Xem mẫu

  1. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA NGÀNH DU LỊCH PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Trần Lương Công Khanh(*) SOME ACHIEVEMENTS OF FRANCE’S TOURISM INDUSTRY AND EXPERIENCE LESSONS FOR VIETNAM Abstract Developing tourism towards globalization and localization is a really complex but interesting problem, which requires considering tourism in relation to the national and international socio – economic activities. This paper presents some key data of tourism in France, training for hotel and catering and policies implemented to draw a lesson of experience in tourism in Vietnam. Not having the ambition to talk fully about tourism in France, we simply propose a personal point of view like a puzzle piece on the tourism progressively globalized and localized. * (1) 1. Vài số liệu về ngành du lịch Pháp Dịch vụ du lịch chiếm 7,3 % tổng sản phẩm quốc nội của Pháp năm 2012. Trong năm này, Pháp đứng đầu thế giới về lượng du khách quốc tế (83 triệu lượt) và đứng thứ ba về doanh thu (41,7 tỉ euro)(2). Bảng 1 dưới đây thống kê thời gian lưu trú tại Pháp của du khách quốc tế trong năm 2012. Số liệu cho thấy 83,3 % du khách quốc tế đến Pháp là công dân châu Âu. Số du khách quốc tế lưu trú tại Pháp từ 4 đêm đến 7 đêm chiếm tỷ lệ cao nhất (30,3 %) và số du khách quốc tế lưu trú từ 4 đêm trở lên lên đến 54,7 %. Nói cách khác, hơn một nửa du khách quốc tế đến Pháp lưu trú từ 4 đêm trở lên. Nếu xét thời gian lưu trú đúng 1 đêm, tỷ lệ khách châu Âu cao gấp đôi tỷ lệ khách ngoài châu Âu (18,7 % so với 7,5 %). Ngược lại, với từng mốc thời gian lưu trú khác, tỷ lệ khách ngoài châu Âu luôn lớn hơn tỷ lệ khách châu Âu. Việc giao thông thuận lợi giữa các nước trong Cộng đồng châu Âu cho phép công dân các nước lân cận có thể dễ dàng đến Pháp rồi trở về đất nước ngay hôm sau. Phương thức tương tự sẽ khó khăn hơn đối với du khách ngoài châu Âu. Điều này giải thích tại sao có đến 18,7 % du khách châu Âu lưu trú ở Pháp đúng 1 đêm trong khi chỉ có 7,5 % du khách ngoài châu Âu thực hiện điều đó. Thời gian Khách châu Âu Khách ngoài châu Âu Toàn thể du khách (13.827.000 người) (83.013.000 người) lưu trú (69.185.000 người) 1 đêm 18,7 % 7,5 % 16,8 % 2 đêm 13,3 % 13,6 % 14,2 % (*) TS., Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận.
  2. 3 đêm 13,9 % 16,2 % 14,3 % 4 đêm - 7 đêm 29,7 % 33,4 % 30,3 % 8 đêm - 14 đêm 15 % 16,0 % 15,6 % 15 đêm - 28 đêm 6,1 % 7,9 % 6,4 %  29 đêm 1,8 % 5,4 % 2,4 % Bảng 1. Thời gian lưu trú của khách quốc tế tại Pháp (2012) Bảng 2 dưới đây thể hiện những loại hoạt động chính của du khách quốc tế khi đến Pháp năm 2012 (tổng tỷ lệ lớn hơn 100 % vì một du khách có thể tham gia nhiều hoạt động). Số liệu cho thấy phần lớn du khách quốc tế đến Pháp để nghỉ dưỡng (50,1 %) hoặc để khám phá văn hóa (36 %). Điều thú vị là tỷ lệ du khách quốc tế dạo chơi không mục đích ở Pháp (24,8 %) cao hơn tỷ lệ du khách quốc tế đến Pháp để mua sắm (19,7 %). Loại hoạt động Tỷ lệ du khách tham gia (%) Nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí 50,1 Tham quan các di sản, công trình văn hóa 36,0 Dạo chơi không mục đích 24,8 Mua sắm 19,7 Thăm người thân, người quen 18,1 Hoạt động nghề nghiệp (không phải hội nghị, hội thảo) 8,8 Hội nghị, hội thảo 4,8 Bảng 2. Hoạt động chính của khách quốc tế tại Pháp (2012) Bảng 3 dưới đây thống kê chi tiết 15 điểm du lịch ở Pháp đạt hơn 1 triệu lượt khách tham quan trong năm 2012. Trong 15 điểm này, có đến 12 điểm thuộc vùng Île de France(4). Điều (3) này có nhiều nguyên nhân mà hai trong số đó là: - Vùng Île de France tập trung nhiều điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách nội địa và quốc tế. - Vùng Île de France có sân bay quốc tế Roissy-Charles-de-Gaulle – cửa ngõ để vào Pháp. Phần lớn du khách quốc tế đến Pháp lần đầu đều lưu trú tại vùng này. Do đó, các điểm du lịch tại chỗ thường được du khách quốc tế lựa chọn đầu tiên. Trong 15 điểm du lịch trên, có 9 bảo tàng hoặc phòng trưng bày (số 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 12 và 13), 6 công trình lịch sử, văn hóa (số 2, 3, 8, 10, 14 và 15). Như vậy, du lịch văn hóa ở Pháp là loại hình thu hút nhiều du khách quốc nội và quốc tế. Vị Điểm du lịch Vùng Lượt khách thứ tham quan hành chính 1 Bảo tàng Louvre Île de France 9.437.743
  3. 2 Điện Versailles Île de France 7.278.745 3 Tháp Eiffel Île de France 6.270.000 4 Trung tâm Pompidou Île de France 3.791.585 5 Bảo tàng Orsay Île de France 3.579.130 (5) 6 Thành phố khoa học & công nghiệp la Villette Île de France 2.641.356 7 Bảo tàng lịch sử tự nhiên Île de France 2.040.313 8 Khải hoàn môn Paris Île de France 1.732.280 9 Phòng trưng bày của Grand Palais Île de France 1.518.927 10 Nghĩa trang & đài tưởng niệm quân nhân Mỹ Basse-Normandie 1.413.516 11 Bảo tàng quân đội Île de France 1.404.739 12 Bảo tàng bến Branly Île de France 1.280.622 13 Lâu đài & bảo tàng các quận công Bretagne Pays de la Loire 1.276.675 14 Tu viện Mont-Saint-Michel Basse-Normandie 1.246.983 15 Tháp Montparnasse Île de France 1.150.085 Bảng 3. Hoạt động chính của khách quốc tế tại Pháp (2012) 2. Đào tạo nhân lực nhà hàng, khách sạn trình độ trung học Chúng tôi xem dịch vụ nhà hàng, khách sạn là một trong nhiều thành tố của dịch vụ du lịch. Như đã trình bày trong phần mở đầu, phần này tự hạn chế trong việc trình bày công tác đào tạo nhân lực nhà hàng, khách sạn có trình độ trung học ở Pháp. 2.1. Ban(6) châu Âu hoặc ngôn ngữ phương Đông (Sections européennes ou de langues orientales - SELO) SELO ra đời tại Pháp năm 1992 trong các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và trung học công nghệ (THCN). Năm 2001, SELO bắt đầu được đưa vào các trường trung học nghề(7) (THN). Trong trường THPT hoặc THCN, học sinh được quyền chọn học một trong 11 ngoại ngữ: Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Nga (đối với ban châu Âu); Á Rập, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (đối với ban ngôn ngữ phương Đông). Học sinh trường THN được quyền chọn một trong 5 ngoại ngữ: Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha. Các trường có SELO không chỉ dạy ngoại ngữ 5 tiết một tuần theo chương trình tăng cường mà còn dạy một số môn học khác bằng ngoại ngữ và dạy văn hóa của nước có ngoại ngữ đã chọn(8). Tính đến năm 2010, có 4.511 trường có SELO, thu hút 275.835 học sinh. Trong đó, 99 % học sinh SELO chọn một trong 4 ngoại ngữ: Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ý. Tỷ lệ học sinh SELO chọn một trong 3 ngôn ngữ phương Đông tăng đều hàng năm: tiếng Việt (tăng 15 %),Á Rập (tăng 12 %), Trung Quốc (tăng 8 %). Bộ Giáo dục quốc gia Pháp xác định việc đưa SELO vào các trường trung học nhằm đưa trường trung học Pháp hội nhập vào châu Âu và thế giới. Đặc biệt, học sinh SELO là nguồn nhân lực quý giá của các trường đại học, cao đẳng nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
