Xem mẫu

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG SMITH
VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
Lê Hữu Doanh, Cấn Huyền Hân
Trường Đại học Y Hà Nội
Kháng thể kháng Smith (kháng thể anti - Sm) có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus ban đỏ
hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE). Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ dương tính và mối liên
quan giữa kháng thể anti - Sm với mức độ nặng ở bệnh nhân SLE. Nghiên cứu 187 hồ sơ bệnh nhân SLE tại
phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương, kháng thể anti - Smith dương tính ở 31,02% bệnh nhân. Điểm
SLEDAI trung bình ở bệnh nhân có kháng thể anti - Sm (8,60 ± 4,90) cao hơn có ý nghĩa thông kê
(p < 0,001) so với nhóm bệnh nhân không có kháng thể anti - Sm (5,84 ± 3,28). Tỷ lệ SLE có tổn thương nội
tạng ở nhóm có kháng thể anti - Sm (37,93%) cao hơn tổn thương nội tạng ở nhóm không có kháng thể
(17,83%) với p < 0,05. Tuổi trung bình bệnh nhân SLE xuất hiện tổn thương nội tạng có kháng thể anti - Sm
dương tính sớm hơn so với bệnh nhân không có kháng thể (p = 0,04). Nghiên cứu chỉ ra rằng kháng thể anti
- Sm có giá trị tiên lượng mức độ nặng và xuất hiện sớm tổn thương nội tạng ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Từ khóa: SLE, anti - Smith, SLEDAI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự tiến bộ của khoa học, rất nhiều tự
kháng thể được phát hiện trong bệnh lupus
ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythromatosus
– SLE) là bệnh tự miễn có các bất thường về
miễn dịch phong phú nhất. Kháng thể kháng
Smith (anti - Sm) đang được tìm hiểu rõ hơn.
Kháng thể anti - Sm có thể được phát hiện
trước khi người bệnh có các triệu chứng trên
lâm sàng [1]. Tỷ lệ tìm thấy kháng thể này
trong SLE rất khác nhau qua các nghiên cứu
ở các chủng tộc khác nhau. Với độ đặc hiệu
cao chẩn đoán SLE, sự xuất hiện tự kháng
thể là một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán
bệnh (theo ARA 1997) [2; 3]. Nhiều tài liệu
được công bố trên thế giới đã chỉ ra kháng thể
anti-Sm có mối liên quan với các biểu hiện tại
các cơ quan nội tạng: tổn thương thần kinh
trung ương, mức độ nghiêm trọng của bệnh

thận, xơ hóa phổi, viêm màng ngoài tim… [4;
5]. Nghiên cứu của Grennan ghi nhận mối liên
quan giữa khởi phát bệnh sớm với KT antiSm, trung bình trước 25 tuổi và có giá trị tiên
lượng cho tiến triển nặng với các tổn thương
nội tạng xuất hiện thường xuyên hơn về sau
[6]. Liên quan giữa anti - Sm với tổn thương
thần kinh trung ương vẫn chưa chắc chắn [7;
8]. Phát hiện kháng thể anti - Sm có ý nghĩa
rất quan trọng trong tiên lượng, quản lý và
theo dõi bệnh nhân. Nghiên cứu này được
tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân SLE có kháng
thể kháng Smith ở bệnh nhân SLE đến khám
tại phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương
từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2014.
2. Xác định mối liên quan giữa kháng thể
kháng Smith với mức độ nặng của những
bệnh nhân trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Địa chỉ liên hệ: Lê Hữu Doanh, Bộ môn Da liễu, trường
Đại học Y Hà Nội
Email: doanhlehuu@yahoo.com
Ngày nhận: 10/9/2015
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015

TCNCYH 98 (6) - 2015

1. Đối tượng
187 hồ sơ bệnh nhân được chẩn đoán xác
định SLE khi có ≥ 4/11 tiêu chuẩn chẩn đoán

