Xem mẫu

  1. SỞ Y TẾ TIỀN GIANG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN  ĐẾN TIÊM NGỪA DỊCH VỤ TẠI PHÒNG TIÊM NGỪA,  TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHỢ GẠO  NĂM 2019
  2. CHỢ GẠO – NĂM 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm việc, nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã   nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ quý lãnh đạo TTYT,  khoa Kiểm soát bệnh tật và các bạn bè, đồng nghiệp… Với lòng kính trọng  và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến: Quý lãnh đạo TTYT huyện Chợ  Gạo đã tận tình giúp đỡ  tôi trong  suốt thời gian qua. Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp Khoa Kiểm soát bệnh tật đã giúp  đõ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số  liệu và hoàn thành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ, người thân  và bạn bè, những người đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ  và tạo mọi   điều kiện để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tác giả
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát sự  hài lòng  của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, trung tâm y tế  huyện Chợ Gạo năm 2019” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện  với sự giúp đỡ của quý lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Các số liệu, kết   quả  nghiên cứu trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được ai   công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải KSBT Kiểm soát bệnh tật KTC Khoảng tin cậy NVYT Nhân viên y tế   PTN Phòng tiêm ngừa TCMR Tiêm chủng mở rộng TTYT Trung tâm y tế WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  6. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG
  8. Trang
  9. 10 ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta được biết, tiêm chủng mở rộng là một chương trình lớn  được Việt Nam triển khai từ năm 1981 do Bộ  Y tế khới xướng với sự hỗ  trợ  của Tổ  chức Y tế  thế  giới (WHO) và Quỹ  nhi đồng Liên hợp quốc  (UNICEF).   Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ  tiêm   chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi nhằm bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 b ệnh   truyền nhiễm phổ biến và tử vong cao. Sau thời gian thí điểm và từng bước  nhân rộng cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng, hiện nay hầu hết trẻ em  được sinh ra đều được hưởng lợi từ chương trình này. Song song đó, tiêm chủng dịch vụ  cũng dần hình thành và phát triển  nhằm đáp  ứng nhu cầu phòng ngừa bệnh tật ngày càng cao của xã hội.  Nhiều vắc xin dịch vụ được đưa vào sử dụng tại Việt Nam đảm bảo phục   vụ mọi đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành và cao tuổi, trong suốt   vòng đời của con người. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành >30 loại  vắc xin dịch vụ  phòng ngừa hầu hết các loại bệnh phổ  biến, trong đó có   nhiều vắc xin rất cần thiết cho người dân như  vắc xin uốn ván, dại, cúm,  viêm gan A, B,…Các loại vắc xin này góp phần làm giảm gánh nặng bệnh   tật và tử vong của người dân. Tại Tiền Giang nói chung và huyện Chợ  Gạo nói riêng, tiêm chủng   dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật tại địa  phương và  là cánh tay đắc lực của ngành y tế  Việt Nam. Tại phòng tiêm  ngừa Chợ Gạo, hằng năm có trên 10000 lượt người dân đến tiêm ngừa các   loại vắc xin dịch vụ. Nhu cầu về vắc xin của người dân là rất cao, tuy vậy   nhiều loại vắc xin còn khan hiếm do nguồn cung không liên tục và kinh phí  dự trù vắc xin còn hạn chế. Bên cạnh đó còn tồn tại và phát sinh nhiều vấn   đề gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại phòng tiêm ngừa.  Để đánh giá khách quan về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ  tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa­ Trung tâm y tế  huyện Chợ  Gạo và từ  đó  tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của phòng  tiêm ngừa trong tương lai, chúng tôi thực hiện đề  tài: “Khảo sát sự  hài   lòng của người dân đến tiêm ngừa dịch vụ tại phòng tiêm ngừa, Trung   tâm y tế huyện Chợ Gạo năm 2019” với các mục tiêu:
  10. 11 1. Đánh giá sự hài lòng của người dân đến tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa,  Trung tâm y tế huyện Chợ Gạo 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tác động đến mức độ  hài lòng của   người dân về  dịch vụ  tiêm ngừa tại phòng tiêm ngừa, Trung tâm y tế huyện  Chợ Gạo.
