Xem mẫu

  1. MỖI BỨC TRANH - MỘT TẤM LÒNG Trong phòng triển lãm lần này có hơn 50 tác phẩm của 5 họa sĩ, bằng nhiều chất liệu: sơn dầu, kim loại và chất liệu tổng hơp, đã đem đến cho người xem nhiều ấn tượng, đầy cảm xúc về thẩm mỹ đáng thuyết phục. ở một không gian tuy không rộng lớn như mong muốn, nhưng với cách trưng bày bề thế và khoa học, đã tạo cho công chúng có điều kiện ngắm nhìn, cảm thụ tranh một cách thoải mái, tăng thêm sức hấp dẫn, tạo nên những ấn tượng đẹp đối với hình ảnh con người và thiên nhiên xứ Thanh. Lê Cậy, với hàng chục tác phẩm như Chùa Cô Tiên, Thuyền và biển, Mẹ con người Dao, Chiều về bản Hạ, Hạnh phúc và chiến tranh v.v.., xem tranh của Lê Cậy, người ta thấy rất rõ phong cách biểu đạt của hoạ sĩ là mảng màu mạnh, dứt khoát và cách sử dụng màu tương phản nhau rất rõ. Những mảng màu, đường nét tuy đối chọi nhau nhưng vẫn có sự hoà sắc nằm trong một thể thống nhất, có màu chủ đạo, vì vậy mà tranh vẫn có gam nóng, hay lạnh rất cụ thể, không bị lẫn lộn trong việc sử dụng chất liệu màu như Chiều về bản Hạ, Chùa Cô Tiên v.v.. là những tác phẩm như thế. Anh đã thành công nhiều tác phẩm về đề tài miền núi.
  2. Tranh phong cảnh, con người trong lao động sản xuất và các tranh sinh hoạt đời thường khác. Anh đã đoạt nhiều giải thưởng ở tỉnh và có nhiều tranh triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm khu vực của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong phòng trưng bày lần này, hoạ sĩ Lê Cậy ra mắt công chúng nhiều tác phẩm hội hoạ đẹp. Song những tác phẩm như Hạnh phúc và chiến tranh, với cách vẽ theo trường phái ấn tượng, tác giả đã khái quát các nhân vật trong tranh với bố cục chặt chẽ kể cả hình và màu. Ba nhân vật bố, mẹ, con trong tranh với tình cảm âu yếm, nhớ thương, thể hiện tình mẫu tử, cha con trong một không gian đầm ấm, trìu mến đã để lại cho người xem một ấn tượng đẹp. Tác giả nắm bắt rất sâu sắc cách thức trang phục, động tác, cử chỉ của người lính sau trận đánh về thăm nhà, vợ, chồng nâng niu đứa con với sự giao cảm của người thiếu phụ, người cha thật hạnh phúc làm cho người ta liên tưởng đến những kỷ niệm của người lính thời chiến mỗi lần về thăm bản, làng. Cũng như Hạnh phúc và chiến tranh, Chiều về bản Hạ là bức tranh phong cảnh miền núi đẹp của tác giả. Anh đã lột tả được sự hối hả của người lao động khi xong việc nương rẫy về nhà… bên hàng cây rừng, gió ngàn đong đưa lắc nhẹ cành lá dưới đám mây vàng hoàng hôn đang buông xuống, để rồi phẳng lặng trong đêm dài ở vùng núi cao. Những mảng, miếng chấm phá, tương phản xanh, đỏ, đen, vàng, người xem cảm thấy buổi chiều về chậm chạp, khoan thai của những người dân, nặng vai gùi về bản sau một ngày lao động mệt nhọc. Những ánh nắng yếu ớt đang trải dài dưới sân vườn hiện ra một màu xanh lam êm dịu càng tôn vẻ đẹp của
  3. nhà sàn vùng quê miền núi. Tuy tác giả không miêu tả tỉ mỉ, các chi tiết của sự vật trong tranh theo lối vẽ cổ điển nhưng người xem vẫn thấy chiều sâu không gian của hiện thực. Theo một phương pháp ấn tượng, tác giả muốn cho người xem một không gian nghệ thuật đầy cảm xúc trong tư duy một cách chủ động và thoải mái khi ngắm nhìn. Cho đến bây giờ, bản thân tác giả cũng chưa rõ tạo hình của Trương Thế Minh về Mỹ thuật, mạnh ở trường phái nào, ấn tượng, trừu tượng, sưu thực hay lập thể v.v… vì hoạ sĩ cho ra mắt công chúng nhiều thể loại khác nhau. Thế nhưng ở mỗi loại tranh, Trương Thế Minh đều thành