Xem mẫu

  1. Với xu thế kinh doanh du lịch phát triển, khách sạn không còn là lựa chọn duy nhất thay vào đó, du lịch homestay đang được giới trẻ Việt vô cùng ưa thích. Rõ ràng khi nhu cầu du lịch của giới trẻ ngày càng tăng, du lịch homestay cũng nghiễm nhiên trở thành từ khóa được tìm khiếm nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội. Số lượng homestay bùng nổ trong những năm gần đây đã chứng minh rằng xu hướng này đang rất được yêu thích. Đây chắc chắn sẽ trở thành dịch vụ lưu trú yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Lê (2014), Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi [2] Trang web [3] https://tonyhomestay.com/xu-huong-du-lich-homestay-cua-gioi-tre-viet/(truy cập ngày 15/04/2019)- Reika(2018) [4] http://chauvn.com/hostel-la-gi-homestay-la-gi/ ( truy cập ngày 15/04/2019)- Chauvn(2018) [5] http://m.enternews.vn/homestay-huong-di-cho-du-lich-viet-128063.html ( truy cập 15/04/2019)- Minh Vương(2018) MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Hằng, Trƣơng Công Lam, Nguyễn Thị Nhật Minh Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài viết được nhóm em viết trên sự khảo sát của 10 người và một nhóm gồm 5 người đã từng đi du lịch tại Bình Thuận . Qua bài viết cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Bình Thuận hầu như là những yếu tố hữu hình. Từ kết quả khảo sát và nghiên cứu, bài viết đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Bình Thuận. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhắc đến du lịch Việt Nam không thể không nhắc đến Duyên Hải Nam Trung Bộ. Duyên Hải Nam Trung Bộ có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế , văn hóa , du lịch và có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng với 8 tỉnh ,thành phố với nhiều tiềm năng phát triển du lịch , ngoài những thế mạnh, tiềm năng các địa phương cũng có những mặt hạn chế , khó khăn để phát triển du lịch. Trong đó không thể không nhắc đến Bình 2 Thuận. Một vùng đất có nhiều sự thuận lợi để giao lưu và phát triển du lịch, kinh tế với diện tích 7.813km ( theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam 2005) [2], 192 km đường bờ biển và nhiều cảnh quan thiên nhiên. Tuy vậy, Bình Thuận vẫn chưa phát. huy được hết những tiềm năng đang có.Với mong muốn chia sẻ những hiểu biết và giải pháp nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển du lịch ở Bình Thuận” nhằm trao đổi giải pháp để phát triển du lịch Bình Thuận 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1044
  2. 2.1 Khái niệm cơ bản về tài nguyên phát triển du lịch Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.( Luật du lịch 2005 ,44/2005/QH11) 2.2 Vai trò của tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia. Có thể gọi tài nguyên du lịch là một nét đặc trưng, một điểm nhấn của mỗi quốc gia đó. Đặc biệt, đối với kinh tế du lịch tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì đem lại các sản phẩm du lịch càng chất lượng. Tài nguyên du lịch là nền tảng để các nhà hoạch định nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc mà vẫn bảo tồn được các tài nguyên du lịch. Phát triển tài nguyên du lịch đối với mỗi quốc gia là cần thiết và quan trọng nhưng không vì chạy đua theo phát triển các tài nguyên mà quên đi phải bảo vệ và tái sử dụng các tài nguyên đó.Một sản phẩm du lịch chất lượng luôn phụ thuộc vào những tài nguyên du lịch 2.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch Đặc điểm của tài nguyên du lịch biển như sau: – Tính tiếp cận tài nguyên – Sự đa dạng của tài nguyên biển – Tính đặc thù của tài nguyên biển – Tính bền vững của tài nguyên biển – Khả năng tái sử dụng 2.4 Các nguyên tắc cơ bản bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch Nhóm nghiên cứu đã đề ra năm nguyên tắc cơ bản bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch làm cơ sở lý luận để nghiên cứu các bước tiếp theo – Gìn giữ và đề cao giá trị của tài nguyên du lịch, tăng sức cạnh tranh giữa các sản phẩm du lịch – Bảo đảm tính khai thác bền vững , khai thác hợp lí . Phải đưa kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũ nhọn – Có các chính sách bảo về và phát triển các nguyền tài nguyên – Bảo tồn và phát triển cảnh quan tự nhiên – Tạo cơ sở áp dụng các tiến bộ về công nghệ và khoa học kỹ thuật có giá trị, thân thiện và gần gũi với môi trường 2.5 Trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch. Trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường thuộc về chính phủ, cơ quan các cấp.Trách nhiệm khai thác tài nguyên sẽ do đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm. 1045
