Xem mẫu

  1. MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT DÀNH CHO SINH VIÊN ThS. Lê Hữu Toàn, ThS. Võ Minh Vương Giảng viên Học viện Hàng không Việt Nam TÓM TẮT Cùng với nấc thang phát triển của xã hội loài người, ngay từ khi ra đời môn trò chơi vận động đã được đông đảo mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt. Nó được biểu hiện bằng sự xuất hiện của các trò chơi trong các lễ hội dân gian, đại hội TDTT các dân tộc như: đu quay, bắn cung, ném còn... Trò chơi vận động giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nó đã và đang thoả mãn những nhu cầu khác nhau của con người về giải trí văn hoá tinh thần. Thông thường người ta biết đến trò chơi vận động (TCVĐ) như là những hoạt động vận động sôi nổi, đơn giản để tiếp thu, khoẻ về thể chất, sảng khoái về tinh thần. Song trò chơi vận động còn có ý nghĩa cơ bản đó là tính giáo dục và giáo dưỡng, nó mang tính sư phạm cao. Vì lẽ đó nó không những được hoàn thiện và không ngừng phát triển. TCVĐ là chìa khóa cho cán bộ giảng dạy nhằm nâng cao thể lực, phát triển các tố chất vận động cho sinh viên như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, dẻo, khéo léo…dần dần cũng có các định hình động lực và đi tới hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo vận động. Từ khóa: Trò chơi vận động, giáo dục thể chất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói trong công tác giảng dạy TDTT như ngày nay ở bậc ĐH, CĐ, THCN và ở các bậc phổ thông, TCVĐ ngày càng được chú trọng và sử dụng rộng rãi như một phương tiện và phương pháp cơ bản của GDTC. Mối trò chơi thường có những qui định và luật chơi riêng nhưng cách thức để đạt được kết quả lại rất đa dạng và biến hoá. Chính vì lẽ đó mà các trò chơi có thể áp dụng vào tất cả các hoạt động của các môn thể thao. Mỗi môn có thể tìm ra một số trò chơi mang tính cách riêng nhằm mục đích bổ trợ một cách trực tiếp và gián tiếp tới quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các môn thể thao. Tuy nhiên cũng cần nắm vững các nguyên tác để áp dụng trò chơi sao cho có hệ thống và đúng với mục tiêu của môn học. Trong quá trình giảng dạy TDTT ở các trường đại học, cao đẳng nói chung và các trường đại học, CĐ chuyên ngành Sư phạm nói riêng có số lượng sinh viên nữ chiếm phần lớn thì ngoài mục đích là rèn luyện và nâng cao sức khoẻ, trang bị một số kỹ năng Vận động cơ bản để các em có thể duy trì và đáp ứng với nhu cầu học tập hiện nay thì còn phải tạo cho các em có cảm giác hứng thú, có tinh tự giác và tích cực coi môn học TDTT (GDTC) như là một phương tiện và nhu cầu cần thiết trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong học tập. Việc tạo nên hứng thú để có thể đạt được hiệu quả cao trong giờ học TD là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải có phương thức giảng dạy tốt, biết kết hợp các mặt giáo dục vào việc tập luyện và huấn luyện để tạo nên một không khi hào hứng cho người tập nhằm thực hiện được nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng. Với tính thiết thực như vậy trong bài viết này chúng tôi mạnh dạn nêu ra: “một số trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn giáo dục Thể chất dành cho Sinh viên” 296