  4. 2.2. Tú tài công nghệ về nhà hàng, khách sạn Ở Pháp, kỳ thi tú tài ra đời từ sắc lệnh ngày 17-3-1808. Đến năm 1968, tú tài phổ thông có 5 ban: ban A (văn học, triết học, ngoại ngữ), ban B (kinh tế và xã hội), ban C (toán học, vật lý học), ban D (toán học, sinh học) và ban E (toán học, kỹ thuật). Năm 1994, tú tài phổ thông được cấu trúc lại và gồm ba ban: ES (kinh tế và xã hội), L (văn học), S (khoa học). Tú tài công nghệ và tú tài nghề ra đời lần lượt vào các năm 1968 và 1985. Như vậy, Pháp có ba loại bằng tú tài: tú tài phổ thông, tú tài công nghệ và tú tài nghề. Cả ba loại bằng này đều có giá trị như nhau để ghi danh vào học các trường đại học, cao đẳng. Từ năm 2013, tú tài công nghệ có 8 ban mà một trong số đó là tú tài công nghệ chuyên về nhà hàng, khách sạn (Baccalauréat technologique hôtellerie – BTH). Tú tài nghề có hơn 80 lựa chọn, trong đó có nhiều lựa chọn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà hàng, khách sạn. Năm 2011, Pháp có 661.800 thí sinh dự thi tú tài phổ thông, tú tài công nghệ và tú tài nghề. Số thí sinh thi đỗ là 567.455, đạt tỷ lệ 85,7 %. Tỷ lệ thi đỗ đối với từng loại tú tài lần lượt là 88,3 %, 82,3 % và 84 %(9). Trong số thí sinh đỗ tú tài công nghệ, có hơn 1,5 % là thí sinh BTH. Dưới đây là một số môn thi chuyên ngành trong kỳ thi BTH. Môn tiếng Pháp (môn thi chung) được đưa vào nhằm mục đích so sánh với các môn chuyên ngành. - Tiếng Pháp (thi viết; hệ số 2; 240 phút) - Tiếng Pháp (thi vấn đáp; hệ số 1; 20 phút) - Môi trường du lịch (thi viết; hệ số 4; 180 phút) - Quản lý nhà hàng, khách sạn và toán (thi viết; hệ số 7; 270 phút) - Kỹ thuật nghiệp vụ (thi viết và vấn đáp; hệ số 8; 300 phút) Hình thức thi, hệ số môn thi và thời gian thi cho thấy BTH rất coi trọng kỹ thuật nghiệp vụ và công tác quản lý nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, môn Môi trường du lịch có hệ số cao hơn cả môn tiếng Pháp. Người có bằng BTH có thể làm việc ngay (không đòi hỏi bằng cấp khác hoặc bồi dưỡng thêm) tại các nhà hàng, khách sạn ở các vị trí đầu bếp; phục vụ bàn, buồng; tiếp tân. Họ cũng có thể ghi danh học đại học, cao đẳng về nhà hàng, khách sạn; quản lý du lịch; thiết kế và kinh doanh dịch vụ du lịch. 3. Một số quy định pháp lý về dịch vụ nhà hàng, khách sạn ở Pháp Trong số rất nhiều quy định pháp lý về dịch vụ nhà hàng, khách sạn ở Pháp, mục này chỉ giới thiệu ba quy định thú vị sau đây: 3.1. Về giá món ăn trong nhà hàng Từ năm 1987, gần như giá tất cả các món ăn trong nhà hàng đều do chủ nhà hàng quyết định, không bị chính quyền khống chế giá trần. Một nguyên tắc phải tuân thủ là nhà hàng phải ghi giá món ăn (bao gồm tất cả các loại thuế) rõ ràng bằng euro và đặt ở nơi dễ thấy nhất (ngoài nhà hàng và trong nhà hàng) sao cho khách hàng có thể tính được số tiền phải trả mà không cần hỏi nhà hàng. 3.2. Về nước uống trong nhà hàng Điều 4 của Nghị định ngày 8/6/1967 quy định rằng ngoài những món ăn khách yêu cầu, nhà hàng phải phục vụ bánh mì, nước uống và những gia vị thông dụng cho bữa ăn. Nghị định ngày 27/3/1987 bổ sung một số quy định mới, áp dụng cho các nhà hàng phục vụ khách ăn tại
  5. chỗ nhưng không bãi bỏ Nghị định trước. Do đó, các nhà hàng Pháp phải phục vụ miễn phí nước uống theo luật định. 3.3. Về hủy đặt phòng quá trễ hoặc đặt phòng nhưng không đến Để đặt phòng khách sạn ở Pháp, một du khách đã cung cấp họ tên và số thẻ tín dụng của mình cho chủ khách sạn. Gần đến ngày sử dụng phòng, du khách này báo cho khách sạn hủy đặt phòng. Với lý do khách hủy đặt phòng quá trễ, chủ khách sạn đã thực hiện các thủ tục cần thiết để trừ tiền đặt cọc vào tài khoản của khách. Khách không đồng ý và vụ việc được đưa ra Tòa án dân sự. Ngày 19/10/1999, Tòa án Tối cao Pháp xác định rằng, khi cung cấp số thẻ tín dụng của mình để đặt phòng khách sạn nhưng không báo hủy đặt phòng trước thời hạn quy định, chủ thẻ đã cho phép khách sạn khấu trừ vào tài khoản của mình chi phí tối thiểu của dịch vụ. Trên thực tế, khi khách du lịch đặt phòng nhưng không đến hoặc báo hủy quá trễ, chủ khách sạn thường gửi fax hoặc thư điện tử cho khách hàng để