Xem mẫu

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT KIẾN TRÚC DÂN GIAN THỜI LÊ - TRỊNH Ở VIỆT NAM VÀ HẢI PHÒNG Đồng Thị Hồng Hoàn NHÀ TRỊNH Tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh (1545 – 1787) đã kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê, với khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc”, đến 1592, con cháu triều Mạc chạy lên Cao Bằng. Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, cai trị toàn cõi Đàng Ngoài, đặt phủ chúa với hệ thống quan lại riêng, định chế độ cha truyền con nối, thu tóm mọi quyền hành bên cạnh triều đình vua Lê bù nhìn. Chúa Trịnh vừa phải chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lại đánh dẹp nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đàng ngoài, nhưng họ vẫn ra sức ổn định tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và ngoại giao, biến Thăng Long thành một kinh đô giàu có và văn hiến. Có thể khẳng định thời Lê - Trịnh đã chứng kiến hai thế kỷ phát triển rực rỡ của kinh tế, văn hóa, chính trí, giúp họ Trịnh giữ gìn xã hội Đại Việt ổn định và thăng tiến trong gần 2 thế kỷ. Hải Phòng xưa tự hào vì có đến 3 vị trạng nguyên thời Hậu Lê là: Lê Ích Mộc-Thủy Nguyên;Trần Tất Văn, An Lão và trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã đưa ra lời tiên đoán, khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê phân vùng ổn định, tránh được những cuộc tàn sát và cùng tồn tại phát triển trong một thời gian dài. TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM, HẢI PHÒNG VỚI NHÀ LÊ ­ TRỊNH Nhà Lê suy yếu. Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất sớm không có con nối dõi), Trịnh Kiểm định đoạt nhà Lê nhưng ngại dư luận, đã cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với chú tiểu (thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh): "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản“. Trịnh Kiểm hiểu ý Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho người tìm tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh tôn nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh vẫn có hư danh, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại hơn 200 năm, củng cố và xây dựng đất nước phồn vinh. Điều này còn thể hiện ở các công trình kiến trúc, mỹ thuật còn sót lại thời Lê Trịnh cho đến ngày nay. CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC MỸ THUẬT THỜI LÊ ­ TRỊNH Các công trình kiến trúc mỹ thuật cung đình của nhà Lê Trịnh đã bị các triều đại sau phá hủy. Nhưng thật may, có một số công trình kiến trúc dân gian phục vụ tín ngưỡng tôn giáo, được xây dựng hoặc trùng tu thời Lê Trịnh xưa vẫn được bảo tồn đến ngay nay, tiêu biểu như: chùa Keo­ Thái Bình; chùa Thầy, đình Chu Quyến­Hà Tây; chùa Bút Tháp, đình Phụ Lão, đình Diềm, đình Bảng ­ Bắc Ninh; đình Thổ Tang, đền Phú Đa­ Vĩnh Phúc; chùa Chuông, đền chúa Mụa ­ Hưng Yên; đình Hàng Kênh, đình Kiền Bái, đình Trấn Dương ­ Hải Phòng… CHÙA KEO ­ THÁI BÌNH Chùa Keo được xây dựng lớn từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689 , 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941 có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn