Xem mẫu

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG GIỜ HỌC GDTC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Đặng Minh Khoa1, TS. Nguyễn Thị Thu Phương2, TS. Nguyễn Thanh Tùng3, ThS. Nguyễn Văn Thành1, ThS. Nguyễn Tấn Minh Thanh3 1 Đại học Kiến Trúc Tp. HCM 2 Trung Tâm GDTC Đại học Quốc Gia Tp. HCM 3 Trường Đại học TDTT Tp. HCM TÓM TẮT Tính tích cực giúp mỗi cá nhân chiếm lĩnh được phương pháp luận, đạt được mục đích học tập. Chính nhờ sự tích cực hóa quá trình hoạt động nhận thức đã tạo điều kiện mở rộng, phát triển hứng thú, là điều kiện cần để vận hành bất kỳ quá trình trí nhớ và tư duy. Vì thế Đề tài tập trung phân tích thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc trong giờ học GDTC. Qua đó xác định được một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học GDTC của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại trường Đại học Kiến Trúc ngày càng tốt hơn. Từ khóa: Tính tích cực; Biện pháp nâng cao tính tích cực; Giờ học GDTC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong hoạt động học tập, làm thế nào để nâng cao được tính tích cực của người học đang là vấn đề rất được quan tâm, chú trọng. Bởi lẽ trong hoạt động học tập, tính tích cực là một phẩm chất nhân cách điển hình của con người. Tính tích cực nhân cách con người bao gồm các thành tố tâm lý như nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lý tưởng... Các thành tố này của tính tích cực luôn tác động qua lại lẫn nhau và được thể hiện qua hoạt động vận động, nhằm cải tạo bản thân con người, qui định nên kết quả của quá trình học tập và rèn luyện của người học. Trong những năm trở lại gần đây, Ở Trường Đại học Kiến Trúc việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học môn GDTC nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khoá đối với môn học GDTC vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính thức, bắt buộc trong chương trình các ngành học của các khoa, nhưng cho đến nay vẫn còn bị coi nhẹ. Chương trình môn học chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn và thiếu thốn, sân bãi tập luyện chật hẹp và còn phải đi thuê sân bãi ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ học thể dục, đội ngũ cán bộ giảng viên có nơi vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, một bộ phận không nhỏ sinh viên có ý thức rèn luyện TDTT chưa cao, chưa thực sự tự giác tích cực trong các giờ học GDTC. Kết quả khảo sát trong các giờ học GDTC cho thấy vẫn còn nhiều sinh viên có thể lực chung rất hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập GDTC của sinh viên. 853
  2. Trong thời gian qua, đã có một số tác giả nghiên cứu, đề cập tới những khía cạnh khác nhau của công tác GDTC trong trường học như: Phạm Đình Bẩm, Đỗ Hữu Trường (2005), Đồng Văn Triệu (2006), Nguyễn Viết Kiên (2010), Vũ Văn Thanh (2011),...nhưng các tác giả mới chỉ đề cập đến các vấn đề phát huy tính tích cực của SV trong giảng dạy môn Bắn súng, phát huy tính tích cực của SV trong giảng dạy môn lý luận, ứng dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học trong giảng dạy thực hành môn GDTC cho học sinh trường THPT, ... Tuy nhiên chưa có tác giả nào đề cập đến việc nâng cao tính tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC tại trường Đại học Kiến Trúc. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết, cần được quan tâm, giải quyết nhằm đạt được mục tiêu chung, phát triển con người toàn diện trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kiến Trúc. 1.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phuong pháp quan sát sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao tính tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC. - Khách thể nghiên cứu: Lượng mẫu phỏng vấn chuyên gia, giảng viên là 25 người; Lượng mẫu khảo sát và kiểm tra sư phạm đối với sinh viên Trường Đại học Kiến Trúc là 350 người. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng tính tích cực trong giờ học GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc 2.1.1 Biểu hiện của tính tích cực trong giờ học môn học Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc. Thông qua tham khảo tài liệu, thu thập thông tin và phỏng vấn chuyên gia cho thấy tính tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC được biểu hiện thông qua các biểu hiện như sau: Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các biểu hiện tính tính cực của sinh viên Responses Percent of Cases N Percent Biểu Biểu hiện ở xúc cảm học tập (B1) 23 19.0% 92.0% hiện Biểu hiện chú ý (B2) 23 19.0% 92.0% tính tích Biểu hiện sự nỗ lực ý chí (B3) 25 20.7% 100.0% cựca Biểu hiện bằng hành vi (B4) 25 20.7% 100.0% Biểu hiện ở kết quả lĩnh hội (B5) 25 20.7% 100.0% Total 121 100.0% 484.0% Kết quả được trình bày ở bảng 1 cho thấy: Biểu hiện ở xúc cảm học tập chiếm 92.00% ý kiến chuyên gia đồng tình; Biểu hiện chú ý chiếm 92.00% ý kiến chuyên gia đồng tình; Biểu hiện sự nỗ lực ý chí chiếm 854
  3. 100% ý kiến chuyên gia đồng tình; Biểu hiện ở kết quả lĩnh hội chiếm 100.00% ý kiến chuyên gia đồng tình: Như vậy, Kết quả phỏng vấn cho thấy các biểu hiện xúc cảm học tập, chú ý, nỗ lực ý chí, hành vi và kết quả lĩnh hội biểu hiện tính tích cực của sinh viên trong quá trình học tập môn GDTC. 2.1.2 Xác định các tiêu chí đánh giá tính tích cực của sinh viên Trường đại học Kiến Trúc trong giờ học GDTC Để xác định được các tiêu chí đánh giá tính tích cực của SV Trường đại học Kiến Trúc trong giờ học GDTC. Đề tài căn cứ vào các biểu hiện của tính tích cực được trình bày ở bảng 1 và thông qua phỏng vấn đã chọn được các tiêu chí cụ thể sau: Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các tiêu chí đánh giá tính tích cực của sinh viên Responses Percent N Percent of Cases Sự yêu thích môn học GDTC. (T1) 22 6.5% 88.0% Tâm trạng đối với kết quả môn học (khi đạt và không 22 6.5% 88.0% đạt). (T2) Chú ý nghe giảng viên giảng bài (T3) 24 7.1% 96.0% Chú ý quan sát động tác mẫu của GV và của bạn. (T4) 24 7.1% 96.0% Cố gắng hoàn thành bài tập GV giao ở trên lớp. (T5) 23 6.8% 92.0% Tiêu chí Tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa. (T6) 23 6.8% 92.0% đánh Nghỉ học giờ GDTC. (T7) 21 6.2% 84.0% giá Đi học muộn giờ học GDTC. (T8) 24 7.1% 96.0% tính Chủ động lấy và sắp xếp dụng cụ trên lớp. (T9) 19 5.6% 76.0% tích Sốt sắng khi được giao nhiệm vụ trong giờ học GDTC. cựca 24 7.1% 96.0% (T10) Chịu khó hỏi han giảng viên về bài học. (T11) 24 7.1% 96.0% Nhiệt tình giúp đỡ bạn bè trong giờ học. (T12) 22 6.5% 88.0% Theo dõi các thông tin có liên quan đến TDTT. (T13) 22 6.5% 88.0% Kết quả học tập môn GDTC. (T14) 22 6.5% 88.0% Trình độ thể lực chung. (T15) 24 7.1% 96.0% Total 340 100.0% 1360.0% Bảng 3: Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy của các tiêu chí đánh giá tính tích cực của sinh viên (Item-Total Statistics) Scale Mean Scale Corrected Item- Cronbach's Mã Cronbach's if Item Variance if Total Alpha if hóa Alpha Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted T1 26.72 6.63 0.54 0.89 T2 26.72 6.63 0.54 0.89 T3 26.64 6.74 0.85 0.88 0.893 T4 26.64 7.74 0.45 0.91 T5 26.68 6.81 0.54 0.89 T6 26.68 6.81 0.54 0.89 855