31

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
theo ACR 1997, điều trị ngoại trú tại bệnh viện

matosus Disease Area and Severity Index),

Da liễu Trung ương từ tháng 05/2013 đến
12/2014. Tiêu chuẩn chọn hồ sơ bệnh nhân

DAS 28 (Disease Acitivity Score) tại 28 khớp,
điểm SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus

chẩn đoán xác định là SLE, không phân biệt
tuổi, giới và được làm xét nghiệm tìm kháng

Disease Activity Index).

thể kháng Smith. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh
nhân là bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng
và xét nghiệm thể hiện phối hợp nhiều bệnh
hệ thống (overlap).
2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt
ngang, hồi cứu.
Xét nghiệm phát hiện tìm kháng thể antiSm bằng kỹ thuật ELISA. Kit xét nghiệm từ
hãng MBL, Nhật Bản.
Mức độ nặng của bệnh được đánh giá qua
thang điểm CLASI (Cutaneous Lupus Erythe-

3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
20.0.
4. Đạo đức nghiên cứu
Các thông tin bệnh nhân lấy từ bệnh án
được chấp thuận của Bệnh viện và các thông
tin bệnh nhân được mã hóa, giữ bí mật.

KẾT QUẢ
1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở
bệnh nhân SLE

Biểu đồ 1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở bệnh nhân SLE
Nghiên cứu đã thu thập được 187 hồ sơ bệnh nhân SLE đến khám và theo dõi tại phòng
khám chuyên đề các bệnh tổ chức liên kết tự miễn. Kháng thể anti - Sm dương tính gặp ở
58/187 bệnh nhân, chiếm 31,02% với nồng độ kháng thể trung bình: 109,89 ± 85,03 UI/L, cao
nhất: 533,53 UI/L, thấp nhất: 32,94 UI/L (giá trị không thể hiện trên biểu đồ).
2. Mối liên quan giữa kháng thể anti - Sm với hoạt động bệnh
So sánh mức độ nặng của bệnh SLE, dựa trên thang điểm CLASI hoạt động, DAS 28 và
SLEDAI, giữa hai nhóm bệnh nhân dương tính và âm tính với kháng thể anti-Sm cho thấy:
điểm trung bình theo thang điểm SLEDAI của nhóm có kháng thể anti-Sm cao hơn so với nhóm
không có kháng thể có khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Thang điểm CLASI và
DAS28, giữa hai nhóm dương tính và không dương tính với kháng thể anti-Sm không có sự
khác biệt (bảng 1).

32

TCNCYH 98 (6) - 2015

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. So sánh các thang điểm đánh giá hoạt động bệnh
của bệnh nhân có kháng thể anti - Sm dương tính và âm tính
Thang điểm

Kháng thể anti - Sm (+) n = 58

Kháng thể anti-Sm (-) n = 129

p

CLASI hoạt động

6,93 ± 6,16

5,66 ± 4,77

0,166

DAS 28

3,50 ± 1,45

3,09 ± 1,38

0,061

SLEDAI

8,60 ± 4,90

5,84 ± 3,28

< 0,001

3. Mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm và tổn thương nội tạng

Biểu đồ 2. So sánh tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương nội tạng ở
hai nhóm có kháng thể anti - Sm dương tính và âm tính
Ở nhóm SLE dương tính với kháng thể anti - Sm, có 22/58 bệnh nhân SLE dương tính với
kháng thể anti - Sm có tổn thương nội tạng (thận, hô hấp, tim mạch, tâm - thần kinh) khi đến
khám, chiếm 37,93%. Ở nhóm SLE âm tính với kháng thể anti - Sm, 23/129 bệnh nhân âm tính
với kháng thể anti - Sm có tổn thương nội tạng (17,83%), khác biệt có ý nghĩa thống kê,
(p = 0,003).
4. So sánh tuổi của bệnh nhân có tổn thương nội tạng
Với những bệnh nhân có tổn thương nội tạng, tuổi trung bình của nhóm có kháng thể anti Sm là 24,82 ± 11,13 tuổi với bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 13; với nhóm không có kháng thể này
là 31,96 ± 11,44 trong đó thấp nhất là bệnh nhân 17 tuổi. Những bệnh nhân trong nghiên cứu có
kháng thể anti - Sm xuất hiện tổn thương nội tạng sớm hơn so với nhóm còn lại, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p = 0,04) (biểu đồ 3).

TCNCYH 98 (6) - 2015

33

Tuổi (năm)

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Biểu đồ 3. So sánh tuổi của bệnh nhân có tổn thương nội tạng
theo hai nhóm có kháng thể anti - Sm dương tính và âm tính

IV. BÀN LUẬN
Kháng thể anti - Sm là marker đặc hiệu

đánh giá tổn thương da ở mức độ nhẹ (< 10

chẩn đoán SLE [2; 3]. Nghiên cứu của chúng

điểm) với điểm trung bình là 6,93 ± 6,16. Điểm
DAS28 trung bình của nhóm bệnh nhân có

tôi có 58/187 bệnh nhân SLE dương tính với
kháng thể anti - Sm, chiếm 31,02% (biểu đồ1).
Tỷ lệ này tương tự kết quả của nhiều tác giả
khác như Nothway (1972) là 29,7% [9]; Tan
E.M (1982) là 30,5% [3]; Elkon (1989) là 28%
[10]... Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này ở
các nhóm bệnh nhân SLE khác nhau là khác
nhau: nghiên cứu của Clotet trên 82 bệnh
nhân SLE người châu Âu là 5% (1984) [11]
trong khi trên 63 bệnh nhân gốc Phi của
Grennan lại cao hơn rất nhiều (40,6%) [6].
Nhìn chung, tỷ lệ gặp kháng thể anti - Sm ở
bệnh nhân SLE thay đổi từ 15 – 30% và khác
biệt theo chủng tộc: 20% ở người da trắng, 30
– 40% ở người da đen và châu Á [2].
Có rất nhiều thang điểm để đánh giá hoạt
động bệnh SLE, trong đó đơn giản, dễ áp
dụng nhất là thang điểm CLASI cho da – niêm
mạc, DAS28 cho khớp và SLEDAI là thang
điểm đánh giá chung, tổng quát nhất. Xét trên
nhóm bệnh nhân SLE có kháng thể anti-Sm,
đa số các bệnh nhân có điểm CLASI hoạt tính
34

kháng thể anti - Sm là 3,51 ± 1,45 và chủ yếu
cũng ở mức hoạt động nhẹ và trung bình.
Không có sự khác biệt về điểm trung bình của
hai thang điểm này giữa hai nhóm bệnh nhân
có anti - Sm dương tính và âm tính (p > 0,05),
kết quả này phù hợp với nhận định anti - Sm
không liên quan tới biểu hiện lâm sàng về da,
khớp của SLE [5]. SLEDAI là thang điểm tổng
quát nhất để đánh giá hoạt động bệnh. Do
nhiều bệnh nhân trong nghiên cứu đã dùng
các thuốc có tác dụng trên bệnh trước đó và
khi có biểu hiện nội tạng nặng nề thì thường
tìm đến các chuyên khoa khác nên nhìn chung
đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi đa
số có mức độ hoạt động bệnh nhẹ và vừa.
Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm có
kháng thể anti - Sm ở mức điểm SLEDAI trên
10 điểm (tức hoạt động mạnh) của chúng tôi
cao hơn nhóm không có kháng thể này (không
có trong phần kết quả nghiên cứu). Điểm SLEDAI trung bình của nhóm bệnh nhân có kháng
TCNCYH 98 (6) - 2015

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thể anti - Sm là 8,60 ± 4,90, cao hơn nhóm âm

chọn đối tượng đa dạng hơn để xác định rõ

tính với kháng thể là 5,84 ± 3,28, khác biệt có
ý nghĩa thống kê. Điều này là do ở nhóm bệnh

ràng.