  2. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Một số vấn đề lý luận chung về TCVĐ 2.1.1 Khái niệm về TCVĐ Trước khi đưa ra khái niệm cụ thể về TCVĐ thì các nhà nghiên cứu cũng đã dựa trên những đặc điểm sau: - Trò chơi là một hoạt động tự do, người tham gia không thể bị bắt buộc, nếu làm ngược lại thì trò chơi sẽ bị mất hết tính hấp dẫn của sự giải trí và tinh thần hào hứng. Ngay cả khi trò chơi mang tính chất một nghi thức người tham gia có nghĩa vụ phải góp phần tạo nên không khi náo nức và sôi động điều đó sẽ tạo ra sức cuốn hút, khiến người chơi không thấy nó bị gò ép. - Trò chơi là một hoạt động tách rời, nó diễn ra trong một giới hạn không gian và thời gian cụ thể được xác lập trước. Không gian và thời gian đó thay đổi tuỳ theo từng trò chơi, có thể là rất rộng mà cũng có thể là rất hẹp nhưng vấn tách rời cuộc sống lao động hàng ngày diễn ra trong phạm vi riêng biệt. - Trò chơi là một hoạt động vô thường, không ai có thể xác định trước diễn biến của nó, cũng như kết quả cuối cùng của trò chơi. Chính tính chất này nó đã tạo nên không khi hấp dẫn hào hứng của trò chơi, vì nó luôn luôn có một giới hạn dành cho sự sáng tạo và sự chủ động của những người tham gia. - Trò chơi là một hoạt động có qui tắc, có thể đơn giản hay phức tạp, thậm chí có khi rất mơ hồ không rõ ràng. Nhưng đó là những ước định mới của những người bước vào cuộc chơi mà nội dung chính là thay thế các quan niệm, các thói quen thông thường chi phối cuộc sống của con người thường ngày. Tức là khi tham gia cuộc chơi, con người phải tuần theo những ước lệ mới được thiết lập khiến cho mỗi người tham gia đều bình đẳng lúc xuất phát, không bị trói buộc vào cuộc sống thường ngày. - Trò chơi là một hoạt động giả định nằm ngoài cuộc sống bình thường, nó gây nên một nhận thức cảm giác đối với thực tại. Tuy có thể bắt nguồn từ những hoạt động thường ngày của con người, nhưng trò chơi bao giờ cũng tạo ra một cuộc sống khác hẳn. Trên cơ sở mục đích tác dụng và những đặc tính như vậy thì trò chơi vận động được khái niệm như sau: Trò chơi vận động là hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi hai yếu tố; - Vui chơi giải trí, thoả mãn nhu cầu vẻ mặt tinh thần. - Giáo dục giáo dưỡng thể chất (góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các yếu tố, khái niệm, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống). 2.1.2 Phân loại TCVD Việc phân loại TCVĐ cũng có rất nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau nhưng tóm lại dựa trên cơ sở một số căn cứ sau: - Căn cứ vào đặc điểm thao tác của hoạt động ta phân trò chơi thành các loại: đi bộ, chạy, nhảy, ném lao, trò mang vác.... Cách phân loại này nhằm phát triển những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. 297
  3. - Căn cứ vào mục đích giáo dưỡng các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo, sức bền và tính khéo léo. Cách phân lợi này nhằm cùng có và phát triển những tố chất cần thiết riêng biệt tuỳ vào mục đích cuả người hướng dẫn vui chơi, góp phần hoàn thiện những khả năng cần thiết cho cuộc sống. - Căn cứ vào nghề nghiệp mà ta có các trò chơi bổ trợ cho 1 nghề nghiệp hay một môn thể thao nào đó như: trò chơi bổ trợ môn bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, điền kinh... trò chơi xây dựng, trò chơi quân sự... - Căn cứ vào môi trường hoạt động mà có các trò chơi dưới nước, trò chơi trên cạn...Có nhiều tác giả lại căn cứ vào khối lượng vận động để phân chia các nhóm trò chơi tĩnh, trò chơi vận động hoặc phân chia theo các nhóm chính phụ... Nói tóm lại sự phân loại trong TCVĐ là rất đa dạng và tương đối phức tạp bởi tính mục đích và tác dụng rất rộng rãi trong các linh vụ hoạt động khác nhau. 2.2 Đặc điểm của trò chơi vận động Nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của TCVĐ ta thấy nó có một số đặc điểm chính như sau: Tính mô phỏng của TCVĐ: Hầu hết các trò chơi được sáng tác đều mang các màu sắc hoạt động thường ngày của con người. Bằng các hoạt động của các loài vật, con người đã biết nhân cách hoá thay đổi các cấu trúc bên ngoài, các thao tác để đạt được mục đích giáo dục, giáo dưỡng của mình. Tính tư tưởng của TCVĐ: Với ý nghĩa giáo dục của mình, ngoài