công. Là một hoạ sĩ vẽ đồ hoạ, hội hoạ đã đem đến cho tác giả những tác phẩm đẹp. Trong phòng trưng bầy của cuộc triển lãm, hoạ sĩ có chùm tranh Lễ hội, Quê tôi, ảo ảnh, Hàm Rồng, Về thăm nhà, Suy tư v.v.. là những tác phẩm có sắc thái như trên. Nhìn những bức tranh mà tác giả đã trưng bày trong phòng triển lãm, người xem cảm thấy rõ tính cẩn thận, nghiêm túc trong quá trình phác thảo và thể hiện tác phẩm. Những mảng màu lồng ghép giữa phương pháp đồ họa với hội hoạ đã tạo cho bức tranh đa sắc màu, giàu phong cách trong cùng một tác phẩm nhưng rất logic, tạo hình mạnh, có cá tính rõ rệt và gây ấn tượng sâu lắng cho người xem. Trương Thế Minh có rất nhiều tác phẩm đẹp ở chuyên ngành đồ hoạ. Anh đoạt nhiều giải thưởng ở Trung ương và địa phương như mẫu tem, biểu tượng, tranh cổ động v.v.. Anh cũng như Thanh Sơn, Trương Thế Minh chuyển từ đồ hoạ sang hội hoạ theo phương pháp tạo hình “vô định thể”
  4. - nghĩa là “hoạ sĩ dùng màu sắc để diễn tả cảnh, vật, xã hội và cả tư duy của con người” một cách chủ động không phụ thuộc vào cái mà người ta định trước. Với cách chuyển mình ấy mấy năm gần đây hoạ sĩ đã có nhiều sáng tác được công chúng quan tâm như Suy tư, Chiều muộn. Tác giả miêu tả thiếu nữ ngồi bên cạnh lọ hoa đặt trong một bố cục khá bề bộn. Những mảng màu, biểu hiện các đồ vật, quyển sách, những cánh hoa còn đợi chờ chưa cắm vào lọ trong một gam màu ấm. Nếu không nói ra thì người xem cũng đoán được trong lòng thiếu nữ nghĩ gì, nghĩ cho ai, hay cho mình mà lòng man mác buồn. Thiếu nữ tác giả tạo cho một dáng ngồi với tư thế bâng khuâng, bồn chồn, suy tư vừa tâm trạng khấp khởi vừa phân ly cảm xúc chưa có hồi kết, có thể đó là một tình yêu lứa đôi mới có lời ngỏ của chàng trai nào đó mà chưa có đáp án. Với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ hội hoạ và cách xây dựng nhân vật trong tranh, Trương Thế Minh chứng tỏ một tác phẩm hội hoạ đích thực, ở anh, khi mà có “tứ” của tác phẩm thì hoạ sĩ miêu tả rất có hồn và đường nét hội hoạ lại rất tốt. Sức sống trong tranh Suy tư được tác giả biểu đạt tả thực trong tâm hồn con người hơn là cách diễn đạt nghệ thuật theo lối minh hoạ. Như vậy cách vẽ theo trường phái ấn tượng thông qua tư liệu hiện thực, Trương Thế Minh sẽ có những tác phẩm đột phá vào những năm “cây có nhiều quả ngon chín mộng”. Là một hoạ sĩ có bề dày sáng tác đồ hoạ, Thanh Sơn đã thành công đáng tự hào với nhiều sáng tác bìa sách, tranh cổ động. Vì vậy, anh được nhận giải thưởng về tác
  5. phẩm chuyên ngành ở Trung ương và địa phương, được công chúng gần xa biết đến. Song những năm gần đây, Thanh Sơn đi sâu nghiên cứu sáng tác hội hoạ và đã gặt hái nhiều tác phẩm, được người xem đón nhận qua các lần triển lãm Nhà nước, Hội Mỹ thuật Việt Nam và ở Thanh Hoá, trong đó có bức tranh Địa linh nhân kiệt. Đây là tác phẩm đẹp của tác giả, đoạt giải thưởng tại triển lãm khu vực của Hội Mỹ thuật Việt Nam và đã triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Tác phẩm được bố cục trong một hình vuông, theo triết lý cổ truyền phương Đông “đất vuông, trời tròn” sự khôn khéo ấy của tác giả đã hé mở cho người xem tranh cách vào đề của ý tưởng “vùng đất thiêng sẽ xuất hiện người hào kiệt” cho chủ đề mà tác giả muốn nói. Với một gam màu trong sáng ấm áp, gợi về mảnh đất có linh thiêng thì mới nảy sinh người hào kiệt; Địa linh ắt sinh ra những người anh hùng kiệt xuất. Trong tranh tác giả biểu đạt nhiều hình tượng