Xem mẫu

  1. Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Mối quan tâm và đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng thực phẩm và an toàn thực phẩm ở khu vực thành thị Việt Nam Nguyễn Anh Đức 1,2, Wendy J. Umberger1*, Di Zeng1, Nikki P. Dumbrell1 Cơ quan 1 Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia. 2 Bộ môn Phân tích định lượng , Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN Tác giả đại diện * wendy.umberger@adelaide.edu.au Từ khóa An toàn thực phẩm; chất lượng thực phẩm; đánh giá của người tiêu dùng; thuộc tính niềm tin; thành thị Việt Nam Giới thiệu Hệ thống lương thực của Việt Nam đã và đang có những sự thay đổi nhanh 177 chóng trong những năm gần đây, với sự xuất hiện và mở rộng của hệ thống bán lẻ thực phẩm hiện đại và sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng đối với các loại thực phẩm có giá trị cao hơn (Mergenthaler, Weinberger & Qaim 2009). Vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng đối với người tiêu dùng, và do đó tạo ra sự cần thiết cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng thay đổi để thích ứng với điều kiện thị trường (Cadilhon và cộng sự 2006; Wertheim-Heck, Vellema & Spaargaren 2015). Việc hiểu được sự đánh giá của người tiêu dùng với yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như lý do họ có thể đánh giá những yếu tố này là hết sức cần thiết nhằm thông tin cho nông hộ nhỏ và các bên liên quan khác về các yêu cầu của thị trường cũng như tiềm năng cơ hội thị trường để cung cấp các sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Phương pháp Dữ liệu được thu thập từ một mẫu đại diện của 2.000 hộ tiêu dùng thành thị tại bốn thành phố của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Lào Cai và thành phố Sơn La từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. Khảo sát được chỉnh sửa dựa trên các nghiên cứu trước đây của Umberger và cộng sự (2015) và Wahida và cộng sự (2013). Các hộ gia đình được đưa vào khảo sát đã được lựa chọn dựa trên
  2. Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo tỷ lệ. Tại mỗi thành phố, chúng tôi đã lựa chọn các phường dựa trên tỷ lệ dân số của phường từ số liệu thống kê chính thức. Từ các phường đã chọn, một số lượng hộ gia đình nhất định được chọn ngẫu nhiên. Ngoài việc tìm hiểu tình hình tiêu dùng thực phẩm của hộ, cuộc khảo sát cũng thu thập thông tin về nhận thức và thái độ của người tiêu dùng về vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, mối quan tâm dành cho các sản phẩm thực phẩm an toàn được chứng nhận và sự sẵn lòng trả tiền cho các sản phẩm được chứng nhận. Kết quả HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Kết quả cho thấy mức độ quan tâm cao về an toàn thực phẩm và chứng minh rằng người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh có ý thức về dinh dưỡng tương đối cao (Hình 1). Người tiêu dùng tương đối quan tâm đến các vấn đề an toàn thực phẩm, bao gồm kim loại nặng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm thuốc trừ sâu so với các vấn đề về dinh dưỡng như lượng đường hoặc muối cao. Người tiêu dùng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có vẻ quan ngại hơn về an toàn thực phẩm so với người tiêu dùng tại các thành phố nhỏ hơn là Sơn La và Lào Cai. Người tiêu dùng cũng được hỏi về các cơ quan hoặc tổ chức (ví dụ như các 178 cơ quan nhà nước hoặc các hiệp hội ngành) mà họ tin cậy nhất để chứng nhận chất lượng và/hoặc mức độ an toàn của thực phẩm. Phần lớn người tiêu dùng, nói chung, tin tưởng vào các giấy chứng nhận hoặc kiểm tra của các cơ quan nhà nước và các tổ chức công khác (Hình 2). Giấy chứng nhận được cấp bởi bên thứ ba độc lập (TPC) là một nguồn đánh giá chất lượng quan trọng ở các nước phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam, người tiêu dùng dường như có rất ít nhậc thức và tin tưởng đối với loại hình này (Hình 2). Người tiêu dùng sau đó được yêu cầu chỉ ra tầm quan trọng của một số tiêu chuẩn thực phẩm và các loại chứng nhận. Nhìn chung, người tiêu dùng đánh giá mức độ quan trọng nhất với sản phẩm có “Chứng Nhận An Toàn”, tiếp theo là “Sản phẩm hữu cơ” và “Sản phẩm VietGAP”. Trung bình, 50% số người tiêu dùng đã mua sản phẩm có “Chứng Nhận An Toàn” và dưới 30% trong số họ đã mua những sản phẩm có chứng nhận “Hữu Cơ” và “VietGap”. Đối với nhóm các loại thực phẩm có liên quan đến các dự án kinh doanh nông nghiệp của ACIAR, và nhạy cảm đối với vấn đề an toàn thực phẩm (ví dụ trái cây, rau và thịt bò), chúng tôi đã đặt ra câu hỏi liệu rằng người tiêu dùng có sẵn lòng chi nhiều hơn cho sản phẩm được chứng nhận “an toàn” và họ sẽ sẵn sàng trả thêm bao nhiêu tiền. Đa số người phỏng vấn (> 67%) cho biết họ sẵn lòng mua những sản phẩm được chứng nhận “an toàn” nếu giá cả hợp lý. Mức chi trả mà họ sẵn lòng trả thêm vào khoảng 20% giá trị cho một sản phẩm được chứng nhận.