tác dụng vui chơi, giải trí, TCVD còn góp phần hình thành nhân cách và giáo dục phẩm Chất đạo đức quí giá như: tính tập thể. Tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, lòng dũng cảm và ý chí quyết thắng trong hoạt động vui chơi. Và đồng thời trong khi chơi đã nảy sinh tính sáng tạo, tinh thần đồng đội cũng như ý thức tự chủ rất cao. Tính thi đua và mức vận động cho từng cách: tham gia vui chơi là biểu lộ đa dạng tình cảm của ý chí và thể lực. Nhất là đối với lúc tuổi nhỏ, sự ganh đua rất quyết liệt và rõ ràng. Tuy nhiên, chính vì sự ganh đua này nên người điều khiển vui chơi phải có phương pháp quản lý và giáo dục tính tự giác cho các em, tránh các biểu hiện quá ham chơi dân đến quá sức hay ngược lại quá thờ ơ dẫn đến lười biếng và trốn tránh trách nhiệm (thực tế trong trò chơi sự kiểm soát lượng vận động hoàn toàn tuỳ thuộc vào tính tự giác của người chơi). Cả hai ý nghĩa mang tính tích cực (ham chơi) và tiêu cực trong TCVĐ đều không đạt được mục đích giáo dục đúng nghĩa của nó. Bản chât xã hỏi và giai cấp trong TCVĐ: "Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội". ở môi xã hội khác nhau Sử dụng trò chơi với các mục đích khác nhau. Trong xã hội phong kiến đế quốc, trò chơi được tổ chức dưới dạng trò vui, trò tiêu khiển nhằm mục đích mua vui cho một nhóm người có quyền lực của giai cấp thống trị, đôi khi mua vui trên sự đau khổ của người khác... Trong xã hội ta, trò chơi nói chung và TCVĐ nói riêng đã trở thành một trong những phương tiện để GDTC và hướng dẫn sự phát triển của con người. TCVD được phổ biến rộng rãi trong học đường, các tổ chức câu lạc bộ, vùng đông dân cư thực chất đã góp phần làm phong phú đời sống tình thân của con người. Thông qua vui chơi mà con người được cũng có kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống vui 298
  4. tươi hơn, lành mạnh hơn và có ích cho xã hội. Bản chất một xã hội tiến bộ đã trả lại đích thực ý nghĩa chân chính của trò chơi và nó đã trở thành một như câu không thể thiếu được trong đời sống con người. 2.3 Tầm quan trọng của TCVĐ đối với việc giáo dục nhân cách và sự phát triển của thể chất 2.3.1 TCVĐ đổi với giáo dục nhân cách Trong giáo dục và đặc biệt là giáo dục nhân cách không có gì là chủ yếu và thứ yếu tất cả đều quan trọng, nhất là những biện pháp phát triển tình cảm tính cách, phép đối ứng và những hành vi cư xử. Từ sự hài hoà nhịp nhàng âm thanh và sự vận động tạo nên những hứng thú đa dạng và phong phú. Qua hoạt động trò chơi tạo ra các nguồn cảm hứng, nó có khả năng duy trì sự cảm thụ trực tiếp và niềm vui của các em mỗi khi phát hiện điều mới lạ. Tâm lý muốn chơi, muốn được chơi, muốn vươn lên ngang bằng hoặc trội hơn bạn bè là nguyên có tự nhiên nhưng rất cơ bản để từng em có sự nỗ lực thi đua và cố gắng để giành thắng lợi. Ngay trong khuôn khổ của những trò chơi đơn giản, những nguyên tắc bắt buộc mang tính thứ tự, tính ngẫu nhiên khách quan, sự giành hơn nhờ khéo léo, thậm chí may rủi vẫn đóng một vai trò hết sức to lớn kích thích những khả năng phát triển và hình thành những thói quen đạo đức. Việc biết nhường nhịn, biết lẽ công bằng không dùng sức mạnh tranh phần hơn khi thua cuộc, sợ sự xa lánh chê trách của bạn bè, biết tôn trọng bạn chơi, biết giành thắng lợi với niềm kiêu hãnh hơn tài chính đáng của các em có ý thức dần về vai trò của cả nhân, về lòng tự trọng và ý thức chan hoà trong sinh hoạt tập thể. Một đặc điểm quan trọng khác của trò chơi là những hoạt động giải trí có tính chất tập thể, trong đó các em tham gia đều phải tìm cách để đi đến một giải pháp chung được mọi người thừa nhận. Trong quá trình diễn biến của trò chơi các em tham gia đều phải biểu thị hai thái độ: Hợp đồng và