  4. T7 26.76 6.27 0.67 0.88 T8 26.64 6.74 0.85 0.88 T9 25.84 6.16 0.21 0.40 T10 26.64 7.66 0.52 0.90 T11 26.64 6.74 0.85 0.88 T12 26.72 6.29 0.76 0.88 T13 26.72 6.29 0.76 0.88 T14 26.72 6.29 0.76 0.88 T15 26.64 6.74 0.85 0.88 Đề tài quy ước trên 80% số phiếu đồng ý và hệ số tương quan với biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) > 0.3, các biến quan sát có hệ số tin cậy cao từ 0.80 trở lên sẽ làm định hướng để xác định các tiêu chí đánh giá tính tích cực. Từ quy ước này, Đề tài đã loại bỏ 1 tiêu chí và đã xác định 14 tiêu chí đảm bảo đủ độ tin cậy (Cronbach Alpha = 0.893) để đánh giá tính tích cực của SV Trường đại học Kiến Trúc. 2.2 Phân tích thực trạng tính tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC tại Trường đại học Kiến Trúc 2.2.1 Thực trạng về biểu hiện ở xúc cảm học tập của sinh viên Kết quả khảo sát về biểu hiện cảm xúc học tập của sinh viên được trình bày ở bảng 4 như sau: Bảng 4: Kết quả phỏng vấn về biểu hiện ở xúc cảm học tập của sinh viên Kết quả Mã hóa Nội dung phỏng vấn Mức đo n % Thích 78 23.25 T1 Sự yêu thích môn học GDTC Bình thường 174 48.50 Không thích 98 28.25 Vui 106 30.25 T2.1 Tâm trạng khi đạt môn GDTC Bình thường 169 47.25 Không vui 75 22.50 Buồn 101 29.00 Tâm trạng khi không đạt môn T2.2 Bình thường 185 51.25 GDTC Không buồn 69 19.75 Như vậy, 3 vấn đề mà Đề tài đưa ra để tìm hiểu về biểu hiện ở xúc cảm học tập của SV Trường đại học Kiến Trúc đối với môn học GDTC cho thấy: Số SV lựa chọn phương án trả lời là “Kiến Trúc” luôn tỷ lệ % cao so với các phương án còn lại. Điều đó có nghĩa là với đa số sinh viên xúc cảm đối với môn học GDTC là khá hời hợt. 2.2.2 Thực trạng về biểu hiện chú ý của sinh viên Kết quả khảo sát về biểu hiện chú ý của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc được trình bày ở bảng 5 như sau: 856
  5. Bảng 5: Kết quả phỏng vấn về biểu hiện chú ý của sinh viên trong giờ học GDTC Mã Kết quả Nội dung phỏng vấn Mức đo hóa n % Chú ý 91 25.25 Chú ý lắng nghe giảng viên T3 Bình thường 186 54.00 giảng bài. Không chú ý 73 20.75 Chú ý 106 29.00 Chú ý quan sát động tác mẫu T4 Bình thường 187 54.25 của giảng viên và của bạn Không chú ý 57 16.75 Với 2 vấn đề mà Đề tài đưa ra để tìm hiểu về biểu hiện chú ý của SV trong giờ học GDTC cho thấy: Số SV lựa chọn phương án trả lời là “Bình thường” luôn ở mức cao. Như vậy, có thể khẳng định rằng xúc cảm hời hợt thì dẫn đến hành vi thiếu tích cực trong giờ học GDTC. 2.2.3 Thực trạng về biểu hiện sự nỗ lực ý chí của sinh viên Kết quả khảo sát về biểu hiện sự nổ lực ý chí của sinh viên được trình bày ở bảng 6 như sau: Bảng 6: Kết quả phỏng vấn về biểu hiện sự nỗ lực ý chí của sinh viên Mã Kết quả Nội dung phỏng vấn Mức đo hóa n % Cố gắng 94 26.00 Cố gắng hoàn thành bài tập GV T5 Bình thường 168 49.50 giao ở trên lớp. Không cố gắng 88 24.50 Thường xuyên 62 18.00 Tham gia