nhân có kháng thể anti - Sm xuất hiện các
biểu hiện về thần kinh, bất thường về xét
nghiệm nước tiểu nhiều hơn nên điểm
SLEDAI cao. Một số nghiên cứu khác cũng

V. KẾT LUẬN
Kháng thể kháng Smith gặp trong 31,02%
bệnh nhân SLE. Bệnh nhân SLE có kháng thể

nhận thấy điểm SLEDAI cao hơn trong nhóm

kháng Smith thì bệnh nặng hơn và tuổi xuất
hiện tổn thương nội tạng thấp hơn.Phát hiện

bệnh nhân có anti-Sm với các triệu chứng về
thần kinh, thận, viêm các màng xuất hiện

kháng kháng thể kháng Smith có giá trị tiên
lượng mức độ nặng và có nguy cơ xuất hiện

nhiều hơn [12; 13]. Theo nhận định của
Barada, Winfiled hay Janwityanuchit, trong

sớm tổn thương nội tạng ở bệnh lupus ban đỏ
hệ thống.

những đợt hoạt động bệnh, bệnh nhân có
kháng thể anti - Sm thường xuất hiện các biểu
hiện về thần kinh, bệnh lý thần kinh trung
ương, thận hơn bệnh nhân chỉ xuất hiện
kháng thể anti - dsDNA [5].
Các thương tổn nội tạng làm thay đổi tiên
lượng bệnh nhân. Mối liên quan giữa anti Sm với tổn thương nội tạng trong SLE được
nói đến khá nhiều và nhiều công bố chỉ ra ani
- Sm có giá trị dự đoán tiến triển nặng của
SLE [5]. Tỷ lệ có tổn thương nội tạng của
nhóm bệnh nhân SLE có anti - Sm là 37,93%,
cao hơn nhóm bệnh nhân không có anti - Sm
(17,83%), khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p = 0,003). Anti - Sm làm tăng nguy cơ xuất
hiện tổn thương thận nhất là khi kết hợp cùng
anti - dsDNA.
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy các
bệnh nhân có anti-Sm dương tính xuất hiện
tổn thương nội tạng sớm hơn (biểu đồ 3). Tác
giả Alba nghiên cứu 127 bệnh nhân SLE có
tổn thương thận cũng có kết quả về tuổi xuất
hiện thận lupus của bệnh nhân SLE có kháng

Lời cám ơn
Chúng tôi chân thành cám ơn phòng khám
chuyên đề, khoa Xét nghiệm bệnh viện Da liễu
Trung ương đã giúp đỡ hoàn thành nghiên
cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Arbuckle

M.R.,

McClain

M.T.,

Rubertone M.V et al (2003). Development of
autoantibodies before the clinical onset of
systemic

lupus

erythematosus.

The

new

England Journal of Medicine, 349(16), 1526 1533.
2. Munves E.F, Schur P.H (1983).
Antibodies to Sm and RNP: Prognosticator
of disease involvement. Arthritis Rheum, 26,
848 - 853.
3. Tan E.M, Cohen A.S, Fries J.F et al
(1982). The 1982 revised criteria for the
classification of systemic lupus erythematosus.
Arthritis Rheum, 25(11), 1271 - 1277.

thể anti-Sm trung bình là 25,6 sớm hơn so với

4. Borg E.J, Horst G., Limburg P.C et al

những bệnh nhân không có kháng thể này
khoảng 8,8 năm (tuổi trung bình là 33,7;

(1991). Shifts of anti –Sm specific antibodies
in patient with systemic lupus erythematosus:

p < 0,0001) [14]. Đây mới chỉ là nhận định ban
đầu, cần một nghiên cứu khác trong thời gian

analysis by couter – immunoelectrophoresis,
immublotting and RNA – immuoprecipitation.

dài hơn, cỡ mẫu lớn hơn với những cách

The Journal of Autoimmunity, 4(1), 155 - 164.

TCNCYH 98 (6) - 2015

35

nguon tai.lieu . vn