Xem mẫu

  1. MUỐN KHỎI BỊ CÚM: NÊN RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN Là một bác sĩ nhi khoa, tôi thường xuyên tiếp xúc với những trẻ em bị bệnh nhiễm trùng, nhất là vào mùa cúm. Các em thường ho, hắt xì ngay vào mặt người khám bệnh và dĩ nhiên là ít khi nào nhớ lấy tay che lại như người lớn. Cha mẹ các em thường hỏi tôi một cách ái ngại: “Chắc BS dễ bị lây bệnh lắm vì phải kề cận với vi trùng bệnh hằng ngày?” Trả lời câu hỏi, tôi thường dùng dịp này để nói về công dụng của chuyện rửa tay. V ì tuy phải tiếp xúc với các vi trùng bệnh hằng ngày, tôi rất ít khi bị lây bệnh. Đó là nhờ tôi rửa tay thường xuyên, mỗi ngày 3, 4 chục lần là chuyện thường, đến nỗi tay khô khốc và dễ bị ngứa nếu không nhớ thoa kem Rửa tay là một hành động quá thông thường và tự nhiên, tuy đòi hỏi phải được chỉ dẫn chút ít nhưng không ai là không thể làm được. Miễn là người ta nhớ đến chuyện rửa tay và không cảm thấy quá vội vã đến nỗi quên đi chuyện này. Giản dị như vậy, nhưng chuyện rửa tay là một trong những
  2. cách tốt và hiệu quả nhất để ngăn lây truyền bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh cảm, cúm, tiêu chẩy... Hậu quả tai hại của chuyện "quên" rửa tay Nếu đứng quan sát những người dùng phòng vệ sinh công cộng, người ta sẽ dễ dàng thấy là ít nhất 1/3 số người nơi ấy đã không rửa tay sau khi dùng cầu. Đây là con số đưa ra do cơ quan American Society of Microbiology tức Hội Vi trùng Học Hoa Kỳ sau khi quan sát những người dùng phòng vệ sinh ở phi trường. Cơ quan CDC (Cơ Quan Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh) cũng đưa ra con số này. Ngoài chuyện cần rửa tay sau khi dùng cầu, người ta cũng cần phải rửa tay trong suốt cả ngày nữa. Vì sao? Suốt ngày, ta lưu cữu vi trùng trên bàn tay do phải tiếp xúc với nhiều thứ khác nhau: tay người khác (bắt tay), mặt bàn, mặt ghế, nắm cửa, điện thoại, thức ăn, thú vật như chó mèo... Nếu không rửa tay, khi ta dùng tay dụi mắt, mũi hay cho vào miệng, bốc đồ ăn..., ta sẽ tự làm mình nhiễm trùng. Hơn nữa ta có thể truyền vi trùng cho người khác khi ta đặt tay lên những thứ kể trên. Những bệnh lây truyền từ bàn tay thường là bệnh cảm, cúm, tiêu chẩy. Bệnh cảm là một bệnh nhẹ nhưng bệnh cúm thì khác hẳn, nhất là đối với
  3. người già và những người bị bệnh kinh niên. Họ có thể bị biến chứng thành sưng phổi, một bệnh nặng có thể gây ra tử vong. Ngoài những bệnh trên, một cách lây truyền bệnh là do từ thức ăn. Những người làm việc trong ngành sửa soạn thức ăn, nếu không rửa tay kỹ, có thể gây ra bệnh cho rất nhiều người, nhiều nhất là bệnh nhiễm vi trùng Salmonella gây tiêu chẩy ra máu và sốt hay vi trùng E. Coli hoặc siêu vi viêm gan A, có thể rất nặng và cũng đưa đến tử vong. Theo cơ quan CDC, mỗi năm có tới 76 triệu người Mỹ bị nhiễm vi trùng từ thức ăn, trong số này có 5000 người chết và rất nhiều người bị buồn nôn, tiêu chẩy và ói mửa. Cần rửa tay đúng cách Có 2 cách rửa tay: a) dùng nước và xà bông b) dùng thuốc rửa tay có chất cồn, không cần nước (alcohol-based hand sanitizer). a) Cách rửa tay dùng nước và xà bông: ai cũng nghĩ là cần gì phải học cách rửa tay vì nó quá dễ. Nhưng muốn rửa tay cho có hiệu quả, ta cần để ý đến những điểm sau: để tay dưới vòi nước ấm đang chẩy, xát xà bông vào tay cho có bọt nhiều. chà xát 2 bàn tay vào nhau thật kỹ khoảng 10 tới 15 giây.
