Xem mẫu

  1. MÔ HÌNH DÙ LƯỢN KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI Ở TRI TÔN - AN GIANG Ngô Vĩnh Kỳ, Ô Vĩ Khang, Nguyễn Trang Quyết Kiên, Trịnh Trần Anh Hào, Phan H u Hậu Khoa quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Huỳnh H u Trúc Phương TÓM TẮT Nghiên cứu dưới đây cho ta thấy được rõ hơn hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch tại Tri Tôn – An Giang thông qua việc nghiên cứu mô hình dù lượn kết hợp du lịch sinh thái. Qua đó đề xuất các giải pháp để làm rõ và phát triển mô hình du lịch mới mẻ này, tận dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có ở đây để phát triển bền vững. Từ khoá: dù lượn, du lịch sinh thái, Tri Tôn, An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, bộ môn thể thao dù lượn ngày càng được nhiều người đam mê mạo hiểm yêu thích và trải nghiệm. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên và địa thế của Việt Nam mà không phải nơi đâu cũng có thể áp dụng bộ môn Dù lượn được. Vì vậy cần phải có sự khảo sát. Sau quá trình tìm hiểu về đề tài, chúng tôi nhận thấy tại vùng núi Tri Tôn, An Giang (Phụng Hoàng Sơn) có địa hình phù hợp và điều kiện tự nhiên hoàn hảo để áp dụng mô hình Dù lượn này. Song song với đó Tri Tôn là 1 trong 2 huyện có tỷ trọng GDP thấp nhất tỉnh An Giang, đời sống người dân còn nhiều cơ cực, chủ yếu là trồng trọt, chân nuôi và buôn bán nhỏ, lao động thừa rất nhiều. Bên cạnh đó thì nơi đây vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch, không phải vì không có tiềm năng mà là chưa khai thác hiệu quả. Chúng tôi cũng nhận thấy điều kiện tự nhiên ở nơi đây rất thích hợp để xây dựng mô hình du lịch sinh thái. Để tạo ra một sản phẩm du lịch mới lạ, thân thiện với môi trường và giúp cải thiện đời sống của người dân. Vì vậy chúng tôi quyết định xây dựng và phát triển đề tài nghiên cứu khoa học " Mô hình thể thao dù lượn kết hợp với du lịch sinh thái ở núi Phụng Hoàng Sơn,Tri Tôn, An Giang". 2092
  2. 1.2 Cơ sở lý thuyết 1.2.1 Du lịch sinh thái Theo luật du lịch 2017 "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường". Hay nói cách khác, Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương. 1.2.2 Khái niệm về Dù lượn Dù lượn là hình thức bay tự do, cất cánh bằng chân. Phi công ngồi vào một ghế ngồi được may bằng những dây đai bền chắc (đai ngồi) bên dưới một cánh dù làm bằng vải, được bơm căng đầy không khí để giữ hình dáng khí động học nhờ vào áp lực không khí khi dù di chuyển tràn vào các "xoang dù". Quá trình phát minh và du nhập vào Việt Nam Bộ môn Dù lượn được 3 người Pháp là Jean-Claude Bétemps, André Bohn và Gérard Bosson phát minh vào tháng 6 năm 1978. Đến thập niên 90 thì dù lượn chính thức xuất hiện ở Việt Nam, thời điểm đó chi phí cho bộ dụng cụ cũng như luyện tập không nhỏ, nhưng bằng niềm đam mê cùng sự quyết tâm, số lượng người chơi Dù lượn ở Việt Nam tăng cao. Đã có nhiều câu lạc bộ dù lượn ra đời như CLB Dù lượn Hà Nội, CLB Nha Trang, CLB Mê Công...Một trong các dấu mốc đáng nhớ của Dù lượn Việt Nam là lần góp mặt tại SEA Game 26 tại Indonesia. Từ năm 2012 đến nay giải đấu Dù lượn chính thức của Việt Nam được tổ chức thường niên. Thu hút các Phi công trong và ngoài nước tham dự. Nguyên lý hoạt động Khi Mặt Trời đốt nóng mặt đất, những cột Không khí nóng nhẹ hơn sẽ bay lên cao tạo thành những cột khí nóng. Khi gió thổi trực diện vào một vách núi, không khí chuyển hướng từ dưới lên trên tạo lực nâng theo dòng không khí giúp duy trì độ cao, lực nâng theo vách núi này không thể đưa dù lên cao như kiểu nâng theo cột khí nóng. Được gọi là bay theo vách núi. Nguyên tắc bay Dù lượn cặp vách núi Phi công điều khiển cho dù bay cặp theo sườn núi, lợi dụng dòng di chuyển của không khí khi gió thổi vào. Bay cặp vách núi yêu cầu gió ổn định, thổi đều vào sườn núi chạy dài gần như vuông góc với hướng gió. Mức độ đáp ứng để có thể bay nhanh hay chậm, lực nâng nhiều hay ít của cánh dù còn tùy thuộc vào tính năng của Dù khi xuất xưởng và kỹ năng của phi công. Với gió yếu, lực nâng chỉ đủ để dù có thể cho phép phi công cất cánh và làm 2093
