Xem mẫu

  1. MƯỜI LỜI KHUYÊN BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI Điều 1. Cần biết tình trạng sức khỏe của mình Muốn có một nội dung luyện tập, bồi dưỡng sức khỏe một cách thích hợp, phải hiểu tình trạng sức khỏe của mình. Sự già hóa của cơ thể có những quy luật. Nếu khéo vận dụng vào các quy luật đó thì vẫn có thể được sức khỏe lúc tuổi cao. Ngược lại, nếu hành động không theo quy luật đó sẽ có nhiều tác hại. Trong quá trình hóa già của cơ thể, cần chú ý hai đặc điểm sau đây: 1.1. Đặc điểm thứ nhất Độ tuổi từ 70-80 tuổi thì nhiều chức năng trong cơ thể giảm sút so với lúc 30 tuổi: Giảm 20% về tiêu thụ oxy theo bề mặt cơ thể (m2) Giảm 20% khối lượng tế bào theo bề mặt cơ thể (m2) Giảm 35% cung lượng tim Giảm 40% dung tích sống Giảm 60% thể tích thở ra tối đa/giây Giảm 40% mức lọc cầu thận Giảm 35% thải creatinin qua thận Giảm 40% sức bóp bàn tay 1.2. Đặc điểm thứ hai Khi tuổi cao, hay có nhiều bệnh tật kèm theo. Điều tra trên 13,392 người từ 60 tuổi trở lên ở nước ta cho thấy: Bệnh về xương khớp chiếm 43,69% Bệnh hô hấp chiếm 19,63%
  2. Bệnh tiêu hóa chiếm 18,25% Bệnh tim mạch chiếm 13,52% Bệnh máu chiếm 2,24% Bệnh thận tiết niệu chiếm 1,61% Ngoài ra còn có nhiều bệnh khác về ngũ quan (nhất là mắt, tai …) về răng, tinh thần kinh. Điều đáng chú ý là ở người cao tuổi hay đồng thời có nhiều bệnh nhất là bệnh mạn tính. Một số điểm cần chú ý ở người cao tuổi. Chỉ số huyết áp của mình. Nếu có điều kiện: kết quả xét nghiệm cholesterol máu, X-quang tim, điện tâm đồ. Đề nghị thầy thuốc cho biết hiện nay mình có bệnh gì (bệnh chính và bệnh phụ). Trình bày qua cho thầy thuốc dự kiến về luyện tập và bồi dưỡng sức khỏe của mình để thầy thuốc góp ý cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh tật. Định kỳ đến kiểm tra sức khỏe, so sánh với lần trước. Điều 2. Bảo vệ thần kinh Cơ thể con người là một khối thống nhất, hoạt động điều hòa dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào sự chỉ huy điều hòa nhịp nhàng đó. Nếu hệ thần kinh trung ương suy yếu, tuổi thọ sẽ bị rút ngắn. Trong việc bảo vệ hệ thần kinh trung ương, cần chú ý những việc sau đây: 2.1. Đảm bảo giấc ngủ Giấc ngủ là điều kiện thiên nhiên của sự tồn tại đối với con người. Không một thứ thuốc nào dù quý đến đâu có thể thay thế được. Thiếu ngủ, mất ngủ
  3. cơ thể mau già. Ngoài việc đảm bảo thời gian ngủ, còn phải chú ý đến chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ ngon, giấc ngủ say giúp cơ thể mau phục hồi lại sức lực. Để đảm bảo giấc ngủ cần chú ý những điểm sau: Mỗi ngày ngủ khoảng 7-8 giờ: người cao tuổi nên ngủ thêm chút ít buổi trưa. Ngủ và dậy vào những giờ nhất định: tốt nhất là nên ngủ sớm dậy sớm. Cố gắng đảm bảo chung quanh im lặng vào giờ ngủ. Trước khi ngủ tránh ăn nhiều, uống nhiều. Không hút thuốc, uống chè đặc, cà phê vào buổi tối. Tránh suy nghĩ căng thẳng, xúc động mạnh. Chuẩn bị nơi nằm cho tốt thoáng khí: mùa rét phải đủ ấm, chăn chiếu màn gối phải sạch sẽ; đảm bảo không khí thoáng mát không có mùi hôi, khó chịu. Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết. Ban ngày nên tập vận động, lao động chân tay để tạo điều kiện cho đêm ngủ ngon. Nếu ngày ngủ nhiều, ít vận động đêm sẽ khó ngủ. Nếu có bệnh gây khó ngủ (tăng huyết áp, đau răng, viêm xoang …) cần đi chữa bệnh. 2.2. Hạn chế tiếng động Các công trình nghiên cứu gần đây đều chứng minh là tiếng động cũng tác hại như ô nhiễm không khí và các tia phóng xạ. Các tiếng động nhỏ, nhưng kéo dài cũng hại như tiếng động mạnh. Tiếng động mạnh và tiếng động kéo dài - dù nhỏ - làm tổn thương các tế bào thần kinh thính giác và gây một số bệnh do thần kinh căng thẳng: suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, loét dạ dày. Một số điểm cần chú ý: - Trừ những trường hợp thật cần thiết (do nghề nghiệp bắt buộc) nên hết sức
  4. tránh những chỗ có nhiều tiếng động mạnh, tiếng động kéo dài. - Tránh gây những tiếng động mạnh trong sinh hoạt hàng ngày: sập cửa mạnh, vặn đài quá to, nghe nhạc quá ồn, cãi nhau to tiếng … Tập thói quen nói năng, đi đứng, làm mọi động tác thật nhẹ nhàng, ít phát tiếng động. - Làm việc và sống trong bầu không khí yên tĩnh ở cơ quan cũng như ở nhà. Khi cần tập trung nghiên cứu suy nghĩ, tránh vặn đài hoặc nhạc. - Lúc nghỉ ngơi, tranh thủ mọi điều kiện để ra chỗ yên tĩnh, càng gần thiên nhiên càng tốt. Thiên nhiên có tác dụng an thần rất lớn. 2.3. Giữ một tâm hồn thanh thản Điều tra trên các cụ trăm tuổi đều thấy các cụ có một sự thăng bằng về tinh thần đáng ngạc nhiên. Đứng trước các việc vui buồn các cụ đều giữ được sự điềm đạm và tự chủ hiếm có, không bao giờ thái quá. Để có được tâm hồn thanh thản cần chú ý: Sống có lý tưởng cao đẹp, phấn đấu hết sức mình để thực hiện lý tưởng đó, bỏ qua những việc vụn vặt không đáng bận tâm. Quan tâm đến mọi người, làm điều tốt lành không tính toán. Đem lại niềm vui cho mọi người cũng chính là đem niềm vui cho bản thân mình. Với mỗi người, một nụ cười, một cử chỉ thân mật, giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn, an ủi những người đang có việc buồn, động viên những người đang gặp thất bại khó khăn, vấp váp. Rộng rãi với thế hệ trẻ: không nên và cũng không thể yêu cầu những lớp trẻ phải sống như mình, như thời trước của mình. Mỗi thế hệ chỉ có thể làm tròn nhiệm vụ của mình nếu biết sống phù hợp với thời đại mình đang sống. Tốt nhất là bằng cuộc sống gương mẫu, bằng kinh nghiệm của mình hết lòng động viên dìu dắt thế hệ trẻ hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang nhất
nguon tai.lieu . vn