thông báo sẽ giữ lại toàn bộ số tiền đặt cọc. 4. Bài học kinh nghiệm 4.1. Công tác quản lý nhà nước và các điều kiện hỗ trợ du lịch Các dữ liệu về ngành du lịch Pháp đều được Bộ chủ quản thu thập đầy đủ và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để ai cũng có thể dễ dàng tham khảo. Với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng, công tác thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chính phủ Pháp nắm bắt tình hình và đưa ra các quyết sách phù hợp để phát triển du lịch. Riêng ở Paris, bảo tàng, di tích lịch sử, công trình kiến trúc là những điểm du lịch thu hút nhiều khách tham quan quốc nội và quốc tế. Các phương tiện giao thông công cộng ở đây phong phú (xe buýt, xe điện, xe điện ngầm, RER, xe lửa), có độ liên thông cao (dễ dàng trung chuyển từ trạm xe buýt đến một trạm xe điện hay xe điện ngầm, RER mà không cần phải đi xa), phủ khắp thành phố và chất lượng phục vụ tốt. Như vậy, việc phát triển du lịch đòi hỏi phải xem xét toàn diện đến các điều kiện hỗ trợ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, giải trí. 4.2. Giảng dạy ngoại ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa Vai trò của ngoại ngữ trong phát triển du lịch là điều không cần tranh cãi. Mặc dù tiếng Pháp là một trong sáu ngôn ngữ(10) được sử dụng chính thức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, nước Pháp vẫn giảng dạy nhiều ngôn ngữ châu Âu khác và ngôn ngữ phương Đông (SELO) trong các trường trung học. Các ngoại ngữ này được lựa chọn phù hợp với định hướng của Pháp trong tiến trình hội nhập vào châu Âu và thế giới. Điều này phù hợp với quan điểm giảng dạy đa ngôn ngữ, đa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa mà nhiều nước đang bắt đầu thực hiện. Ở Việt Nam, Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 ưu tiên tiếng Anh hơn các ngoại ngữ khác. Sự lựa chọn này có thể hợp lý trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trên bình diện hệ thống, sự “độc canh” về giảng dạy ngoại ngữ sẽ dẫn đến sự nghèo nàn về văn hóa và khó khăn trong hội nhập. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch Việt Nam trong tương lai. Vì vậy, nước ta cần xem xét việc giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong trường phổ thông, đặc biệt là ngôn ngữ của các nước thuộc khối ASEAN. 4.3. Đào tạo nhân lực du lịch ngay từ trung học Các trường THCN, THN ở Pháp nhận học sinh học xong lớp 9, có chương trình đào tạo (thống nhất trên toàn quốc) về du lịch và rất chú trọng đến đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Nhờ
  6. đó, học sinh tốt nghiệp các trường này có thể làm việc ngay hoặc tiếp tục học cao hơn. Như vậy, các nhà hàng, khách sạn lẫn các trường đại học, cao đẳng Pháp đều công nhận giá trị pháp lý và giá trị học thuật của tấm bằng tú tài công nghệ hoặc tú tài nghề. Khác với Pháp, các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề ở Việt Nam nhận học sinh tốt nghiệp THPT và dành một tỷ lệ nhất định cho học sinh tốt nghiệp THCS. Người có bằng trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề khi nộp hồ sơ tuyển dụng thường được yêu cầu bổ sung một số chứng chỉ khác (ngoại ngữ, tin học...). Như vậy, chưa có sự đồng thuận cao về nội dung đào tạo và đánh giá năng lực người học giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Điều này gây ra một hiệu ứng liên hoàn ba cực mà mỗi cực vừa là nhân vừa là quả của hai cực còn lại. Thứ nhất, các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề khó tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Thứ hai, các nhà hàng, khách sạn khó tuyển được nhân sự đạt yêu cầu. Thứ ba, học sinh và phụ huynh ít hứng thú