  3. đường bay ngắn rồi lại đáp. Với sức gió vừa phải, lực nâng cho phép dù bay lượn dọc theo sườn dốc và bay lên trên cao hơn cả sườn núi. Nhưng nếu gió quá mạnh, dù có nguy cơ đẩy lùi về phía sau và ra phía sau của sườn núi, như vậy rất nguy hiểm vì đó là nơi của những dòng khí nhiễu loạn. Khi bay cặp vách núi với tốc độ gió vừa phải , phi công có thể khéo léo đáp dù xuống nơi vừa cất cánh trên đỉnh hoặc ngay triền dốc không xa nơi cất cánh để tiết kiệm thời gian sau khi bay xong và trở về hoặc lại cất cánh lần nữa. 1.3 Cơ sở thực tiễn 1.3.1 Tài nguyên An Giang An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm, Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có dân số đông nhất Vùng và đứng thứ 8 cả nước về dân số. Vị trí địa lý Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp. Phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km. Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang. Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ. Điều kiện tự nhiên An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh ương – Tân Châu và Long Bình – An Phú. Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng. Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang. Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. 1.3.2 Điều kiện tự nhiên của Núi Phụng Hoàng Sơn Phụng Hoàng Sơn hay còn gọi là núi Cô Tô, thường được gọi tắt là núi Tô. Núi cao 614 m, dài 5.800 m, rộng 3.700 m, tọa lạc tại xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nằm trong dãy Thất Sơn huyền bí với đồng bào dân tộc Khơ-me còn có tên Phnom Ktô, luôn hấp dẫn người hành hương và du khách tham quan. Bởi, cảnh quan nơi đây vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ, tạo nên không khí trong lành, quyến rũ mọi người khi tới đây. 2094
  4. Để tham quan trên đỉnh núi Du khách phải men theo thành hồ Soài So vào tận vườn xoài ở chân núi. Điểm dừng chân cuối cùng ở Cấp nhất, đỉnh cao nhất cũng tại cột mốc “Ngã ba Đông Dương” (nơi giáp ranh 3 xã Cô Tô, Ô Lâm và Núi Tô). Hồ chứa nước Soài So được chặn dòng từ mạch nước suối Cây Dong từ Cấp nhất đổ xuống, rồi qua hệ thống xử lý và điều dẫn phục vụ nước sinh hoạt cho cả thị trấn Tri Tôn. Đây là công trình quy mô lớn nhất ở vùng núi Tri Tôn, do ngành Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang xây dựng. Từ trên đỉnh, nhìn xuống hồ Soài So trông thật kỳ vĩ. Nơi đây gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 12 đến đầu tháng 4 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ thay đổi chút ít từ tháng này sang tháng khác. Tháng 12 và tháng 01 là thời tiết mát nhất. Đây là những thời điểm thích hợp nhất để phát triển mô hình Dù lượn. Riêng tháng 4, tháng 5, trời đứng gió nên có thể tập trung phát triển du lịch Sinh thái 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo thống kê của UBND tỉnh An Giang, năm 2015, tỉnh thu hút 6,25 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt 1.520 tỉ đồng. Năm 2019, du khách đến An Giang đạt 9,2 triệu lượt, doanh thu 5.500 tỉ đồng. Sự tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần giúp An Giang đạt tốc độ tăng trưởng GRDP, giai đoạn 2015-2020 đạt 5,25% và GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 46,8 triệu đồng. Trên thực tế thời gian qua Tri Tôn vẫn chưa thu hút được lượng du khách đến tham quan du lịch và nghỉ dưỡng. Có phải khách thường ghé tham quan rồi đi không hẹn ngày quay lại. Hay nguyên nhân do du lịch của Tri Tôn nghèo nàn không hấp dẫn? Sản phẩm các tour du lịch đơn điệu? Hay du lịch Tri Tôn chưa được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên nhiều người không biết đến? Tri Tôn là một trong 2 huyện nghèo nhất tỉnh An Giang, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu của bà con nhờ vào nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ và làm thuê mướn theo thời vụ, thiếu việc làm ổn định, lực lượng lao động thừa nhiều. Phát triển du lịch ở Tri Tôn là điều kiện thuận lợi để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, giảm tỉ lệ bỏ học, nâng chất lượng cuộc sống cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc khmer. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn vào GDP đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó tìm giải pháp quảng bá để vực dậy du lịch ở huyện Tri Tôn đang là mối quan tâm lớn của lãnh đạo địa phương. Hiện nay các nhà đầu tư đang khai thác mạnh mẽ tiềm năng du lịch ở đây, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng dịch vụ còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch nghèo nàn, trình độ chuyên môn của người dân chưa cao, các địa điểm, di tích lịch sử chưa thật sự được nhiều người biết đến, nhất là các di tích cách mạng. Qua tìm hiểu, chúng em đã tìm ra những thế mạnh để tiến hành nghiên cứu một đề tài để phát triển du lịch ở đây. Với các thế mạnh về tự nhiên, điều kiện địa hình thuận lợi để phát triển môn thể thao dù lượn mà không có nơi nào ở ĐBSCL chiếm ưu thế hơn, kết hợp với điều kiện sinh thái với các điểm tham quan nổi tiếng như: Hồ núi Tà Pạ, Cổng Tri Tôn, đồi Tức Dụp, núi Cô Tô.... 2095