  3. Hiện nay ngành du lịch đang là một ngành kinh tế mũi.Song, không thể đua theo phát triển mà quên đi bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên. Để bảo vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên cần có các cơ sở pháp lý đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao ở các nhà quản lý. 3. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN 3.1 Tiềm năng phát triển du lịch Bình Thuận 3.1.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên Với sự thuận lợi 192 km đường bờ biển, đó là một lợi thế đưa đến cho du lịch biển Bình Thuận nhiều bãi biển đẹp như: 1. Bãi biển Mũ Né( Phan Thiết) nằm ở phía Đông của thành phố Phan Thiết , được mệnh danh thủ đô resort , Mũi Né nổi bật với những con đường rợp bóng dừa 2. Thị xã La Gi được mệnh danh là „thiên đường biển mới bị lãng quên „ . Bởi đây là một địa danh có bãi biển đẹp, có nguồn hải sản phong phú . Nhiều du khách đến đây bị choáng ngợp với vẻ đẹp nơi đây. 3. Bãi biển Đồi Dương- Thương Chánh cách trung tâm thành phố Phan Thiết hơn 1km, dương liễu được trồng dọc theo bãi biển và trên ngọn đồi yên ắng, thoáng đẵng, ít nơi nào có thể sánh kịp về mặt bằng, vẻ xanh tươi, mát mẻ, sạch sẽ. 4. Bãi biển Cà Ná(Vĩnh Tân, Tuy Phong) 5. Bãi biển Bình Thạnh(BìnhThạnh,Tuy Phong) 6. Bãi biển Rạng (Hàm Tiến, Phan Thiết) 7. Bãi biển Lạch Vũng Môn(Hòa Thắng, Bắc Bình) 8. Bãi Chùa( Hòa Thắng, Bắc Bình) 9. Bãi Hòn Nghề( Hòa Thắng, Bắc Bình) 10. Bãi biển Long Sơn suối nước( Long Sơn, Phan Thiết) Vùng biển Bình Thuận có khá nhiều đảo: Cù Lao Cau( Tuy Phong), Hòn Lao ( Phan Thiết)…Các đảo đều có môi trường trong lành thuận lợi phát triển du lịch. 3.1.2 Thực trạng phát triển du lịch Bình Thuận Với những cảnh quan, địa điểm du lịch nổi bật Bình Thuận đang thú hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bình Thuận ngày càng tăng ( khoảng 5,8 triệu du khách năm 2018). Song, lượng khách chủ yếu vẫn là du khách quốc tế. Một số điểm du lịch chưa thu hút được lượng khách nhiều 3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Bình Thuận 3.1.3.1 Thuận lợi Được thiện nhiên ban tặng 192 km đường biển và nhiều cảnh quan thiên nhiên Hiện nay, nhà nước cũng đang có sự quan tâm và tạo điều kiện để phát triển du lịch Bình Thuận Cơ sở vật chất , đường xá, giao thong đi lại ngày càng được đầu tư và phát triển Có nguồn lao động dồi dào và năng động 3.1.3.2 Khó khăn Chưa thu hút được vốn đầu tư Chưa có sân bay, là một điều bất lợi cho du khách 1046
  4. Chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch như vui chơi, giải trí Các resort mọc lên như” nấm” làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường Một số tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng Tình trạng xả rác thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng An ninh khu vực các điểm du lịch còn bất ổn Thiếu đội ngũ quản lí du lịch giỏi, chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN 4.1 Hƣớng phát triển du lịch của Bình Thuận Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai vừa ký ban hành kế hoạch số 785/KH-UBND về việc triển khai thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũ Né- Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030[3] 4.2 Một số giải pháp, phát triển du lịch Bình Thuận Tăng cường công tác tuyên truyền và nhận thức về Du lịch. Có những biện pháp rà soát và quản lý các dự án phát triển du lịch. Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch Nâng cao chất lượng dịch vụ Phát triển song bên vững, hiệu quả và bảo vệ môi trường Liên kết giữa các vùng để phát triển kinh tế du lịch. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường Giảm thiểu áp lực lên môi trường du lịch Đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh tài nguyên du lịch Tăng cường công tác tuyên truyền , giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch Nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Các nguồn sử dụng : Sở VHTT&DL Bình Thuận, www.binhthuan.doc [2] Du lịch Bình Thuận [3] Tài liệu tham khảo là tạp chí [4] Tài liệu tham khảo là bài báo cáo ở các Hội nghị 1047
nguon tai.lieu . vn