Xem mẫu

  1. Physical Education and School Sports MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KỸ NĂNG DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI TS. Nguyễn Thu Nga, ThS. Trần Đình Phòng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đề tài đã xác định được nhận thức của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học và ảnh hưởng của các yếu tố xã hội tới quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên. Từ đó, giúp quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả. Từ khóa: Yếu tố; ảnh hưởng; kỹ năng dạy học; sinh viên; giáo dục thể chất Abstract: Using conventional scientific research methods has determined the awareness of students and staff about teaching teaching skills and the influence of social factors on the process of training teaching skills student study. Thereby, helping the process of training students' teaching skills achieve quality and efficiency. Key word: Element; affect; teaching skills; pupil; physical education 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ tình hình và nguyên nhân: “Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp... Còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành... Chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc” Thời gian gần đây các trường sư phạm nói chung và sư phạm ngành giáo dục thể chất nói riêng đã có rất nhiều cố gắng trong việc giáo dục - đào tạo sinh viên - những thầy, cô giáo tương lai có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo giáo viên trong tình hình mới và đặc biệt khi tiếp cận chương trình GDPT mới 2018 đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, qui định. Trong đó, kỹ năng dạy học của một số giáo viên còn hạn chế thể hiện sự lúng túng, thiếu thành thạo... trong hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần được triển khai một cách có kế hoạch, khoa học, tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ. Ngoài ra, cần đòi hỏi cao ở sự tự rèn luyện thường xuyên, liên tục, của bản thân sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Để việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên có hiệu quả thì cần tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đó. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Một số yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng dạy học của sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội” PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 326
  2. Physical Education and School Sports Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: phân tích và tổng hợp tài liệu; phỏng vấn; quan sát sư phạm; kiểm tra sư phạm; toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Trường Đại học Thái Nguyên. Với số lượng Cán bộ, giảng viên: 243 và sinh viên: 426. 2.1. Nhận thức của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học Để tìm hiểu sự quan tâm của cán bộ, giảng viên và sinh viên tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu. Kết quả điều tra được biểu thị ở bảng 1 và được biểu diễn trên biểu đồ 1 Bảng 1. Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về sự quan tâm của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học MỨC ĐỘ TT ĐỐI TƯỢNG Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm n % n % n % n % 1 Sinh viên 69 16.2 133 31.22 142 33.33 82 19.25 Cán bộ, 2 42 17.28 79 32.51 81 33.33 41 16.87 Giảng viên 35 30 25 20 Sinh viên 15 Cán bộ - Giáo viên 10 5 0 Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm Biểu đồ 1. Nhận thức của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học Từ kết quả ở bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy, trong đánh giá của sinh viên, ở mức độ “Rất quan tâm”, tức là có sự quan tâm, chăm lo thường xuyên, liên tục của giảng viên tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên có 16.2% ý kiến lựa chọn, 31.22% cho rằng có sự quan tâm “Thường xuyên”, 33.33% sự quan tâm đó chỉ ở mức độ “Bình thường”. Đặc biệt, có 19.25% ý kiến của sinh viên cho rằng họ không nhận được sự quan tâm thường xuyên trong rèn luyện kỹ năng dạy học của mình. Kết quả điều tra ở cán bộ, giảng viên cho thấy sự quan tâm “rất thường xuyên” tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên có 17.28% lựa chọn, 32.51% cho rằng có sự quan tâm PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 327
  3. Physical Education and School Sports thường xuyên, 33.33% chọn mức độ bình thường, trong khi đó vẫn có 16.87% số cán bộ, giảng viên cho rằng không quan tâm tới công tác rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Qua trò chuyện, trao đổi vấn đề này với các giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội và các giảng viên thuộc khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các đánh giá đã đưa ra các ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, các đánh giá đều cho rằng đã có sự quan tâm tới sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học nhưng sự quan tâm còn hạn chế và chưa thường xuyên, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng dạy học trong quá trình đào tạo, học tập tại trường nhưng chưa có kế hoạch cụ thể và tiêu chí đánh giá rõ ràng, việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra đánh giá ít được quan tâm đúng mức. 2.2. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất Trong suốt quá trình đào tạo của trường sư phạm, trên cơ sở những kiến thức chuyên môn được trang bị, sinh viên cần được rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng dạy học. Trong quá trình rèn luyện các kỹ năng dạy học, với đối tượng là sinh viên các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chịu sự tác động của 5 yếu tố cơ bản. Thang điểm đánh giá các mức độ: Rất nhiều (4 điểm); Nhiều (3 điểm); Trung bình (2 điểm) và thấp (1 điểm). Kết quả được thể hiện ở bảng 2: Bảng 2. Tổng hợp kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học MỨC ĐỘ Trung Thứ TT CÁC YẾU TỐ Rất nhiều Nhiều Trung Bình Thấp Tổng bình bậc n % n % n % n % Tác động từ yêu cầu đổi 1 mới căn bản, toàn diện 153 35.92 68 15.96 167 39.20 38 8.92 1188 2.79 5 giáo dục, đào tạo Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào 2 268 62.91 98 23.00 45 10.56 15 3.52 1471 3.45 3 tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên 3 225 52.82 78 18.31 67 15.73 56 13.15 1324 3.11 4 của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay Tác động từ môi trường, điều kiện cụ 4 thể của các trường đại 289 67.84 112 26.29 25 5.87 0 0 1542 3.62 2 học sư phạm ngành giáo dục thể chất Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học 5 301 70.66 106 24.88 19 4.46 0 0 1560 3.66 1 sư phạm ngành giáo dục thể chất PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 328
  4. Physical Education and School Sports Kết quả ở bảng 2 được biểu diễn ở biểu đồ 2 cho thấy, các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho đối tượng nghiên cứu rất nhiều và nhiều là yếu tố thứ 4 và yếu tố thứ 5. Các yếu tố còn lại có tác động nhưng chỉ ở mức độ Trung bình và thấp 80 70 60 50 Rất nhiều 40 Nhiều 30 Trung bình Thấp 20 10 0 Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Yếu tố 5 Biểu đồ 2. Kết quả đánh giá của sinh viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học Cùng hướng điều tra như vậy, kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên được thể hiện ở bảng 3 và được biểu diễn trên biểu đồ 3 cho thấy Bảng 3. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học MỨC ĐỘ Trung Trung Thứ TT CÁC YẾU TỐ Rất nhiều Nhiều Thấp Tổng Bình bình bậc n % n % n % n % Tác động từ yêu cầu đổi 1 mới căn bản, toàn diện 18 7.40 29 11.93 85 34.98 111 45.68 440 1.81 5 giáo dục, đào tạo Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở 2 62 25.51 31 12.76 106 43.62 44 18.11 597 2.46 3 các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất 3 của đội ngũ giảng viên 60 24.69 30 12.35 35 14.40 118 48.56 518 2.13 4 của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 329
  5. Physical Education and School Sports chất hiện nay Tác động từ môi trường, điều kiện cụ thể của các 4 148 60.91 42 17.28 28 11.52 25 10.29 808 3.33 2 trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất Tác động từ đặc điểm của sinh viên đại học sư 5 198 81.48 36 14.81 9 3.70 0 0 918 3.78 1 phạm ngành giáo dục thể chất 90 80 70 60 Rất nhiều 50 Nhiều 40 Trung bình 30 Thấp 20 10 0 Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Yếu tố 5 Biểu đồ 3. Kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên về yếu tố tác động đến rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Từ các kết quả ở bảng 3 và biểu đồ 3 cho thấy: Cả 5 yếu tố đều tác động và ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau từ “rất nhiều” đến “thấp”. Trong đó yếu tố 5 và yếu tố thứ 4 được đánh giá là tác động “rất nhiều” điều này hoàn toàn phù hợp với thực trạng chung hiện nay. Lý giải về vấn đề này giảng viên HAD Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội cho biết: “Với đặc trưng của chuyên ngành đào tạo, đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất nên quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên cũng chịu sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn”. Giảng viên CBH trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Hiện nay, các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về cơ sở, vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập và rèn luyện của sinh viên, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên”. Thực tiễn cho thấy, việc hạn chế những tác động tiêu cực từ các yếu tố trên đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, chỉ mang lại hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ của Bộ, Ngành, các lực lượng sư phạm ở nhà trường, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 330
  6. Physical Education and School Sports 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được nhận thức của sinh viên và cán bộ, giảng viên về rèn luyện kỹ năng dạy học và những yếu tố xã hội cơ bản chi phối tới quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên. Mỗi yếu tố có vai trò, vị trí, tính độc lập tương đối, nhưng có mối liên hệ phối hợp, tác động qua lại với nhau, chứa đựng những khó khăn, thuận lợi cho quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Chính vì vậy, khi tổ chức quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên phải có cách nhìn toàn diện, tổng hợp, chú ý tới sự liên kết của các yếu tố để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình rèn luyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Ban Chấp hành TƯ (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội 3. Đinh Quang Báo (2012), Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 4. Phạm Thị Hương (2016), Nghiên cứu xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn thể thao nâng cao theo chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (Dẫn chứng môn Thể thao nâng cao Điền kinh), Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. Nguồn bài báo: Trích từ kết quả nghiên cứu của LATS “Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học ngành giáo dục thể chất” Nguyễn Thu Nga, Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, 2018. Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 331
nguon tai.lieu . vn