tập luyện TDTT ngoại T6 Thỉnh thoảng 111 30.25 khóa Không tập 167 51.75 Qua bảng 6 cho thấy sinh viên có chiều hướng không cố gắng khi hoàn thành bài tập mà GV giao trên lớp (74%); tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa cũng có chiều hướng không tập chiếm tỷ lệ 82 %. Kết quả này phù hợp với thực tiễn giảng dạy; qua quan sát giờ giảng, bản thân chúng tôi thấy hiện nay SV rất thiếu sự nỗ lực ý chí trong học tập. Khi giảng viên ra bài tập thường kêu mệt, kêu nhiều. Khi cho tự tập thì số sinh viên ngồi nghỉ thụ động rất đông. 2.2.4 Thực trạng về biểu hiện bằng hành vi của sinh viên Kết quả khảo sát về biểu hiện bằng hành vi của sinh viên được trình bày ở bảng 7 như sau: 857
  6. Bảng 7: Kết quả phỏng vấn về biểu hiện bằng hành vi của sinh viên Mã Kết quả Nội dung phỏng vấn Mức đo hóa n % Không 111 30.25 T7 Nghỉ học giờ GDTC 1 – 3 buổi 182 53.00 Trên 3 buổi 57 16.75 Không 103 28.25 T8 Đi học muộn giờ học GDTC 1 – 3 buổi 112 30.50 Trên 3 buổi 135 41.25 Sốt sắng 79 22.25 Sốt sắng khi được giao nhiệm vụ T10 Bình thường 124 34.75 trong giờ học GDTC Không sốt sắng 157 43.00 Thường xuyên 70 20.00 Chịu khó hỏi giảng viên về bài T11 Thỉnh thoảng 161 47.75 học Không bao giờ 119 32.25 Thường xuyên 80 22.50 Sự nhiệt tình giúp đỡ bạn bè T12 Thỉnh thoảng 111 30.25 trong giờ học GDTC Không bao giờ 159 47.25 Thường xuyên 89 22.25 Theo dõi các thông tin có liên T13 Thỉnh thoảng 88 24.50 quan đến TDTT Không bao giờ 183 53.25 Qua bảng 7 có thể kết luận số SV nghỉ học còn chiếm tỷ lệ cao nhất; Số SV đi học muộn từ còn nhiều; Điều này do giảng viên không đưa ra quy chế xử lý nên việc SV thường xuyên đi muộn khá phổ biến. Số SV sốt sắng khi được giao nhiệm vụ, chịu khó hỏi han giảng viên về bài học, thường xuyên theo dõi các thông tin có liên quan đến TDTT chiếm tỷ lệ thấp;... 2.2.5 Thực trạng về biểu hiện ở kết quả lĩnh hội giờ học GDTC Để đánh giá biểu hiện ở kết quả lĩnh hội của SV Trường đại học Kiến Trúc đối với môn học GDTC, Đề tài tiến hành thống kê điểm thi kết thúc học phần GDTC và kiểm tra trình độ thể lực chung của SV bằng 2 tiêu chí: Kết thi kết thúc học phần môn GDTC; Trình độ thể lực chung. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên được trình bày tại bảng 8 như sau: Bảng 8: Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Điểm TB Kết quả học tập (T14) Khách thể Điểm tốt Điểm đạt Điểm chưa đạt kiểm tra Mean SD n % n % n % SV (n = 350) 6.35 0.75 36 9.0 245 61.3 119 29.8 Phân tích kết quả tại bảng 8 cho thấy điểm trung bình (mean) của SV Trường đại học Kiến Trúc là không cao; tỷ lệ % sinh viên chưa đạt môn GDTC cũng chiếm tỷ lệ cao 29.75%; điểm tốt và điểm đạt chiếm tỷ lệ 70.25%. Bên cạnh đó, cũng so sánh tổng hợp thể lực chung của sinh viên. Kết quả trình bày ở bảng 8 như sau: 858
  7. Bảng 9: Phân loại trình độ thể lực chung của sinh viên (T15) Phân loại Tốt Đạt Không đạt Khách thể Tổng n % n % n % Sinh viên nam 30 13.01 111 49.19 80 37.80 221 Sinh viên nữ 8 5.19 68 50.65 53 44.16 129 Tổng cộng 40 10.0 199 49.8 161 40.3 350 Kết quả tổng hợp được trình bày ở bảng 9 cho thấy thực trạng thể lực của nam sinh viên so với quyết định 53 của Bộ GD & ĐT cho thấy thể lực của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tốt và đạt so với quyết định 53 vẫn ở mức thấp và đa phần chiếm tỷ lệ không đạt nhiều. Điều này cho thấy