ganh đua. Tuỳ theo tính chất của từng trò chơi mà các em tham gia có thể có sự đồng nhất với nhau ở mặt này nhưng lại độc lập với nhau ở mặt khác. Chính hai mặt hợp tác và ganh đua đã làm cho các em chơi có sự giằng buộc đó là nhân tố tạo thành những ý thức về mặt vai trò và tình cảm của bản thân đối với đồng đội. Sự chan hoà tương thân và tương ái với bạn bè. Tóm lại trò chơi đã đi từ những tác động cảm tính rồi nâng dần toàn bộ các chức năng cảm thụ. Một tác động tổng thể và toàn vẹn. 2.3.2 TCVĐ đổi với sự phát triển thể chất Đối với trò Chơi điều quan trong trước hết là nhận thức cho đúng bản chất cải tác nhân tự nhiên, tự giác và tính văn hoá trường tồn. Điều ấy trước hết không phải là sự hình thành ngay nhân cách hay là sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ mà là sự hấp dẫn, kích thích sự ham mê vận động từ những động tác đơn giản. Thực tế không ai phủ nhận giá trị tác dụng của trò chơi trong sự phát triển thể chất. Niềm vui của trò chơi, tiếng cười cởi mở qua trò chơi là những xúc tác mạnh mẽ giải thoát sự ức chế, sự dè dặt, sự mặc cảm thủa ban đầu, đồng thời gây ra những rung động cảm xúc rất phong phú đa dạng nó không chỉ làm theo mẫu, theo những nhu cầu 299
  5. hoạt động tích cực của các em mà còn hình thành những cảm xúc khác mang tính thẩm mỹ về con người và sự vật. Việc tìm hiểu cặn kẽ những cơ sở sinh lý về mô xương, về hệ thống cơ, về hệ thống tuần hoàn và những cơ quan tiêu hoá khác, hệ thần kinh trung ương, các tuyến nội tiết... ta dễ dàng nhận thấy cơ sở hợp lý của các hình thức vận động để hình thành thể chất thông qua các trò chơi có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Như vậy khi tiến hành tổ chức và hướng dẫn trò chơi giáo viên phải hiểu và thường xuyên thay đổi không nên vận động có cường độ cao tiêu hao nhiều sức lực hoặc những vận động toàn diện nghèo nàn chỉ lặp đi lặp lại những tác động quá nhàm chán. Những tác nhân hình thành thể chất qua trò chơi không thuần tuý là những biến chuyển cụ thể của thể chất cơ thể có thể nhìn thấy được mà là những thay đổi về chất được hình thành và cũng có được nhờ sự hoạt động hài hoà nhịp nhàng của các động tác. Do sự nỗ lực tranh đua cùng bạn bè từ đó những hàng rào ngăn cách thói tự ty mặc cảm, thái độ e dè trong hoạt động và thiếu dũng cảm bị phá vỡ. Cũng như ngôn ngữ được hình thành và rèn luyện như như câu giao tiếp nhờ đọc nhiều và viết nhiều. Năng lực vận động, sức mạnh thể chất, sự tinh nhanh và khéo léo của mỗi con người nếu có được đều phải nhờ quá trình Vận động thường xuyên có sự hướng dẫn của thầy cô giáo. 2.4 Một số trò chơi vận động 2.4.1 Các trò chơi phát triển sức nhanh Mèo đuổi chuột - Cách chơi: Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên xếp thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt (mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy). Nếu mèo bắt được chuột thì mèo sẽ thắng. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. - Luật chơi Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc Giành cờ chiến thắng - Cách chơi + Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5…và các thành viên tham gia phải nhớ số thứ tự của mình. + Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về + Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số 300
