Xem mẫu

  1. Mẹo vặt: Cách cho con bú đúng cách . Cho con bú là thiên chức của người mẹ, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện thiên chức đó một cách hoàn hảo. Kiên nhẫn cho bé bú thường xuyên
  2. Trong những tuần đầu tiên, hầu hết trẻ cần bú mẹ 2-3 giờ một lần. Việc thường xuyên cho con bú sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của tuyến sữa. Bạn nên chú ý tới các biều hiện đòi ăn của bé như cựa quậy, vặn mình, và môi “nhấp nhấp” để cho bé bú kịp thời. Khi bé bắt đầu kêu ầm ỹ và khóc là bé đã đói lắm rồi đó. Thời gian đầu ngay khi sinh có thể sữa chưa về hay về ít, các bà mẹ không nên nản chí cho rằng mình không có sữa rồi không cho con bú, vì như vậy bạn sẽ mất sữa thật sự đấy. Hãy cố gắng cho bé bú ngay sau khi sinh, chính động tác bú của bé sẽ kích thích việc tiết sữa. Đây là phản xạ có điều kiện giữa mẹ và con. Các bà mẹ trẻ hay những người làm mẹ lần đầu cũng nên lưu ý, hãy để bé bú hết sữa ở một bên ngực rồi hãy chuyển sang bên kia. Bởi vì, dòng sữa mà bé bú được lúc mới bắt đầu chỉ mang tính chất giải khát, càng về sau sữa mới càng đậm đặc hơn và có nhiều chất béo. Nên cho bé bú mỗi bên ít nhất khoảng 15 phút để đảm bảo bé đã bú được đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ
  3. Ảnh minh họa Chọn tư thế thích hợp khi cho bé bú Để chọn được một tư thế thoải mái cho cả mẹ và bé không khó, bạn có thể tự thử nhiều cách. Bạn không nên đặt thẳng hay dựa bầu vú vào miệng bé, thay vào đó hãy đặt bé áp sát vào bầu vú của bạn. Bạn có thể ngồi dựa vào ghế, tạo điểm tựa vững chắc cho tay và lưng để không bị mỏi khi cho bé bú. Hoặc bạn cũng có thể nằm nghiêng người và đặt bé cũng nằm nghiêng, miệng áp sát vào bầu vú. Khi bạn cho bé bú, để môi bé thấp hơn so với đầu vú, miệng bé mở rộng để ngậm trọn đầu vú và khi bú miệng bé dựa vào bầu vú.Khi cho bé bú xong, bạn không nên “giằng”
  4. bé ra một cách đột ngột, mà trước tiên hãy đặt ngón tay út của bạn vào cạnh miệng bé rồi từ từ rút miệng bé khỏi bầu vú. Hiện nay trên thị trường có bán loại gối cho con bú cong hình chữ C, để đỡ bé, rất thích hợp dùng cho mùa đông, sau này có còn có thể giúp bé tập ngồi. Chú ý chăm sóc đầu nhũ hoa Cố gắng không để đầu nhũ bị tổn thương, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới việc bú của bé và làm tăng gánh nặng tâm lý cho mẹ. Khi nhũ hoa bị tổn thương, bạn không nên mặc áo lọt làm bằng chấtc cotton, vì áo sẽ dính vào chỗ tổn thương, khi cởi áo không cẩn thận sẽ làm vết thương nặng hơn. Nếu đầu nhũ bị đỏ, đau hay nứt (dân gian gọi là nứt cổ gà) bạn không nên chần chừ mà hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, hiện nay có loại thuốc bôi, không cần rửa lại cho đến khi bé bú, thuốc đồng thời giúp bé hết rơ lưỡi. Những cần có ý kiến của bác sĩ, dù là thuốc tốt thì bạn cũng không nên tự mua dùng. Sau khi cho bé ăn, bạn có thể để sữa chảy tự do. Nếu bạn vội thì lau lớp sữa này một cách nhẹ nhàng. Và để đầu vú luôn khô, bạn nên thay áo ngực thường xuyên. Khi tắm, không nên cọ sát sữa tắm , xà bông và những chất tẩy rửa khác vào đầu vú. Nếu đầu vú của bạn bị khô hay nứt nẻ, hãy sử dụng loại thuốc mỡ lông cừu hoặc dầu ô liu để bôi. Tăng cường ăn uống dinh dưỡng Và điều không kém phần quan trọng khi các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần lưu ý, là tạo nên những thói quen tốt như: ăn nhiều rau quả, các loại ngũ cốc, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hoải mái, không hút thuốc… để tạo nguồn sữa – nguồn sống tốt nhất cho bé yêu của bạn. Trong đó thì việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng, vì bé bú sẽ làm bạn tiêu hao một lượng lớn năng lượng. Khi cho con bú, người mẹ cần bổ sung đầy đủ chất đạm (bao gồm cả chất đạm động vật như sữa, thịt, trứng, tôm, cua...và chất đạm thực vật như đậu xanh, vừng, lạc…). Ngoài ra bạn nên ăn đủ và cân đối về chất béo, đặc biệt là các acid béo không nó cần thies trong omega3 bao gồm các tiền tố DHA, có nhiều trong các dầu thực vật, hạt có dầu, cá và hải