  11. 12 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược về vắc xin [12] 1.1.1. Lịch sử phát triển của vắc xin Người tìm ra nguyên lý sử  dụng vắc xin đầu tiên là Bác sỹ  người   Anh Edward Jenner vào năm 1796, sau khi ông tiêm cho bé trai 13 tuổi vảy   vi rút đậu bò (vacca theo tiếng Latinh) để  phòng bệnh đậu mùa.Vào năm   1798 vắc xin chủng ngừa bệnh đậu mùa đầu tiên đã được phát triển. Qua thế kỷ XVIII và XIX với việc triển khai thực hiện công tác tiêm  chủng phòng đậu mùa đồng bộ  và nhiều quốc gia tham dự  nên năm 1979  bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên toàn cầu. Kế thừa nền tảng khoa học mà Edward Jenner để lại từ cuối thế kỷ  18 và thế kỷ 19 Louis Pasteur, người Pháp đã kế thừa và phát minh ra nhiều   loại vắc xin như  vắcxin phòng bệnh tả  và vắcxin   phòng bệnh Than vào  năm 1897­1904, tiếp theo vắc xin phòng bệnh dịch hạch và vắc xin phòng  bệnh Lao Bacillis­Calmette­Guerin (BCG) được phát minh những năm 1950.  Vắc xin rất quan trọng khác là vắc xin phòng bệnh Ho gà toàn tế bào được  giới thiệu vào năm 1948. Giai đoạn tiếp theo 1950­1985 là giai đoạn nghiên  cứu và phát triển các vắc xin vi rút như  vắc xin phòng bệnh Dại và bệnh  Bại liệt uống (sabin). Tiếp theo là sự ra đời của các văc xin vi rút khác như  Sởi, Quai bị và Rubella. Các mốc lịch sử của quá trình phát triển Vắc xin   ­ 1798: Vắc xin phòng bệnh Đậu mùa của Jenner   ­ 1885: Vắc xin phòng bệnh Dại và Tả của Pasteur và Haffkine   ­ 1891: Vắc xin phòng bệnh Than của Pasteur   ­ 1896: Vắc xin Thương hàn của Wright   ­ 1897: Vắc xin phòng bệnh Dịch hạch (Plague) của Yersin   ­ 1921: Vắc xin phòng bệnh Lao­BCG của Calmette và Guerin   ­ 1923: Vắc xin phòng bệnh Bạch hầu của Ramon và Clenny   ­ 1923: Vắc xin phòng bệnh Ho gà của Madsen
  12. 13   ­ 1927: Vắc xin phòng bệnh Uốn ván của Ramon và Zoeller     ­   1935:   Vắc   xin   phòng   bệnh   Sốt   vàng   (Yellow   Fever)   của   Sellard   và   Laigret   ­ 1937: Vắc xin phòng Cúm bất hoạt đầu tiên của Salk   ­ 1949: Vắc xin phòng bệnh Quai bị sống giảm độc lực của Smorodintsev   ­ 1954: Vắc xin phòng bệnh Bại liệt bất hoạt của Salk    ­ 1957: Vắc xin phòng bệnh Bại liệt sống giảm độc lực uống của Sabin  (OPV)   ­ 1960: Vắc xin phòng bệnh Sởi của Ender và Scharz   ­ 1967: Vắc xin phòng Quai bị của Weibeh và Buynach và Takahashi   ­ 1967: Vắc xin phòng bệnh Dại từ tế bào lưỡng bội người của Viktor   ­ 1973: Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu của Takahashi   ­ 1976: Vắc xin phòng Viêm gan B của Maupas và Hillemann    ­ 1968: Vắc xin phòng viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis C của   Gotschlich C    ­ 1971: Vắc xin phòng viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis A của   Gotschlich A   ­ 1972: Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do Heamophilus influenza (HiB)   ­ 1976: Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do cầu khuẩn Pneumococcal   ­ 1981: Vắc xin phòng bệnh viêm gan B tái tổ hợp   ­ 1984: Vắc xin phòng bệnh Thương hàn Vi polyshaccaride   ­ 1986: Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis B   ­ 1989: Vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi A   ­ 1995: Vắc xin phòng Zona thần kinh do virus Varicella Zoter   ­ 1998: Vắc xin phòng ỉa chảy do Rotavirus    ­ 1999: Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do cầu khuẩn Meningitis C   cộng hợp (conjugate)   ­ 2000: Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do cầu khuẩn Pneumococcal cộng  hợp (conjugate)    ­ 2006: Vắc xin phòng bệnh ung thư  cổ  tử  cung do virus HPV (human   Papiloma Virus)   ­ 2015: Vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết (Dengue) Các vắc xin đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong thời gian tới
