Xem mẫu

MÔ HÌNH CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRẺ EM
TẠI CỘNG ĐỒNG - TỈNH YÊN BÁI

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

MÔ HÌNH CẢI THIỆN DINH DƯỠNG TRẺ EM
TẠI CỘNG ĐỒNG - TỈNH YÊN BÁI

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

lời giới thiệu
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc cải thiện
tình trạng dinh dưỡng cho nhân dân. Phần lớn các mục tiêu của Chiến lược Dinh dưỡng Quốc
gia trong giai đoạn 2001 - 2010 đã đạt hoặc vượt; an ninh lương thực cũng đã được tăng
cường và khẩu phần ăn của người dân đã được tăng lên về số lượng và đa dạng hóa về chất
lượng; kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm tương đối nhanh và liên tục…Tuy vậy,
suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi vẫn còn chiếm 1/4 tổng số trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt
tỷ lệ này vẫn còn cao ở các khu vực miền núi và các dân tộc ít người, kiến thức - thực hành
dinh dưỡng của bà mẹ ở những địa phương này còn nhiều hạn chế; an ninh lương thực hộ
gia đình còn chưa ổn định.
Văn Chấn là một huyện miền núi cao của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh 80 km với 66.2%
dân số là dân tộc ít người, tỷ lệ hộ nghèo 39,0%; tỷ lệ hộ làm nông nghiệp trên 90%1 . Tại địa
phương này, mặc dù ngành y tế đã có nhiều cố gắng và giải pháp, nhưng tỷ lệ SDD và đặc biệt
là tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em còn rất cao. Một đánh giá của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SC) tại
xã Sơn Lương tháng 10/2011 cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới 2 tuổi là 55,7%2 và một
nghiên cứu khác ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ thấp còi là 52,6% 3.
Với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản (Bộ ngoại giao Nhật Bản - MOFA), từ tháng
3/2013 đến tháng 6/2016, SC đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh và Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe
Sinh sản Yên Bái triển khai dự án “Thúc đẩy các giải pháp thay thế nhằm cải thiện dinh dưỡng
trẻ em và an ninh lương thực cho những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” ở 6 xã
gồm Tú Lệ, Sơn Lương, Nậm Lành, Nghĩa Sơn, Bình Thuận và Minh An của huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái với mục đích “Cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ dưới 2 tuổi”.
Tài liệu này nhằm tổng kết lại các hoạt động của Dự án từ bước Xây dựng chiến lược, Triển
khai can thiệp với các Mô hình đặc thù, Các kết quả đạt được và Các bài học được rút ra từ
thực tế. Trên cơ sở đó, hy vọng có thể chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, các cơ quan chuyên
môn cùng lĩnh vực và các nhà hoạch định chính sách các cấp.
Tài liệu được phát triển dựa trên các báo cáo định kỳ, các kết quả khảo sát ban đầu và đánh
giá cuối kỳ của dự án; ngoài ra còn được dựa trên các thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm với đối tượng hưởng lợi và đối tác các cấp. Nhóm tác giả bày tỏ lòng biết ơn
tới Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế
và Trạm Khuyến Nông huyện Văn Chấn và lãnh đạo địa phương, các ban ngành có liên quan
cùng toàn thể những người dân tại 6 xã dự án đã hỗ trợ và nhiệt tình hợp tác trong suốt quá
trình nhóm tác giả hoàn thành tài liệu này.
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong
nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý cho tài liệu. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016
PGS. TS. Phạm Văn Phú4
Ths. Nguyễn Hồng Hạnh5
Ths. Trần Xuân Cảnh6
1
2
3

4
5
6

Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn năm 2012.
Báo cáo đánh giá cuối kỳ của Dự án “Cải thiện dinh dưỡng trẻ em thông qua thay đổi hành vi chăm sóc trẻ tốt hơn
tại tỉnh Yên Bái”. SC-2012.
Nguyễn Thị Hoài Thương, Lê Hồng Phượng, Lê Thị Hương. Kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2013. Tạp chí YHP, Tập XXV, số 6(166)
2015.
Giảng viên chính, Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Giảng viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Quản lý dự án Dinh dưỡng Trẻ em – Tổ chức Save the Children.

nguon tai.lieu . vn