đạt quy luật mới mà thiếu quy luật mẻ. Ở Việt Nam hiện nay nhiều địa phương làm du lịch theo phong trào, làm cho hoành tráng để thể hiện cái mới mà quên hiệu quả của đầu tư. Đầu tư mới không khó, nhất là ngày nay nguồn tiền trên thế giới đang dư thừa so với trước đây, nhưng các nhà đầu tư sợ nhất mất vốn nên họ không dễ dàng đầu tư; còn nước ta tuy nghèo lại “chơi sang” nên đã vi phạm quy luật mẻ, làm “sứt mẻ kinh tế do làm mới”. 4. Phạm trù sâu sắc Phạm trù sâu sắc thu hút khách du lịch trí tuệ. Hiện nay nhân loại có trí tuệ cao nhất từ xưa đến nay vì thế xây phạm trù Sâu sắc là phạm trù quan trọng của du lịch. Sâu sắc tức là phải nghĩ mãi mới hiểu một vấn đề nhỏ, hay có thể nói “giấu kim đáy bể cho du khách đi tìm” thì đó là phạm trù sâu sắc du lịch. Phạm trù sâu sắc có hai quy luật. Quy luật Sâu Sâu tức là đối lập với nông. Sự hời hợt cũng không được gọi là sâu. Khi nói tới cái sâu du lịch thì ở đấy không đơn giản là vùng biển sâu, cái giếng sâu, hố sâu ... mà sâu hơn cả cái sâu là cái thách đố du khách khám phá. Có một nhà ngôn ngữ học Việt Nam đố một người bạn người Tiệp Khắc đến du lịch ở Việt Nam và học tiếng Việt, câu đố “chó treo mèo đậy”. Anh bạn người Tiệp Khắc đoán ngay là “con chó bị treo lên, con mèo bị nhốt lại”. Sâu trong du lịch chính là giá trị thẩm mỹ có tầm mỹ học, nhưng đáng tiếc chúng ta không đưa được tầm mỹ học vào du lịch vì thế nó trở nên tầm thường, đơn giản, biến những “âm vang ngàn xưa” thành “tiếng kẻng” nên khách cảm nhận không hết, hoặc chúng ta không đủ hiểu giá trị thẩm mỹ trong những di tích, lịch sử, văn chương, kiến trúc... nên chỉ tả được bề nổi mà thiếu bề sâu. Ví dụ, Bạn sẽ tả cho du khách về “Cột đá thề đền Hùng” thế nào? Đây là vấn đề vừa thiếu lại vừa yếu của trí thức du lịch nước ta. Nếu chúng ta không hiểu giá trị chiều sâu của nền văn hiến ngàn năm thì làm sao có thể nói cho du khách hiểu, mà khách không hiểu thì có gì mà người ta phải tìm hiểu. Nước ta là nước có nền văn hóa lâu đời vì thế cần phải đủ trình độ sâu trong những văn hóa nổi thì mới sử dụng được quy luật này. Quy luật Sắc Sắc phải nói đó là thanh sắc, sắc nét, sắc xảo... Đây là những vấn đề nhạy cảm trong du lịch. Thiếu sự nhạy cảm không tạo nên du lịch hiện đại. Sự nhạy cảm ở đây là nhạy cảm cảm xúc, nhạy cảm thời cuộc, nhạy cảm chính trị... Bất cứ quốc gia nào cũng có những đặc thù bản sắc của mình, chúng ta thử hỏi bản sắc du lịch Việt Nam là gì? Ai sẽ trả lời câu hỏi này. Nếu ta không tìm ra bản sắc du lịch Việt Nam, bản sắc du lịch Tây Bắc, bản sắc du lịch Tây Nguyên, bản sắc du lịch Tây Nam bộ... thì có gì để mài sắc ngành du lịch trong cuộc cạnh tranh hiện nay. Đây là vấn đề cần quan tâm và làm sáng tỏ để tạo ra đa dạng sản phẩm du lịch Việt Nam mà các vùng miền không “đụng hàng”. 5. Phạm trù Vui vẻ Chúng ta đến với phạm trù vui vẻ là phạm trù cuối cùng trong “ngũ hành thức” mà tác giả xin gửi đến. Phạm trù Vui vẻ cũng không dễ thực hiện vì người Việt Nam chúng ta có ngạn ngữ “cái nết đánh chết cái đẹp”, vì thế trong lòng rất tốt nhưng nét mặt lại lo toan ít vui. Đây là vấn đề cần làm sáng tỏ trong hai quy luật sau: Quy luật Vui Vui là một trạng thái tâm lý hưng phấn tích cực thường xuất hiện ở con người khi người