có bố cục chặt chẽ mà chủ yếu những hình tượng, nhân vật, sự kiện và nền văn minh trống đồng Đông Sơn, một dấu ấn lịch sử của thời kỳ cổ đại. Tác giả chú trọng việc khái quát với cách biểu hiện tranh trừu tượng, vì vậy tính ước lệ cao trong tác phẩm đã gây được cảm xúc duy lý cho người xem khi tiếp cận với nghệ thuật của tác phẩm vẽ theo trường phái trừu tượng. Sự chuyển tiếp và lồng ghép những hình tượng như Thái tổ Cao Hoàng Đế Lê Lợi, anh hùng giải phóng dân tộc ở thế kỷ 14, 15 đã gợi lại cho người xem niềm tự hào về thống nhất giang sơn, độc lập tự do cho dân tộc mà các vị quân vương đã cùng nhân dân đứng lên đấu tranh để giành thắng lợi. Tác giả đã logich những sự
  6. kiện lịch sử từ thời chống xâm lược phong kiến cho đến hai cuộc cách mạng chống Pháp, chống Mỹ cứu nước bằng khí phách anh hùng quả cảm của những nhân vật có thật Nguyễn Bá Ngọc, cháu bé nối gót cha ông dũng cảm hy sinh cứu bạn, cứu người. Và những nhân vật ấy, trong tranh được hòa quyện từ sắc màu giữa người với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với sự kiện lịch sử, tạo thành một thể thống nhất cho tác phẩm. Những con sóng làn nước biển khơi đến công trình kiến trúc tâm linh, những thiên tạo huyền thoại trên núi Trường Lệ Sầm Sơn và dấu ấn Hàm Rồng chiến công lịch sử, là những mảnh đất thiêng đã chiến thắng quân thù, với hàng vạn tấn bom đạn của Pháp, Mỹ cũng không nao núng lòng người xứ Thanh, một mảnh đất viết nên bản anh hùng ca như bức tranh Địa linh nhân kiệt. Tuy chỉ là một tác phẩm hội hoạ, nhưng tác phẩm phản ánh một triết lý nhân quả về đất thiêng ắt phải có anh hùng hào kiệt, những yếu tố quyết định cho vận mệnh với chân lý độc lập, tự do của dân tộc. Công chúng Thanh Hoá biết nhiều tranh cổ động của Minh Thịnh, nhất là trong dịp các kỳ đại hội Đảng và Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Hoạ sĩ Minh Thịnh rất vững tay cả hai loại tranh cổ động và tranh hội hoạ. Trong triển lãm lần này tác giả có nhiều tranh cỡ lớn về sơn dầu, phản ánh nhiều về chủ đề môi trường, công nghiệp và đề tài thiếu nhi. Anh đã thành công nhiều về chủ đề chống tiêu cực trong các hành vi “vô thức” và “cố tình”, gây hậu quả cho an sinh xã hội như Dự án treo, phá rừng, khai thác tài nguyên rừng, biển cạn kiệt v.v... ảnh hưởng đến đời sống
  7. mưu sinh của hàng triệu người dân có khả năng lao động mà mất việc làm, tăng thêm sự nghèo đói cũng từ phá hoại môi sinh dẫn đến cực khó cho xã hội. Các tác phẩm Chờ, Đợi, Sức sống v.v.. là một ví dụ. Bức tranh Đợi là một bố cục đẹp và ý tứ rất hóm hỉnh, tinh tế của hoạ sĩ, tác phẩm này đã được triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. ở biển người ta thường miêu tả chống con sào để đợi nhưng ở đây Minh Thịnh cho người xem chống thuyền lên cắm đuôi vào cát mà đợi, đợi ai? Phải chăng đợi cho thời gian biển lặng để xuống thuyền ra khơi, cho thuyền đầy cá, hay đợi cho có nhiều luồng cá vào lộng? Tác giả muốn gửi một thông điệp đến những ai đã làm hại đến môi sinh khai thác cạn kiệt nguồn hải sản, ô nhiễm môi trường thì thiên nhiên trừng phạt, người dân phải gánh chịu cảnh đợi chờ vô vọng. Bức tranh bố cục đẹp trong một không gian mà những mũi thuyền đều chĩa lên trời, mở rộng miệng kêu cứu, cùng với những người lao động có tâm trạng buồn tẻ ngồi dưới bóng thuyền mà trông đợi. Với cách diễn tả ấy, tác giả cho người xem một triết lý đảo đi, đảo lại việc con người trong mối quan hệ môi trường thiên nhiên với những ai chỉ vì vô thức hoặc vụ lợi cá nhân mà làm khốn cùng đến môi trường, bất chấp luật lệ, khai thác hải sản bừa bãi dẫn đến tổn hại đời sống của người lao động. Sự nhân cách hoá con thuyền “đợi” là một nghệ thuật biểu đạt khá sâu sắc của tác phẩm mà Minh Thịnh tâm nguyện. Cảng Nghi Sơn một lần nữa hoạ sỹ đã miêu tả bức tranh khá hoàn hảo kể cả màu và cấu trúc tác phẩm, ở đó một không khí rất