  13. 14   ­ Vắc xin Herpes   ­ Vắc xin cytomegalovirus   ­ Vắc xin sốt rét   ­ Vắc xin toxoplasma   ­ Vắc xin phòng sâu răng   ­ Vắc xin Leptospira   ­ Vắc xin phòng bệnh chân tay miệng do virus EV71   ­ Vắc xin phòng AIDS   ­ Vắc xin phòng bệnh lao BCG tái tổ hợp (DNA recombinate)   ­ Vắc xin phòng bệnh hội chứng đường hô hấp 1.1.2.Bản chất vắc xin: Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ  vi sinh vật (có thể  toàn thân hoặc một phần hoặc có cấu trúc tương tự)   dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ  thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. 1.1.3. Nguyên lý sử dụng: Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi   sinh vật (VSV) gây bệnh hoặc VSV có cấu trúc kháng nguyên giống VSV   gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ  an toàn cần thiết, làm cho cơ  thể  tự  tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Nói một cách  khác: sử dụng vắc xin là tạo miễn dịch chủ động nhân tạo. Sự bảo vệ hình  thành nhờ sự đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc hiệu  nhất là IgG, có thể IgA và IgM), vừa trung gian tế bào (đại thực bào và tế  bào lympho). Cường độ và hiệu quả của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo:   ­ Vắc xin: Tính chất và ham l ̀ ượng của kháng nguyên, những chất phụ gia   miễn dịch, thường sử dụng là những muối kim loại: Al hoặc Ca có thể tăng  cường sự đáp ứng của một vài vắc xin bất hoạt.   ­ Vật chủ: Tuổi là một nhân tố quan trọng. Trẻ sơ sinh cần ít tháng để đạt   sự trưởng thành miễn dịch (dịch thể), ngoài ra kháng thể từ sữa mẹ có thể  đóng vai trò ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng. Ngược lại sự đáp ứng miễn dịch  giảm dần với tuổi nhưng không biến mất ở người lớn tuổi. Những nhân tố 
  14. 15 di truyền, còn chưa biết rõ cũng ảnh hưởng đến cường độ  của sự đáp ứng   miễn dịch. 1.1.4. Đặc tính cơ bản của vắc xin:    ­ Tính kháng nguyên đặc thù: Là khả  năng kích thích cơ  thể  tạo thành   kháng thể. Kháng nguyên mạnh là kháng nguyên khi đưa vào cơ  thể  một   lần đã sinh ra nhiều kháng thể. Kháng nguyên yếu là những chất phải đưa   vào nhiều hoặc phải kèm theo một tá dược mới sinh được một ít kháng  thể.   ­ Tính sinh miễn dịch: Vắc xin gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc vi  rút giảm độc lực, hoặc với một loai protein đ ̣ ặc hiệu có tính kháng nguyên  để gây ra một đáp ứng miễn dịch tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ  thể  về  sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính.  1.1.5. Phân loại vắc xin:    ­ Vắc xin sống giảm độc lực: Là những tác nhân nhiễm trùng tự  nhiên,  được làm giảm độc một cách nhân tạo  ở  phòng thí nghiệm. Vắc xin đậu  mùa là loại vắc xin đầu tiên trong lịch sử, là một vi rút động vật (đậu bò)   có khả  năng đem lại sự  bảo vệ  chéo chống lại virus đậu mùa mà nó rất  gần gũi. Phần lớn những vắc xin sống hiện có là những vắc xin vi rút: Vắc  xin sốt vàng, vắc xin bại liệt, sởi, rubella, quai bị. Một vắc xin vi khuẩn   sống   thường   sử   dụng   là   BCG.   