cần phải Đề tài thêm các biện pháp cần thiết gia tăng tính tính cực tập luyện nhằm phát trển thể lực chung ngày càng tốt hơn. 2.3 Nguyên nhân cơ bản hạn chế tính tự giác, tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC tại Trường đại học Kiến Trúc Thông qua kết quả phân tích thực trạng và quan sát sư phạm, Đề tài nhận định nguyên nhân hạn chế tính tích cực của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc như sau: Nguyên nhân từ phía SV: SV không nhận thấy vai trò tác dụng của môn học đối với bản thân, SV xem vị trí của môn học GDTC thấp hơn so với các môn học khác; Không có hứng thú với giờ học GDTC; SV chưa thực sự cố gắng trong học tập, học theo kiểu đối phó chỉ cần đủ điểm qua; Nghỉ học không lý do nhiều; Sức khỏe yếu; Ý thức tự tập luyện chưa tốt; SV ít được tham gia vào các phong trào TDTT của các khoa và trường. Nguyên nhân từ phía GV: Phương pháp tổ chức giờ học của giảng viên chưa hợp lý; Yêu cầu của giảng viên đối với SV trong giờ học chưa cao, Giảng viên quản lý lớp chưa chặt chẽ, Phương pháp giảng dạy của giảng viên quá khô cứng nhàm chán, không có sự mới lạ, Giảng viên giảng dạy thiếu sự nhiệt tình, thiếu sự lôi cuốn SV. Nguyên nhân từ nội dung chương trình giảng dạy GDTC và điều kiện đảm bảo: Nội dung tự chọn chưa phù hợp với sở thích và số đông SV, Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện còn thiếu và cũ, Điểm môn học GDTC không tính vào điểm trung bình học tập, Lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm đến hoạt động phong trào TDTT của SV. Như vậy, Kết quả phân tích thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực của sinh viên đối với môn học GDTC là cơ sở quan trọng để xác định các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao được tính tích cực của sinh viên trong học tập môn GDTC vì sinh viên có tự giác, tích cực học tập thì mới có thể cải thiện được chất lượng GDTC của trường Đại học Kiến Trúc trong giai đoạn hiện tại và tương lai. 2.4 Đề xuất một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc 2.4.1 Kết quả xác định một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Thông qua cơ sở phân tích tính tích cực và nguyên nhân hạn chế tính tính tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC, Đề tài đã thiết kế phiếu phỏng vấn được đề cập ở mục 1.2 và đã xác định được 6 biện pháp nâng cao tính tích cực của SV trong giờ học GDTC Trường đại học Kiến Trúc được trình bày ở bảng 10 như sau: 859
  8. Bảng 30: Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp nâng cao tính tích cực Mức đo Mã Bình Không Biện pháp Cần thiết hóa thường cần thiết n % n % n % Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ và BP1 15 60.0 8 32.0 2 8.0 phù hợp với môn GDTC. Cải tiến nội dung chương trình cho phù BP2 hợp với đặc thù của SV và điều kiện 16 64.0 7 28.0 2 8.0 thực tiễn của trường. Cải tạo, nâng cấp sân bãi, bổ sung dụng BP3 cụ phục vụ cho công tác giảng dạy và 22 88.0 3 12.0 0 0.0 hoạt động TDTT. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của BP4 20 80.0 3 12.0 2 8.0 giảng viên trong quá trình giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy cho BP5 sinh động, hấp dẫn để nâng cao tính tích 18 72.0 4 16.0 3 12.0 cực trong giờ học của SV. Tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích BP6 24 96.0 1 4.0 0 0.0 của môn học GDTC. Qua kết quả phỏng vấn, căn cứ vào những ý kiến có số phiếu rất cần thiết trên 50% làm định hướng để lựa chọn biện pháp. Cả 6 biện pháp mà đề tài đưa ra đều có số phiếu đồng thuận cao chiếm tỷ lệ % cao nghiêng vào mức đánh giá bình thường và cần thiết. 