Xem mẫu

LƯỢC SỬ HỘI HỌA CỔ ĐIỂN CỦA TÂY PHƯƠNG
(Phan Thượng Hải)
Cho đến thời Phục Hưng, Họa sĩ theo hình thức Tự Nhiên (Naturalism) nghĩa là Họa hình đối
tượng có thật (hiện tại hay quá khứ) trong trạng thái tự nhiên của nó. Nó khác với hình thức
Tượng Trưng (Symbolism), nghĩa là Họa hình thể nào đó để bày tỏ ý tưởng và cảm xúc của họa
sĩ. Hình thức Tự Nhiên tiếp tục cho tới cuối thế kỷ 19. Bắt đầu thế kỷ 20, Hội Họa bắt đầu có
thêm Hình thức Tượng Trưng.
Hội Họa khác với Họa khi kết cấu của bức họa có "3 chiều" (3-dimensional).
Để cho bức họa có có "3 chiều", họa sĩ dùng những phương pháp ghép Phối Cảnh (Perspective)
và để rõ hơn còn dùng thêm Kỹ thuật "Chiaroscuro" (Kỹ thuật Đậm-Nhạt). Phối Cảnh là phương
pháp Hội Họa thể hiện không gian của đối tượng trên mặt tranh. Phương pháp Phối Cảnh có
nhiều thay đổi theo thời gian.
Đối tượng trong một bức họa có thể là nhân vật hay phong cảnh.
Hình của nhân vật (đại đa số là con người) trong bức họa gồm có khuôn mặt, thân thể và
trang phục. Chân dung là trong bức họa chỉ có 1 nhân vật thường là khuôn mặt. Hình của nhân
vật có khi biểu lộ cảm xúc (bắt đầu từ thời Phục Hưng).
Hình của phong cảnh trong bức họa có thể là tập hợp (nhiều) nhân vật (kiểu Gothic) hay
thành phố hay thiên nhiên.
Hội Họa Tự Nhiên giữ độc quyền trong suốt lịch sử Hội Họa cổ điển của Tây Phương (thế kỷ 14
cho tới hết thế kỷ 19) gồm: Phục Hưng, Baroque, Rococo, Tân Cổ Điển, Lãng Mạn, Ấn Tượng
và Hậu Ấn Tượng.
PHỤC HƯNG Ở Ý (ITALIAN RENAISSANCE)
Thời Phục Hưng bắt đầu từ thế kỷ 14 cho đến thế kỷ 17.
Đề tài của bức họa là từ Thánh Kinh, Thần thoại Hy Lạp, lịch sử thời Trung Cổ và quí tộc đương
thời; rất hiếm khi từ người thường. Hình nhân vật là thông thường nhứt. Hiếm khi có hình
phong cảnh, thường là gồm nhiều nhân vật như trận chiến...
Với nước sơn cũ, họa sĩ ở Florence, Rome và Parma thường chú trọng đến "vẽ" nhưng từ khi
sáng chế ra nước sơn dầu, họa sĩ ở Venice chú trọng về "sơn" hơn là "vẽ".
1) Florence
*
Nền Hội Họa ở Florence khởi đầu cho thời Phục Hưng, nó bắt đầu từ Giotto. Giotto cố gắng tạo
ra "3 chiều" trong bức họa, khác với thầy mình là Cimabue. Tuy có tiến bộ nhưng ông chưa
thành công. Giotto là họa sĩ bắt đầu vẽ hình nhân vật biểu lộ tình cảm. Các họa sĩ ở Florence
trong thời Phục Hưng chỉ chú trọng đến "vẽ".
Masaccio và Uccello bắt đầu dùng Phối Cảnh Đường Thẳng (Linear Perspective) và riêng
Masaccio còn sáng tạo ra Chiaroscuro (kỹ thuật Đậm-Nhạt). Đặc tính "3 chiều" của bức họa giữ
độc tôn trong ngành Hội Họa cho đến đầu thế kỷ 20 khi có phái Lập Thể (Cubism) của Picasso.