Đối   với   vắc   xin   sống,   sự   chủng   ngừa  thường một lần, gây nên sự  nhiễm trùng nhẹ  hoặc không biểu hiện, sự  nhân lên của vi rút trong cơ  thể gây nên miễn dịch thường lâu bền, tương  đương với sự  miễn dịch do sự nhiễm trùng tự  nhiên.Những thuận lợi của  vắc xin sống là tiện lợi (tiêm 1 lần), giá thành thường rẻ. Điều bất tiện là   có thể đem lại nguy cơ nhiễm trùng (phản ứng và biến chứng).      ­ Vắc xin chết: Là những chế  phẩm kháng nguyên đã mất khả  năng   nhiễm trùng nhưng còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch. Người ta phân  biệt:      + Vắc xin chết toàn thể: Loại vắc xin này chứa tất cả  các thành phần   của tác nhân nhiễm trùng, giết chết bằng nhiệt, formol hoặc b­propiolacton,  bao gồm vắc xin vi khuẩn như ho gà, thương hàn TAB, tả  uống hoặc vắc  xin vi rút như cúm, bại liệt, dại....      + Vắc xin giải độc tố: Những vắc xin này chết nhưng chỉ  chứa kháng   nguyên tinh chế: Loại văc xin này ch ́ ỉ  bao gồm thành phần kháng nguyên 
  15. 16 quan trọng nhất về  phương diện sinh miễn dịch của vi khuẩn hoặc vi rút  được tinh khiết và làm bất hoạt. Ví dụ  như  vắc xin chứa giải độc tố  vi   khuẩn bản chất protein (văc xin u ́ ốn ván, văc xin b ́ ạch hầu)   ­ Vắc xin tách chiết (vắc xin dưới đơn vị) là vắc xin công nghệ cao, loại   chỉ  tách lấy một phần vách (vỏ) chứa thành phần kháng nguyên đặc thù  Polysaccharide của vi khuẩn (vắc xin não mô cầu, vắc xin phế  cầu), vắc   xin chứa thành phần kháng nguyên vi rút (vắc xin vi rút viêm gan B được  điều   chế   từ   HBsAg   có   trong   huyết   tương   những   người   nhiễm   kháng  nguyên này). Những vắc xin chết có  ưu điểm không có nguy cơ  nhiễm   trùng. Những bất lợi bao gồm: giá thành thường cao, nguy cơ  mẫn cảm,   một lịch chủng ngừa nhiều lần và lặp lại.   ­ Vắc xin tái tổ hợp (vắc xin công nghệ mới): Là những vắc xin được sản  xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, như văc xin viêm gan B ́   tái tổ hợp. 1.1.6 Nguyên tắc sử dụng vắc xin Việc sử dụng văc xin ph ́ ải đảm bảo các nguyên tắc sau:   ­ Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao.   ­ Tiêm chủng đúng đối tượng.   ­ Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc, bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần   tiêm chủng, tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.   ­ Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng.    ­ Nắm vững phương pháp phòng và xử  trí các phản  ứng không mong  muốn do tiêm chủng.   ­ Bảo quản vắc xin đúng quy định 1.1.7. Phạm vi tiêm chủng: Phạm vi tiêm chủng được quy định tuỳ  theo tình hình dịch tễ  của  từng bệnh. Phạm vi tiêm chủng đương nhiên không giống nhau giữa các   nước. Ngay cả  các khu vực trong một nước cũng có thể  có sự  khác nhau.   Những quy định này lại có thể  thay đổi theo thời gian do sự  thay đổi về  dịch tễ học của bệnh nhiễm trùng.  1.1.8. Đối tượng tiêm chủng Đối tượng cần được tiêm chủng một loại vắc xin nào đó là tất cả  những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch.