2.4.2 Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp nâng cao tính tích cực của sinh viên trong giờ học GDTC tại Trường Đại học Kiến Trúc Biện pháp 1: Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ và phù hợp với môn GDTC. 1) Mục đích: Giúp cho người dạy và người học nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình. Từ đó giúp cho giảng viên ... quản lý lớp, quản lý môn học chặt chẽ và khoa học hơn. 2) Nội dung-cách thức thực hiện: Khoa GDTC phối hợp phổ biến quy chế đến SV chính quy Trường đại học Kiến Trúc. Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình cho phù hợp với đặc thù của SV và điều kiện thực tiễn của Trường. 1) Mục đích: Đưa ra chương trình môn học GDTC phù hợp, khoa học và thực tiễn; Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bộ đề ra; phù hợp với điều kiện của Trường đại học Kiến Trúc. Đem lại tính tự giác tích cực cho người học... Từ đó, nâng cao chất lượng môn học GDTC. 2) Nội dung và cách thức thực hiện: - Đối với người học: Chuẩn bị tốt về sức khỏe, trang phục, dụng cụ khi lên lớp; Nghiêm túc, tích cực tham gia đầy đủ các buổi lên lớp; Hoàn thành môn GDTC khi các môn đạt từ điểm 5 trở lên; Tự giác luyện tập ngoài giờ lên lớp, tích cực tham gia các CLB TDTT. 860
  9. - Các phòng chức năng liên quan: Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học GDTC phù hợp điều kiện giảng dạy, thời gian học và số lượng SV; xếp loại và công nhận kết quả học tập cho người học sau khi đã hoàn thành chương trình môn học GDTC; Trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị TDTT đáp ứng các yêu cầu môn học GDTC, phục vụ công tác giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học. Biện pháp 3: Cải tạo, nâng cấp sân bãi, bổ sung dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy và hoạt động TDTT. 1) Mục đích: Nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sân tập, trang bị các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy, tập luyện TDTT tạo ra môi trường và điều kiện tốt cho công tác GDTC phát triển và đạt kết quả cao. 2) Nội dung:Mở rộng cải tạo và nâng cấp sân tập để có thể tận dụng tối đa điều kiện của Trường phục vụ giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT cho SV và cán bộ giáo viên; Quản lý và khai thác tốt cơ sở vật chất; Mua sắm bổ sung trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện TDTT đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Trường dành cho công tác GDTC và các hoạt động TDTT. Huy động kinh phí từ nguồn quỹ khác của các tổ chức và cá nhân. 3) Tổ chức thực hiện: Về cơ sở vật chất: Khoa cơ bản và tổ GDTC hàng năm đều có đề nghị Nhà trường cho sửa chữa cải tạo nâng cấp sân bãi và đề xuất mua sắm bổ xung trang thiết bị dụng cụ dành cho việc giảng dạy và học tập. Về kinh phí: Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về kinh phí tổ chức các hoạt động TDTT trong Trường, tham gia các giải thể thao do các cấp tổ chức… Biện pháp 4: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong quá trình giảng dạy. 1) Mục đích: Trong giờ học GDTC, SV có tích cực hay không