(Madonna and Child enthroned with six angels/Cimabue): Hình "2 chiều" 1270

(The Battle of San Romano/Uccello): Hình "3 chiều" với Phối Cảnh Đường Thẳng 1432

Masaccio cũng nâng cao kỹ thuật vẽ hình khuôn mặt, thân thể con người và trang phục cho các
họa sĩ Florence về sau.
Tu sĩ Fra Angelico, Tu sĩ Fra Filipo Lippi và Mantegna cũng như Uccello chỉ dùng Phối Cảnh
Đường Thẳng (cũng đủ tạo ra hình có "3 chiều" cho 1 bức họa). Tu sĩ Fra Filipo Lippi vẽ khuôn
mặt người rất tế nhị. Mantegna vẽ hình thân thể con người vững chắc hơn, như hình những bức
tượng điêu khắc.
Từ Piero della Francesca và môn đệ là Gozzoli, các họa sĩ ở Florence đều dùng cả 2: Phối Cảnh
Đường Thẳng và Chiaroscuro.
Cimabue (1240-1302)
Giotto di Bondone (1267-1337)
Masaccio tên thật là Tommaso di Ser Giovani di Mone (1401-1428)
Fra Angelico tên thật là Guido di Pietro (1395-1455)
Paolo Uccello tên thật là Paolo di Dono (1397-1475)
Fra Filippo Lippi (1406-1469)
Piero della Francesca tên thật là Pieri dei Benedetto Franceschi (1422-1492)
Benozzo Gozzoli (1421-1497)
Andrea Mantegna (1430-1506)

(St Sebastian/Mantegna) 1459

*
Verrocchio tiến bộ hơn Mantegna trong "vẽ" hình thân thể con người, khởi đầu cho những bức
họa "cơ thể học" của Michelangelo sau nầy. Verrocchio có 3 môn đệ là Ghirlandaio, Botticelli
và Leonardo da Vinci.
Ghirlandaio vẽ không khác Verrocchio nhưng Đề tài của ông là "Người ngoài đời" trong giới quí
tộc không phải từ Thánh Kinh hay Thần thoại Hy Lạp. Ông đặc biệt có những bức họa Chân
Dung cũng như Tu sĩ Fra Filipo Lippi.
Botticelli cũng vẽ hình người (thân thể) vững chắc như Mantegna (và Masaccio) nhưng ông chú
trọng tới nét vẽ rõ ràng (ở chu vi) và có khuynh hướng Cầu Kỳ (Mannerism).
Leonardo da Vinci không khác Verrocchio nhưng ông sáng tạo ra Phối Cảnh Không Gian (Aerial
Perspective) và đi ngược với Botticelli: không dùng nét vẽ rõ ràng khi vẽ hình nhân vật (đó là kỹ
thuật Sfumato được sáng tạo từ Leonardo). Phối Cảnh Không Gian khi nước sơn dầu ra đời thay
thế Phối Cảnh Đường Thẳng.

(The Birth of Venus / Botticelli) 1485

(Mona Lisa / Leonardo da Vinci) 1503-1506
Sau những họa sĩ trên, Bronzino ở Florence nhưng lại vẽ giống Michelangelo (ở Roma). Từ Tu
sĩ Fra Bartolommeo, sau khi có nước sơn dầu, các họa sĩ Florence đổi qua chú trọng về "sơn"
thay vì chú trọng về "vẽ".
Andrea del Verrocchio tên thật là Andrea di Cioni (1435-1488)
Domenico Ghirlandaio (1448-1494)
Sandro Botticelli tên thật là Alesandro di Maciano (1444-1510)
Leonardo da Vinci (1452-1519)
Fra Bartolommeo tên thật là Baccio della Porta (1472-1517)
Bronzino tên thật là Agnolo di Cosimo (1503-1572)
2) Roma
Hội Họa ở Roma bắt đầu sau Florence. Nó có 3 họa sĩ nổi danh là Raphael, Michelangelo và
Piombo. Tất cả đều "vẽ" như họa sĩ cùng thời ở Florence.

nguon tai.lieu . vn