với việc đăng ký xét tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình tú tài công nghệ và tú tài nghề của Pháp như một trong số nhiều hướng giải quyết vấn đề phân luồng học sinh sau THCS. 4.4. Hệ thống pháp luật hoàn thiện cho ngành du lịch Ba dẫn chứng trong mục 3 cho thấy hệ thống pháp luât hoàn thiện là cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về du lịch, nhất là khi phải giải quyết các xung đột phát sinh trong quá trình tác nghiệp. Ở Việt Nam, khách du lịch trong hoặc ngoài nước ít nhiều đều gặp trường hợp tính giá dịch vụ quá cao hoặc không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng du lịch. Đây là hai trong số nhiều vi phạm có thể có trong hoạt động du lịch. Việc giải quyết thỏa đáng, ngăn ngừa và trừng phạt những vi phạm này đòi hỏi những quy định pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và nhân văn mà chúng ta có quyền yêu cầu các cơ quan quản lý du lịch, chính phủ và quốc hội. Chú thích: (1) Tất cả số liệu trong mục này đều dựa vào Mémento du tourisme 2013 do chính phủ Pháp công bố hàng năm dựa trên số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) - một cơ quan của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha. (2) Đây là một trong những lý do khiến chúng tôi chọn ngành du lịch Pháp để khảo sát. (3) Số liệu không phân biệt du khách Pháp với du khách quốc tế. (4) Nước Pháp có diện tích 671.308 km2. Theo cải cách năm 2014, lãnh thổ Pháp chia thành 27 vùng hành chính (région), gồm 22 vùng quốc nội và 5 vùng hải ngoại. Thủ đô Paris thuộc vùng Île de France. (5) Không tính lượng du khách tham quan la Géode. (6) Chúng tôi tạm dịch danh từ section trong tiếng Pháp thành ban vì chưa tìm được từ tiếng Việt tương đương. Lưu ý rằng từ ban này không đồng nghĩa với từ ban (série) trong phân ban ở trung học phổ thông ở Pháp lẫn Việt Nam. (7) Khác với ở Việt Nam, trường trung học nghề (lycée professionnel) ở Pháp do ngành giáo dục quản lý và có giảng dạy văn hóa. Học xong chương trình trung học nghề, học sinh thi tốt nghiệp để nhận bằng tú tài nghề (baccalauréat professionnel) và ghi danh học đại học, cao đẳng. (8) Các trường không có SELO vẫn dạy một sinh ngữ ở THCS và 2 sinh ngữ ở THPT.
  7. (9) Ta thấy không có độ lệch lớn về tỷ lệ tốt nghiệp giữa tú tài phổ thông, tú tài công nghệ và tú tài nghề. (10) Anh, Á Rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Nga. Tài liệu tham khảo 1. Ministère de l'artisanat, du commerce et du tourisme (2013), Mémento du tourisme 2013, Paris. 2. Ministère de léducation nationale, de l’enseignement supérieur et de la recherche, L’éducation en chiffres, édition 2011, Paris. 3. Trang web của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp về giảng dạy các ngôn ngữ châu Âu và phương Đông http://www.emilangues.education.fr/ 4. Trang web dành cho học sinh các trường trung học nghề chuyên về nhà hàng, khách sạn http://www.restocours.net/Legislation/commerce.htm TÓM TẮT Phát triển du lịch theo định hướng toàn cầu hóa và địa phương hóa là một vấn đề thật sự phức tạp nhưng thú vị, đòi hỏi phải xem xét du lịch trong mối tương quan với các hoạt động kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Tham luận này giới thiệu một vài số liệu về ngành du lịch Pháp, việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và một số chính sách đã thực thi ở Pháp để rút ra bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam. Không có tham vọng đề cập đến ngành du lịch Pháp một cách toàn diện, chúng tôi chỉ đề xuất một góc nhìn cá nhân như một mảnh ghép trong bức tranh chung của ngành du lịch đang dần dần được toàn cầu hóa và địa phương hóa.
nguon tai.lieu . vn