  3. Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Thảo luận và kết luận Mặc dù chính phủ Việt Nam coi việc cung cấp thực phẩm an toàn và lành mạnh là chính sách quan trọng (Wertheim-Heck, Vellema & Spaargaren 2014) nhưng mối quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề an toàn thực phẩm vẫn đang gia tăng. Kết quả sơ bộ từ nghiên cứu này cho chúng ta bằng chứng ủng hộ quan điểm về những vấn đề an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đang ngày càng ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng ở Việt Nam. Với thu nhập ngày càng tăng, nhiều người tiêu dùng ở thành thị sẵn lòng chi trả và có khả năng mua các loại thực phẩm có giá trị cao hơn với sự đảm bảo về an toàn. Từ quan điểm của một nghiên cứu phát triển, thông tin này cho phép chúng ta xem xét các can thiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm có thể mang lại lợi ích cho người sản xuất và NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN người tiêu dùng. Ví dụ, khi biết rằng người tiêu dùng quan tâm đến việc nhiễm bẩn thuốc trừ sâu, vi khuẩn, và kim loại nặng, chúng ta phải suy nghĩ về các biện pháp để xây dựng niềm tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Điều này có thể thực hiện dưới hình thức cải thiện việc ghi nhãn mác thực phẩm, thiết lập các tiêu chuẩn thực phẩm, và/hoặc xây dựng các chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm (ví dụ như chương trình Thực hành Nông nghiệp Tốt - VietGAP). 179 Hình 1. Nhận định của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và các vấn đề dinh dưỡng ở 4 thành phố: Lào Cai, Sơn La, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả thu được sử dụng thang đo Likert như sau: 1 = Rất không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Không phản đối và cũng không đồng ý; 4 = Đồng ý; và 5 = Rất đồng ý.
  4. Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Hình 2. Tỷ lệ người trả lời trong đó chọn mỗi nguồn chứng nhận là “đáng tin cậy nhất” về an toàn và chất lượng sản phẩm cho thịt bò, rau quả ở Việt Nam. Kết quả là những phản hồi từ những người được điều tra tại 4 thành phố: Lào Cai, Sơn La, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 180 Tài liệu Cadilhon, J-J, Moustier, P, Poole, ND, Tam, PTG & Fearne, AP 2006, “Hệ thống Thực phẩm Truyền thống và Hiện đại? Đánh từ Chuỗi Cung Ứng Rau đến thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)”, Đánh giá Chính sách Phát triển, vol. 24, no. 1, pp. 31-49. Mergenthaler, M, Weinberger, K & Qaim, M 2009, “Sự chuyển đổi hệ thống lương thực ở các nước đang phát triển: Một nghiên cứu phân tích tách biệt hàm cầu về trái cây và rau quả ở Việt Nam”, Chính sách Lương thực, vol. 34, no. 5, pp. 426-436. Umberger, WJ, He, X, Minot, N & Toiba, H 2015, “Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng các siêu thị và thừa dinh dưỡng ở Indonesia”, Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp Hoa Kỳ, vol. 97, no. 2, pp. 510-525. Wahida, Toiba, H, Umberger, WJ & Minot, N 2013, Tìm hiểu nhu cầu sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao của người tiêu dùng Indonesia, Báo cáo Nông nghiệp Giá trị cao 10, Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI), Washington, D.C. Wertheim-Heck, SCO, Vellema, S & Spaargaren, G 2014, “Hạn chế trong thực hành tiêu dùng và mối quan tâm về an toàn thực phẩm ở Hà Nội”, Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Người tiêu dùng, vol. 38, no. 4, pp. 326-336. Wertheim-Heck, SCO, Vellema, S & Spaargaren, G 2015, “An toàn thực phẩm và chợ thành thị ở Việt Nam: Sự cần thiết cho các chính sách hiện đại hóa bán lẻ linh hoạt và tùy biến”, Chính sách Lương thực, vol. 54, pp. 95-106.
nguon tai.lieu . vn