  4. ta đạt được mục tiêu, mục đích, giá trị nào đó. Nếu không đạt được mục đích, mục tiêu hoặc giá trị nào đó thì khó mà vui. Tuy nhiên, trong du lịch thì ngược lại, ban chưa đạt được cái gì bạn cũng phải vui vì khi bạn vui du khách mới đến, mà du khách đến bạn mới đạt được mục đích, mục tiêu và giá trị nào đó. Nếu đợi đến khi đạt được mục đích, mục tiêu, giá trị bạn mới vui tức là bạn đã rơi vào “vui muộn”. Bạn vui kiểu này thì khách đã về nước họ rồi. Bạn phải vui từ khi du khách chưa đến để niềm vui đó tạo được dòng sóng trên thị trường du lịch thế giới thì du khách mới chịu sự tác động, và bạn mới thu hút được tâm lý họ. Ta biết đấy, du khách phải mệt mỏi ở nơi họ ở thì họ mới đi du lịch, khi đến du lịch mà họ còn mệt mỏi hơn thì ai đến. Như vậy việc tạo ra dòng lan tỏa niềm vui là chìa khóa phát triển du lịch thuộc quy luật vui này. Quy luật Vẻ Vẻ tức là nhiều vẻ. Nếu chỉ có một trò vui từ Bắc vào Nam thì du khách sẽ nhàm chán và mệt mỏi. Mỗi vùng miền tạo ra một vẻ để du khách thỏa mãn khám phá cái muôn hình muôn vẻ Việt Nam. Nhưng đáng tiếc cái vẻ du lịch đơn điệu quá, bãi tắm biển nào cũng thế vì nhếch nhác, nơi nào cũng thế vì chèo kéo du khách... thì còn gì để thu hút du khách. Cái đa dạng sản phẩm du lịch, cái an toàn du khách, niềm tin du lịch chính là quy luật vẻ này. Nếu làm du lịch mà thiếu quy luật vẻ kể như phá sản. Quả thực nếu chúng ta khám phá du lịch tuân theo năm phạm trù, mười quy luật trên thì tự nó dù ở đâu trên đất nước Việt Nam đều có thể tạo ra được sản phẩm du lịch độc đáo và có như thế chúng ta mới thu hút được du khách bốn phương. Để khai thác du lịch theo năm phạm trù, mười quy luật này đòi hỏi ngành du lịch, những người tâm huyết với du lịch Việt Nam phải thật sự lăn lóc sâu vào tiềm năng du lịch Việt Nam để làm cho nó sống lại thì đấy là công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành du lịch. Tất cả đều từ con người và con người Việt Nam sẽ quyết định cho du lịch Việt Nam phát triển đến đâu chứ không phải do du khách từ đâu đến. TÓM TẮT Bài viết đề xuất Năm phạm trù phát triển du lịch: Xa xưa, Gần gũi, Mới mẻ, Sâu sắc, Vui vẻ. Để khai thác du lịch theo năm phạm trù, mười quy luật này đòi hỏi ngành du lịch, những người tâm huyết với du lịch Việt Nam phải thật sự lăn lóc sâu vào tiềm năng du lịch Việt Nam để làm cho nó sống lại thì đấy là công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành du lịch. Tất cả đều từ con người và con người Việt Nam sẽ quyết định cho du lịch Việt Nam phát triển đến đâu chứ không phải do du khách từ đâu đến.
nguon tai.lieu . vn