  8. động, rực sáng đầy tiềm năng của cảng biển công nghiệp đầy hứa hẹn làm giàu cho quê hương đất nước. Là một hoạ sĩ có năng khiếu và có tư duy nắm bắt vượt trội về khai thác và miêu tả mặt trái của xã hội rất tinh tế, Minh Thịnh đã thành công nhiều về sáng tác mỹ thuật, đã giành nhiều giải thưởng chuyên ngành ở Trung ương và địa phương, có nhiều tác phẩm triển lãm mỹ thuật toàn quốc, khu vực và ở Thanh Hoá. Bên cạnh hội hoạ, phòng trưng bày của triển lãm lần này có nhiều tác phẩm về điêu khắc của nữ hoạ sĩ Vũ Tuyết Chinh. Vũ Tuyết Chinh là tác giả của nhiều tác phẩm điêu khác như nữ tướng Triệu Trinh Nương, Tấm lòng của mẹ, Học bài (tượng tròn), v.v.. nhiều tác phẩm gò kim loại, phù điêu với nhiều chất liệu khác nhau như đồng, nhôm và các chất tổng hợp khác. Đáng chú ý có một tác phẩm gây nhiều ấn tượng đối với công chúng và đồng nghiệp là Hò sông Mã, bằng chất liệu sắt, Tuyết Chinh đã khai thác từ một giai điệu dân ca, một di sản văn hoá phi vật thể của xứ Thanh thành một hình thượng vật thể mang âm hưởng âm nhạc, trữ tình cổ truyền từ bao đời nay. Từ một thanh sắt vô tri vô giác, không có giai điệu và cũng rất vô cảm, không có hình tượng, chỉ là một vật liệu dùng trong cơ khí hoặc xây dựng, thế mà qua con mắt và bàn tay tài hoa, tác giả đã thổi hồn vào vật liệu ấy và đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Với một cấu trúc khôn khéo, Tuyết Chinh uốn khúc nhạc vào thanh thép lúc nhặt, lúc khoan, lúc
  9. lên bổng khi xuống trầm thành một giai điệu, tiết tấu khá khúc chiết đậm đà cảm xúc. Dưới mép nước của mạn thuyền, tác giả tạo một điểm nhấn bằng cách uốn lượn thanh sắt gấp đoạn, gấp khúc như sóng vỗ vào thuyền có giai điệu của ngọn sóng, có âm vang dạt dào, có tiếng động hò dô của con người và con thuyền lướt sóng, bởi được ba cánh buồm, ba mái chèo tạo thành các nốt nhạc. Tác giả khôn khéo tạo điểm nhấn cho tác phẩm là ở chỗ không bỏ thừa khâu nào trong quá trình tư duy để cấu trúc con thuyền mang tính ước lệ trừu tượng cho tác phẩm chính là lấy từ trong hoạ tiết của trống đồng - một di sản của nền văn minh Đông Sơn. Hò sông Mã là một tác phẩm rất có hồn của nữ nghệ sĩ mà đây cũng là một tâm tư, một tự sự về tình cảm của chị đối với Hò sông Mã - một giai điệu đã đi vào chiều sâu của con người xứ Thanh từ bao đời. Nếu không quá lời, thì nghệ thụât điêu khắc hò sông Mã của Vũ Tuyết Chinh không biết sau này, chị có tác phẩm nào vượt trội hơn không? Và với phần thưởng giải B Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng cho chị tại triển lãm khu vực Bắc miền Trung năm 2009 là xứng đáng với lòng đam mê tìm tòi khám phá của hoạ sỹ trong mấy chục năm qua. Khép lại cuộc triển lãm, người xem vẫn thấy trong lòng một cảm xúc đẹp về nghệ thuật tạo hình, có điều cũng như mọi lĩnh vực nghệ thuật khác, đề tài và phương
  10. pháp biểu hiện là không có giới hạn mà nếu có chỉ xảy ra ở người xem là chưa hiểu hết những gì tác giả muốn nói trong tranh bởi vì “Mỗi bức tranh là một tấm lòng”.
nguon tai.lieu . vn