phụ thuộc phần lớn vào phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức lên lớp và thái độ giảng dạy của giảng viên. Giảng viên như một tấm gương sáng để sinh viên noi theo. Giảng viên giảng dạy có trách nhiệm, nhiệt tình thì sẽ mang lại kết quả cao trong hoạt động dạy và học. Đây là một trong những biện pháp trọng yếu mà đề tài muốn nhấn mạnh. 2) Nội dung: Hồ sơ, giáo án giảng dạy; Kỷ luật về giờ giấc của giảng viên; Tôn trọng bản thân; Tôn trọng sinh viên; Trình độ chuyên môn phải đạt chuẩn; Giờ giảng phải có chất lượng, mang lại hứng thú cho người học; Bản thân giảng viên giảng dạy môn GDTC phải là tấm gương rèn luyện TDTT hàng ngày. 3) Tổ chức thực hiện: Hồ sơ, giáo án giảng dạy: Giảng viên lên lớp phải có đầy đủ giáo án, sổ điểm danh; Kỷ luật về giờ giấc của giảng viên; Trang phục lên lớp phải phù hợp, tư thế, tác phong phải chuyên nghiệp; Tôn trọng SV; Trình độ chuyên môn phải đạt chuẩn; Giờ dạy phải có chất lượng, mang lại hứng thú cho SV. Không lên lớp kiểu đối phó cho hết giờ; Giảng viên Khoa GDTC phải tập luyện và tham gia thi đấu các giải Thể thao trong và ngoài nhà trường để làm tấm gương cho SV noi theo. 861
  10. Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp giảng dạy cho sinh động, hấp dẫn để nâng cao tính tự giác tích cực trong giờ học của SV. 1) Mục đích: Giờ học GDTC có thực sự hấp dẫn và mang lại hứng thú cho SV hay không điều đó phụ thuộc phần lớn vào phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức lên lớp của giảng viên. Vì thế, cần áp dụng những biện pháp tổ chức lớp sinh động, hứng thú, hấp dẫn để lôi cuốn các em tự nguyện tham gia vào hoạt động tập luyện. Thông qua hình thức tổ chức giờ học, tạo nên xúc cảm tập luyện bền vững, kích thích tính tự giác, tích cực của SV. Đồng thời, khơi dậy hứng thú, xây dựng động cơ tập luyện trong sáng. Làm nảy sinh nhu cầu mong đợi được tham gia tập luyện của SV. 2) Nội dung: Phân nhóm tập luyện, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp tình huống…; Trò chơi hoá nội dung học; Vận dụng phương pháp thi đấu kết hợp thực tập trọng tài; Tối ưu hoá mật độ vận động. Giảm thiểu những điểm dừng không cần thiết trong giờ học; Lôi cuốn mọi SV tham gia tập luyện, làm thăng hoa xúc cảm vận động; Tạo ra không khí thi đua trong lớp; Giảng viên biết cổ vũ, khích lệ động viên SV học tập. 3) Tổ chức thực hiện: Giảng viên cần vận dụng linh hoạt các hình thức lên lớp, kết hợp nội dung giờ học với các nhiệm vụ vận động. Thông qua các tình huống, nêu vấn đề, các trò chơi. Tổ chức thi đua giữa các nhóm, thi đấu giữa các lớp. Tối ưu hoá mật độ vận động của giờ học bằng cách rút ngắn thời gian nghỉ ngơi thụ động, tăng cường kiểm tra lượng vận động, bố trí phân nhóm tập luyện và giao nhiệm vụ một cách hợp lý, khoa học. Giảm thiểu những điểm dừng không cần thiết như: Chờ đợi thứ tự thực hiện động tác, nghe giảng giải không đúng lúc, sự di chuyển đội hình quá nhiều trong tập luyện. Tăng cường hiệu suất sử dụng dụng cụ tập luyện. Quản lý dụng cụ chặt chẽ, đồng thời gắn trách nhiệm chuẩn bị và bảo vệ dụng cụ tập luyện cho SV. Bố trí SV tập luyện kết hợp với quan sát, nhận xét kết quả tập luyện của bạn, qua đó nâng cao nhận thức hoạt động của bản thân trong vận động và chuẩn bị cho thực hiện động tác tốt hơn. Giảng viên cần kiểm tra đánh giá, nhận xét, uốn nắn, sửa sai