  4. chà hết mọi chỗ của bàn tay, nhất là mặt lưng và giữa các ngón tay cũng như dưới móng tay. xả nước thật kỹ chùi tay khô bằng khăn sạch hoặc khăn giấy dùng 1 lần. nếu dùng cầu công cộng, đừng dùng tay đã sạch để khóa vòi nước. Lau tay khô, xong dùng khăn đã dùng để tắt vòi nước. b) Cách rửa tay dùng thuốc rửa tay có chất cồn (alcohol based hand sanitizers): từ vài năm nay, thuốc rửa tay có chất cồn không cần nước đã được dùng ngày càng nhiều. Người ta cho rằng rửa tay bằng cách này hiệu quả trong việc giết sạch vi trùng và siêu vi gây bệnh hơn cả nước và xà bông. Nhiều thuốc bán trên thị trường có thêm chất giúp tay khỏi bị khô rất tốt. Chỉ nên dùng những loại thuốc rửa tay có chất cồn (alcohol-based). cho thuốc vào lòng bàn tay. Đọc nhãn hiệu để biết dùng bao nhiêu thì đủ. chà xát kỹ hai tay vào nhau, chà hết cả bàn tay cho tới khi tay khô. Tuy nhiên, nếu tay bạn rất dơ, thấy rõ ràng các vết dơ, bạn nên rửa tay bằng nước và xà bông thay vì dùng chất thuốc trên. Khi nào cần rửa tay
  5. Nếu lúc nào cũng rửa tay thì có thể giữ tay bị dính rất ít vi trùng. Tuy nhiên, có thể bạn đã trở thành người bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ quá độ. Những trường hợp sau đây, bạn nên và cần phải rửa tay: Trước khi ăn Sau khi đi vệ sinh Sau khi thay tã. Rửa cả tay của người mang tã. Trước và sau khi làm thức ăn, nhất là trước và sau khi cắt hay nhồi thịt sống, cá sống. Sau khi rờ thú vật hay dính phân thú vật Sau khi hỉ mũi Sau khi ho hay hắt xì vào tay Trước và sau khi săn sóc một vết thương. Trước và sau khi đụng vào một người bệnh hay người bị thương. Sau khi đổ rác hay chạm tay vào thùng rác. Trước và sau khi thay contact lens. Trẻ em cũng cần phải rửa tay thường xuyên
  6. Trẻ em còn cần phải rửa tay hơn người lớn để tránh bị lây bệnh. Để tập cho trẻ thói quen rửa tay, bạn nên làm gương, rửa tay cùng với chúng và đứng quan sát xem chúng rửa tay đúng cách hay không. Đặt những tấ m bảng nhắc nhở rửa tay ở ngay bồn rửa mặt của cháu. Các em lớn có thể dùng thuốc rửa tay như đã nói trên. Trẻ em nhỏ cũng có thể dùng thuốc rửa tay nếu đã được chỉ dẫn cẩn thận. Nên chờ cho tay thật khô trước khi ăn để tránh khỏi nuốt chất cồn vào bụng. Cất kỹ chai thuốc sau khi dùng xong. Trẻ em được gửi ở các nhà trẻ cần được dậy cho rửa tay nhiều lần trong ngày. Vườn trẻ là nơi các em dễ bị lây bệnh nhất. Hỏi nhân viên vườn trẻ xem họ có nhắc nhở các em rửa tay thường không, không chỉ trước khi ăn mà thôi. Bs Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng
nguon tai.lieu . vn