  6. - Luật chơi + Khi đã cướp được cờ và đang cầm cờ trên tay, nếu bị bạn (đối thủ) vỗ hay chạm vào người sẽ là thua cuộc. + Khi lấy được cờ, người chơi phải tìm cách luồn lách, tránh để đối phương chạm vào người mình và chạy thật nhanh về vạch xuất phát (đích) của đội mình. Nếu không bị đội bạn vỗ, chạm vào người là bạn đã thắng cuộc. + Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào sẽ không tính và không bị thua. + Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. 2.4.2 Trò chơi phát triển sức mạnh Bậc cóc tiếp sức - Cách chơi: chia lớp thành 4 đội mỗi đội 10 bạn xếp thành hàng dọc, ngồi sau vạch xuất phát, vạch giới hạn cách vạch xuất phát 10m. Khi nghe hiệu lệnh bạn thứ 1 của mỗi đội nhanh chóng bật cóc di chuyển đến vạch giới hạn, vòng qua cột mốc rồi bật nhảy ngược về đội mình vỗ tay bạn thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục bật cóc rồi về vỗ tay người thứ 3…cứ thế cho đến hết đội, đội nào về trước sẽ chiến thắng. - Luật chơi: đội nào nhỏm người dậy chạy hoặc bật chưa vòng qua cọc đã vội bật về sẽ bị xử thua. Gọi nhóm - Cách chơi: Chia thành 5 đội, mỗi đội 8 người, các bạn trong đội sẽ khoác tay lên vai, 5 nhóm đứng tạo thành vòng tròn. Đặt tên 5 nhóm từ số 1 đến số 5. Khi quản trò nói bất kì vấn đề gì có tên số nhóm mình cả nhóm đồng loạt ngồi xuống hô “có” và đứng lên. Quản trò thổi còi chỉ vào nhóm nào thì nhóm đó phải hô “số nhóm” mình ra chứ không hô “có” nữa, ví dụ chỉ vào nhóm số 1 thì nhóm 1 sẽ hô “một” (kết hợp vừa hô số nhóm vừa thổi còi chỉ vào để tăng độ khó), chỉ vào mà không có hiệu lệnh còi thì không được thực hiện. Đội nào còn đứng tới cuối đội đó sẽ chiến thắng. - Luật chơi: đội nào hô không đồng loạt hoặc ngồi xuống đứng lên không đồng loạt sẽ bị thua (đội thua sẽ ngồi xuống tại chỗ). 2.4.3 Trò chơi phát triển sức bền Ngũ long tranh đuôi - Cách chơi: Người chơi lần lượt đứng ôm đan tay chặt vào hông nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2-3-4-5, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 1-3-4-5… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc. - Luật chơi: trong khi di chuyển con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc. Đuôi rồng (người cuối cùng của đội) bị tách ra khỏi đội đó sẽ bị loại. 301
  7. Sóng vỗ - Cách chơi: tập hợp người chơi thành vòng tròn, đưa tay ra sau lưng người bên cạnh đan tay nắm chặt vào nhau. Khi quản trò nói “sóng vỗ sóng vỗ” người chơi hô “rì rào - rì rào” đồng thời ngồi xuống đứng lên làm sóng, người điều khiển nói “sóng xô bên trái” người chơi đồng loạt nghiêng sang bên trái và hô “ào” (tương tự sang phải, đằng sau, vào trong). Để tăng hứng thú người điều khiển nói “sóng thần sóng thần” người chơi sẽ hô “ầm ầm - ầm ầm” đồng thời ngồi xuống đứng lên thật nhanh và mạnh như một cơn sóng thần. Người điều khiển nói “sóng xô bên trái” người chơi đồng loạt nghiêng sang bên trái và hô “ầm” (tương tự sang phải, đằng sau, vào trong). Khi quản trò đưa một tay ngang ra hướng vào vòng tròn bắt đầu di chuyển và nói “sóng chạy” thì người chơi sẽ nghiêng né tay quản trò không cho đụng tay vào người mình. - Luật chơi: người chơi bị tuột ra khỏi vòng tròn, ngồi bệt xuống đất, hay bị quản trò chạm trúng tay vào người thì sẽ bị thua cuộc 2.4.4 Trò chơi phát triển mềm dẻo - khéo léo Tung bóng vào rổ - Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội mỗi đội 10 bạn, mỗi bảng rổ có 2 đội đứng thành hàng dọc cách bảng rổ 5m, mỗi đội có 3 quả bóng rổ. Khi nghe hiệu lệnh người số 1 nhanh chóng tung bóng vào rổ, rồi chạy nhặt bóng đưa cho đồng đội đứng thứ 4 ở phía sau, sau đó nhanh chóng về phía cuối hàng đứng, để chờ tới lượt thực hiện quả tung tiếp theo. Người thứ 2 tương tự tung bóng sau đó đưa bóng cho người thứ 5... Sau thời gian 5 phút đội nào tung được nhiều bóng vào rổ đội đó sẽ chiến thắng. - Luật chơi: Mỗi người chơi chỉ được thực hiện một lần ném sau đó nhanh chóng ra cuối hàng đứng, trường hợp người chơi tung liên tục vào rổ quả đó không công nhận. Tung bóng đạp vạch hoặc nhảy qua khỏi vạch giới hạn để tung bóng thì không được công nhận Dẫn bóng qua cọc - Cách chơi: Chia lớp thành 4 hàng dọc, mỗi hàng 10 bạn, đứng sau vạch xuất phát, trên sân để 10 cái cọc, mỗi cọc cách nhau 2m. Người đầu hàng mỗi đội cầm 1 trái bóng rổ, khi nghe hiệu lệnh người đầu hàng dẫn bóng chạy luồng qua các cọc, rồi dẫn luồng chạy ngược trở về đội mình đưa bóng cho người thứ 2, người thứ 2 tiếp tục dẫn bóng luồng qua các cọc rồi chạy về đưa bóng cho người thứ 3..tương tự người cuối cùng đội nào chạy về trước sẽ thắng. - Luật chơi: Đội nào dẫn bóng bị tụt tay bóng văng ra xa thì nhanh chóng nhặt bóng trở về vị trí lúc bị mất bóng để tiếp tục dẫn bóng, dẫn bóng bỏ cọc sẽ bị xử thua. Chung sức - Cách chơi: 05 đội xếp thành 5 hàng dọc theo từng cặp, đứng sau vạch xuất phát, vạch đích cách vạch xuất phát 10m. Từng cặp xoay lưng lại với nhau, kẹp quả 302
  8. bóng ở giữa. Di chuyển nhanh đến đích, vòng qua cột mốc rồi di chuyển ngược về trao cho cặp khác. Cứ thế cho đến hết đội, đội nào về trước sẽ chiến thắng. - Luật chơi: Cặp nào bị rớt bóng giữa đường phải đứng lại, nhặt bóng lên và kẹp giữa 2 lưng rồi di chuyển tiếp. Đội nào chưa vòng qua cọc đã vội chạy về sẽ bị xử thua. 3. KẾT LUẬN Vui chơi là một nhu cầu thiết thực trong đời sống là một hiện tượng xã hội được hình thành mang tính lịch sử, là một hoạt động độc lập đặc trưng của con người, hoạt động vui chơi không những là một bộ phận văn hóa mà còn là một phương tiện giáo dục đạt hiệu quả cao. Trò chơi còn có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng nhân cách cho sinh viên. Trò chơi vừa là phương tiện vận động cơ bản có ảnh hưởng tốt đến rèn luyện thể lực, góp phần đắc lực đến điều hòa và cải thiện chức năng các hệ thống cơ quan nhằm mục đích bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Với nội dung phong phú, hình thành tổ chức dạy học đa dạng, lôi cuốn, hấp dẫn, trò chơi vận động được sử dụng như phương tiện góp phần phát triển, củng cố và hoàn thiện các tố chất thể lực Nhanh, mạnh, bền, dẻo và khéo léo, hình thành cho sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống. Nó còn trực tiếp bổ trợ cho các môn thể thao, là phương tiện hồi phục giải trí và nâng cao sức khỏe. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. D.Harre, 1996, “Học thuyết huấn luyện”, NXB TDTT. 2. Đào Bá Trì (1999) “Giáo trình Trò chơi vận động” Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Dúc, 2004, “Lý luận dạy học Đại học”, NXB ĐH Sư Phạm 4. Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Trì, 1999, “Giáo trình trò chơi vận động”, NXB TDTT, Hà nội. 5. Lê Anh Thơ (2010) “Một số trò chơi vận động dân gian và Thể thao dân tộc ở Việt Nam”, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Lê Đức Ngọc, 2005, “Giáo dục đại học. Phương pháp dạy và học”, NXB ĐH QG, Hà Nội. 7. Lê Quý Phượng, Đặng Quốc Bảo (2002), Cơ sở sinh học của tập luyện TDTT vì sức khỏe, NXB TDTT, Hà Nội. 8. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2008), Giáo trình TDTT trường học, NXB, Hà Nội. 9. Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Danh (2000), Giáo dục thể chất ở một số nước trên thế giới, NXB TDTD, Hà Nội. 10. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (1996), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học Sư phạm, NXB Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Thành (2017) “Ứng dụng phương pháp trò chơi trong giảng dạy môn thể dục cho học sinh tiểu học Tp. Trà Vinh, Tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐH TDTT TP. HCM. 12. PGS.TS Nguyễn Toán, TS Nguyễn Sĩ Hà, 2004 “giáo trình lý luận và phương pháp TDTT”, NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 13. Trương Anh Tuấn, Bùi thế hiển, 1998, “Lý luận TDTT”, NXB TDTT. 303
nguon tai.lieu . vn