Xem mẫu

  1. Mục tiêu, nhắm, bắn... Khi bạn cần sáng tạo cho một vấn đề cũng vậy, hãy tách nhỏ nó ra thành những vấn đề cụ thể. Não sẽ dễ dàng bắt tay vào làm việc hơn khi nó nhìn thấy mục tiêu rõ ràng, không bị “choáng ngợp” trước một nhiệm vụ quá lớn đến mức tưởng chừng “bất khả thi”. Có nhiều cách để chia nhỏ một sự vật, sự việc, bạn hãy vận dụng những đặc tính giúp bạn khai phá và mổ xẻ vấn đề tường tận nhất. Đố vui: Có bao nhiêu hình tam giác trong hình bên cạnh? Bạn phải đếm trước khi đọc đáp án nhé. Đáp án: Bạn dễ dàng đếm được 16 hình tam giác nhỏ, thêm 1 hình tam giác lớn bên ngoài, vậy là 17 hình. Nhưng chỉ khi nhìn kỹ hơn, phân tích hình tam giác lớn cẩn thận, bạn sẽ thấy thêm 10 tam giác cở nhỡ bao gồm 4 và 9 tam giác nhỏ. Tổng cộng là 27 hình tam giác. Bạn phải cải thiện sức khỏe ư? Bạn muốn có một cơ thể cân đối à? Vậy mà ngày này qua tháng nọ, bạn đành phải gấp những bộ cánh mình yêu thích nhất lại và để vào góc tủ kia. Giảm cân là chuyện không tưởng! Do đâu? Khi đối mặt với một vấn đề hay tình huống cần phải giải quyết, chúng ta thường nhìn chúng một cách chung chung như: cần cải thiện sức khỏe, phải giảm cân, cần cải thiện đời sống, phải tăng doanh số, phải độc đáo… mà không vạch ra cho mình một mục tiêu cụ thể để hành động. Giống như một ngôi nhà có nhiều phòng, mỗi phòng lại được cấu thành bởi nhiều chi tiết khác nhau. Khi bạn muốn nâng cấp hay sửa chữa ngôi nhà ấy, hãy lần lượt tính xem, bạn muốn làm gì cho từng căn phòng; trong từng phòng, bạn muốn sơn màu gì, rèm cửa tông sáng hay tối, vị trí của giường ngủ, đèn trang trí đặt ở đâu, giá sách ở chỗ nào thì vừa mắt, sàn màu gì để hợp với tường và trần… Lúc ấy, bài toán phải giải quyết sẽ sáng tỏ hơn nhiều. Khi bạn cần sáng tạo cho một vấn đề cũng vậy, hãy tách nhỏ nó ra thành những vấn đề cụ thể. Não sẽ dễ dàng bắt tay vào làm việc hơn khi nó nhìn thấy mục tiêu rõ ràng, không bị “choáng ngợp” trước một nhiệm vụ quá lớn đến mức tưởng chừng “bất khả thi”. Có nhiều cách để chia nhỏ một sự vật, sự việc, bạn hãy vận dụng những đặc tính giúp bạn khai phá và mổ xẻ vấn đề tường tận nhất. Sau đây là một số thuộc tính gợi ý cho bạn:
  2. Thuộc tính vật lý: chiều cao, cân nặng, độ dài rộng, màu sắc, trình tự, tốc độ, góc độ - di chuyển, mùi vị, âm thanh, chất liệu, cấu trúc… Thuộc tính thời gian: nguồn gốc, lịch sử, quá khứ, hiện tại, tương lai, mục đích sử - dụng cuối cùng… Thuộc tính sản xuất: ý tưởng ra đời, cách sản xuất, thử nghiệm, tiếp thị, vận chuyển, - phân phối, bán, sử dụng… Thuộc tính tâm lý: Sự vật tạo cho bạn cảm giác gì? Hạnh phúc, buồn bã, biết ơn, ấn - tượng, khát khao, hài lòng, lãnh đạm… Thuộc tính văn hóa: Việc sử dụng sự vật có bị hạn chế, cấm cản gì không? Ý nghĩa - của sự vật đối với đối tượng sử dụng? Đối với những người sử dụng khác nhau, mục đích và chức năng của sự vật có như nhau không? Ví dụ, bạn có thể chia nhỏ một chiếc ghế theo các thuộc tính vật lý: thành ghế, mặt ghế, tay vịn, hình thù, chân ghế, bọc chân ghế, chất liệu làm ghế… Từ đó, việc sáng tạo một chiếc ghế mới trở thành việc tìm giải pháp độc đáo cho từng thành phần kể trên. Cách chia nhỏ thành những mục tiêu cụ thể được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực hoạt động đời sống chứ không riêng gì trong sáng tạo tiếp thị. Khi bạn cải thiện được những yếu tố nhỏ, tổng thể các thay đổi sẽ tạo thành một bước đột phá lớn mà ngay từ đầu bạn không hình dung ra. Nó tương tự như phép toán nhân: 5 x 5 x 5 x 5 x 5 = 3.125; chỉ cần tăng mỗi thừa số thêm 20%, bạn sẽ có kết quả gấp 2,5 lần: 6 x 6 x 6 x 6 x 6 = 7.776.
nguon tai.lieu . vn