  5. sản. Cuối cùng là ăn bổ sung các vitamin, chất khoáng thiết yếu như axit folic, vitamin A, vitamin D, sắt, canxi, kẽm, Iot. Chú ý nghỉ ngơi, giữ tâm trạng vui vẻ. Khi mới ôm con vào lòng, người mẹ trẻ thường căng thẳng, điều đó không có lợi cho việc lưu thông máu, ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Vì vậy, bạn hãy thật thoải mái khi cho con bú, vì con bạn hãy quên hết mọi điều phiền muộn trong lòng. Mặt khác, sau khi sinh bạn nên chú ý nghỉ ngơi và giữ gìn sức khỏe. Nhiều sản phụ cho rằng sức khỏe của mình tốt, nên mới sinh con được một thời gian ngắn đã bận rộn với việc này việc kia, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, như vậy sẽ làm lượng sữa tiết ra ít hơn, mà chất lượng sữa cũng giảm đi. Để đảm bảo về chất và lượng sữa, phụ nữ cho con bú nên nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc. Hãy tranh thủ ngả lưng khi bé ngủ và nhờ những người thân làm giúp việc nhà. Các lớp sữa mẹ và bí quyết cho con bú đúng cách Sữa mẹ được chia làm 3 lớp: sữa non, sữa đầu và sữa sau 1. Sữa non... Sữa non là lớp sữa có màu vàng, được sản xuất ra trong những ngày đầu tiên, sau khi mẹ “vượt cạn”, trước khi bắt đầu thời kỳ tiết sữa. Sữa non rất giàu chất kháng thể và chất dinh dưỡng – nguồn thức ăn hoàn hảo cho bé mới chào đời. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, nếu không, bạn vẫn nên cho bé bú ít nhất vài ngày sau khi bé chào đời. Như thế, bé xây dựng được hệ miễn dịch tự nhiên – nguồn lợi do sữa non mang lại. 2. Sữa đầu
  6. Sữa đầu là nguồn sữa được tiết ra ngay khi mẹ cho con bú. Đây là lớp sữa nghèo chất dinh dưỡng, ít chất béo, chỉ nhằm mục đích thỏa mãn cơn khát của bé. 3. Sữa sau Sữa sau là lớp chảy ra tiếp theo, sau sữa đầu. Đây là lớp sữa giàu chất béo, dồi dào chất dinh dưỡng – quan trọng trong sự phát triển của bé. Đảm bảo bé luôn bú cạn một bên ngực mẹ trước khi chuyển bé sang bầu ngực còn lại. Như thế, bé mới nhận đủ 2 nguồn sữa là sữa đầu và sữa sau. 4. Tránh mất cân bằng giữa sữa đầu và sữa sau Nhóm người mẹ thừa sữa, cho con bú ngắn dễ dẫn tới tình trạng mất cân bằng giữa sữa đầu – sữa sau. Điều này sẽ khiến bé không nhận đủ lớp sữa béo, giàu dinh dưỡng. Kết quả, bé liên tục quấy khóc, đầy hơi, phân có màu xanh. Thỉnh thoảng, mẹ còn nghe rõ tiếng bụng bé sôi “ùng ục”. Bé cần được “ti mẹ” thường xuyên, ngay cả khi bé không thoải mái. Chính sữa mẹ sẽ giúp bé giảm thiểu những triệu chứng khó chịu, tránh đầy hơi cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối giữa sữa đầu – sữa sau, mẹ nên chú ý điểm sau: - Để bé bú cạn một bên ngực mẹ trước khi chuyển bé sang bên ngực kia. - Cho bé bú đều 2 bên ngực mẹ, tránh chỉ cho bú một bên ngực và không nên rập khuôn thời gian. Thời gian hợp lý cho mỗi lần bú ở bé là khoảng 10-15 phút. Để tăng tiết sữa đều, bạn nên luân phiên cho bé bú: nếu lần này bé bú bên trái thì lần khác sẽ là bên phải. Ngoài ra, việc cho bé bú đều còn sản xuất ra một loại hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả. Nhờ thế, bạn tránh được tình trạng mất sữa.
  7. - Quan niệm nếu bé bỏ bú trong vài ngày thì người mẹ không nên cho bé bú tiếp vì sợ sữa bị chua là không đúng. Sữa mẹ khác với sữa được dự trữ trong bình nên nó không thể bị hỏng.
nguon tai.lieu . vn