  5. rất đẹp và khác biệt nên chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài này để tạo ra một sản phẩm mới có tiềm năng rất lớn ở Tri Tôn. Hiện nay mô hình dù lượn phát triển chủ yếu ở phía Bắc nước ta, nhưng xét thấy điều kiện tại Tri Tôn An Giang phù hợp và còn nhiều giá trị bổ sung như hệ sinh thái ở đây. Ở Việt Nam việc dù lượn phát triển cũng đang dần hoàn thiện nhưng sản phẩm dù lượn kết hợp với du lịch sinh thái thì chưa có một địa điểm nào phát triển toàn diện. Với Tri Tôn - An Giang hội tụ đủ yếu tố đó nên chúng em tìm kiếm ý tưởng và bắt đầu thực hiện nghiên cứu hy vọng tìm ra một loại hình du lịch mới nổi bật vùng ĐBSCL. 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DÙ LƯỢN KẾT HỢP VỚI DU LỊCH SINH THÁI Ở TRI TÔN - AN GIANG Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: cần sự hổ trợ của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh An Giang phối hợp với các Công ty lữ hành, tìm ra nguồn cung cấp dù lượn có chất lượng và giá cả hợp lý. Cần sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và những câu lạc bộ dù lượn ở Việt Nam. Chính quyền địa phương cải tạo, nâng cấp tuyến đường đến vùng nùi Phụng Hoàng.... Xây dựng thêm hệ thống khách sạn từ 4*, 5* phục vụ cho nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách hàng tham gia tour dù lượn... Sự phối hợp của Chính quyền địa phương: cần có chấp thuận và hợp tác của chính quyền địa phương, hổ trợ xây dựng cung đường checkin từ chân núi lên đỉnh núi Phụng Hoàng Sơn. Phải được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương: tuyên truyền cho cộng đồng địa phương hiểu thêm về mô hình dù lượn kết hợp du lịch sinh thái, kêu gọi người dân chung tay tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng nhất để phục vụ khách du lịch. Phối hợp với các câu lạc bộ dù lượn để đào tạo người dân thành đội ngũ nhân viên phục vụ cho mô hình, từ đó tạo thêm việc làm nâng cao đời sống của người dân địa phương Quảng bá xúc tiến liên kết du lịch: giải pháp về xúc tiến và quảng bá thông qua các diễn đàn, mời các công ty lữ hành, nhà báo tham dự các buổi famtrip để hiểu rõ hơn về mô hình từ đó sẽ thiết kế những sản phẩm du lịch phù hợp để du khách có thể trải nghiệm một cách hiệu quả nhất. Cần sự hỗ trợ của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh An Giang phối hợp với các Công ty lữ hành, tìm ra nguồn cung cấp dù lượn có chất lượng và giá cả hợp lý. Cần sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và những câu lạc bộ dù lượn ở Việt Nam. Cần sự hỗ trợ của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh An Giang phối hợp với các Công ty lữ hành, tìm ra nguồn cung cấp dù lượn có chất lượng và giá cả hợp lý. Cần sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và những câu lạc bộ dù lượn ở Việt Nam. 4 KẾT LUẬN Sự phát triển của ngành du lịch ở An Giang khá đa dạng và phong phú với địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng đặc biệt là ở Tri Tôn. Từ những tìm năng, tài năng du lịch đã nêu ở trên cho thấy có thể kết hợp với mô hình dù lượn để tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo đưa du lịch ở An Giang ngày càng phát triển. 2096
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Anh, Lê Trung Kiên (2009) Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 7, tr 28. [2] Lê Huy Bá (2009) Du lịch sinh thái, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Luật Du lịch Việt Nam (2017), nơi ban hành, Quốc Hội [4] Nguyễn Văn Thuật (2016), ý kiến mới về du lịch sinh thái, Tạp chí Khoa học, số 1, Đại học Đồng Nai. [5] Cross-country flying, Sepp Gschwendtnef Bay cross-country. [6] Understanding the sky, DENNIS PAGEN. [7] Địa chí An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. [8] An Giang núi rộng sông dài, tác giả Vĩnh Thông. [9] An Giang sông nước hữu tình, tác giả Nguyễn Hữu Hiệp. [10] Sản vật Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên. 2097
nguon tai.lieu . vn