kịp thời những sai sót kỹ thuật, rèn cho SV ý thức giữ gìn kỷ luật giờ học. Giảng viên cổ vũ SV, SV cổ vũ lẫn nhau khi thực hiện đúng kỹ thuật bài tập. Không nên tạo áp lực đối với những SV tập sai kỹ thuật cơ bản. Tổ chức các hoạt động giúp đỡ những em có sức khỏe yếu thực hiện động tác. Hướng dẫn SV cách bảo hiểm giúp đỡ bạn khác tập luyện. Giảng viên biết cổ vũ, khích lệ động viên SV học tập bằng cách sử dụng những ngôn ngữ biểu thị sự tán đông, khuyến khích giúp người học nảy sinh và duy trì được sự lạc quan, vui vẻ ổn đinh. Biện pháp 6: Tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích của môn học GDTC. 1) Mục đích: Nhằm tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho SV về vai trò, ý nghĩa và tác dụng của môn học GDTC và là tiền đề cho các biện pháp tiếp theo. 862
  11. 2) Nội dung: Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội SV, các phòng ban chức năng trong Học viện tăng cường, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT nói chung và môn học GDTC nói riêng, Tổ chức cho SV tham gia cuộc thi về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm; Thông qua bài giảng trên lớp, giảng viên TDTT phải có nhiệm vụ liên hệ với thực tế giúp SV hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của luyện tập TDTT; Tăng cường thông tin đại chúng về bản tin của TDTT trong nước và thế giới trên mạng lưới thông tin của trường. 3) Tổ chức thực hiện: Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục như: Thông qua giờ học chính khóa, qua đài, báo, các bản tin của Trường, qua phong trào thi đua, các buổi sinh hoạt tập thể của Câu lạc bộ thể thao và thi đấu TDTT các cấp trong trường. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả phân tích trên, Đề tài nhận thấy hiện nay SV Trường đại học Kiến Trúc thiếu tính tích cực trong giờ môn học GDTC. Điều này được biểu hiện thông qua xúc cảm học tập, sự tập trung chú ý và sự nỗ lực ý chí cũng như cả về hành vi theo xu hướng chưa tích cực, dẫn đến kết quả lĩnh hội dựa vào điểm thi kết thúc học phần GDTC, trình độ thể lực chung ở mức không đạt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Từ đó, Đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp phù hợp, đảm bảo độ tin cậy để nâng cao tính tích cực cho SV trường Đại học Kiến Trúc trong giờ học GDTC ngày càng có chất lượng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành, Lê Tràng Định, Phó Đức Hòa (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Tâm lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Trịnh Thế Linh (2019), đánh giá tính tự giác, tích cực của sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Bắc khi học môn Giáo dục thể chất. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 9/2018, tr. 192-195. 3. Neuman, W. L. (2000). Social Research Methods Qualitative and Quantitative Approaches. Boston. Allyn and Bacon. 4. Lương Thị Ánh Ngọc, Tạ Hoàng Thiện (2016), Giáo trình Giáo dục học TDTT. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 5. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Thống kê ứng dụng trong kinh tế và xã hội, Nxb Thống kê, 2008. 6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu Đề tài với SPSS, Tập 1, 2. Nxb Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh. 7. http://www.sciencepublishinggroup.com/journal/ 863
nguon tai.lieu . vn