  16. 17   ­ Trẻ em là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm. Sau khi hết miễn dịch   thụ  động do mẹ  truyền (trong thời gian khoảng 6 tháng), nguy cơ  mắc  bệnh nhiễm trùng của trẻ rất lớn. Trừ những đối tượng chống chỉ định, tất   cả trẻ em đều phải được tiêm chủng.   ­ Đối với người lớn, đối tượng tiêm chủng thu hẹp hơn. Thường chỉ tiến   hành tiêm chủng cho những nhóm người có nguy cơ  cao. Những người đi  du lịch đến các vùng dịch tể cần phải được tiêm chủng.  Nói chung không được tiêm chủng cho các đối tượng sau đây:    ­ Những người đang bị  sốt cao. Những trường hợp đang bị  nhiễm trùng  nhẹ, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ thì không cần phải hoãn tiêm chủng.   ­ Những người đang ở trong tình trạng dị  ứng. Những người có cơ  địa dị  ứng hoặc có lịch sử  gia đình bị  dị   ứng vẫn tiêm chủng được, nhưng cần  phải theo dõi cẩn thận hơn.   ­ Vắc xin sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho những người bị  thiếu hụt miễn dịch, những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc  những người mắc bệnh ác tính.    ­Tất cả  các loại vắc xin vi rút sống giảm độc lực không được tiêm cho  phụ nữ đang mang thai. 1.1.9. Thời gian tiêm chủng Việc tiêm chủng được tiến hành thường xuyên hoặc tập trung tiêm  chủng hàng loạt tuỳ  thuộc vào yêu cầu của mỗi loại vắc xin và các điều   kiện cụ thể khác.   ­ Thời điểm tổ chức tiêm chủng: Khi đã xác định được quy luật xuất hiện   dịch, cần phải tiến hành tiêm chủng đón trước mùa dịch, để  cơ  thể  có đủ  thời gian hình thành miễn dịch. Đối với vaccine được tiêm chủng lần đầu,  thời gian tiềm tàng kéo dài từ 24 giờ (trung bình khoảng 1 tuần), tuỳ thuộc  vào bản chất vắc xin và tính phản ứng của cơ thể. Hiệu giá kháng thể đạt   được đỉnh cao nhất sau khoảng 4 ngày đến 4 tuần (trung bình 2 tuần). Đó là   kết quả của đáp ứng tiên phát. Khi tiêm chủng nhắc lại, thời gian tiềm tàng  sẽ rút ngắn, hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất chỉ sau một số ngày  nhờ những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng   miễn dịch thứ phát.
  17. 18   ­ Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng: Đối với những vắc xin phải tiêm  chủng nhiều lần (khi tạo miễn dịch cơ bản), khoảng cách hợp lý giữa các  lần tiêm chủng là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn, mặc dù tiêm  chủng lần sau nhưng kết quả đáp ứng của cơ thể vẫn chỉ như tiên phát, đáp  ứng miễn dịch thứ phát sẽ không có hoặc bị hạn chế. Ngược lại vì một lý  do nào đó phải tiêm chủng lần tiếp theo sau hơn 1 tháng, hiệu quả  miễn  dịch vẫn được đảm bảo, vì vậy lần tiêm chủng trước vẫn được tính. Tuy   nhiên không nên kéo dài việc tiêm chủng nếu không có những lý do bắt   buộc, vì trẻ có thể bị măc bệnh trước khi được tiêm chủng đầy đủ.   ­ Thời gian tiêm chủng nhắc lại: Thời gian tiêm chủng nhắc lại tuỳ thuộc  vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch có đủ  hiệu lực bảo vệ của   mỗi loại vắc xin. Thời gian này khác nhau đối với các loại vắc xin khác   nhau. Khi tiêm chủng nhắc lại thường chỉ  cần 1 lần.Với lần tăng cường  này, cơ  thể  sẽ  đáp  ứng miễn dịch nhanh và mạnh hơn, cho dù kháng thể  của lần tiêm chủng trước chỉ còn lại rất ít. 1.1.10. Liều lượng và đường đưa vắc xin vào cơ thể Liều lượng: Liều lượng vắc xin tuỳ thuộc vào loại vắc xin và đường  vào cơ  thể. Liều lượng quá thấp sẽ  không đủ  khả  năng kích thích cơ  thể  đáp  ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ  dẫn đến tình trạng   dung nạp đặc hiệu đối với lần tiêm chủng tiếp theo.   Đường tiêm chủng: Mỗi loại vắc xin đòi hỏi một cách thức chủng  ngừa thích hợp. Người ta sử dụng nhiều phương pháp chủng ngừa:   ­ Chủng (rạch da): đây là đường cổ điển nhất, được thực hiện ngay từ lúc  Jenner sáng chế  ra vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Đối với vắc xin này,   đường chủng vẫn được dùng cho đến khi bệnh đậu mùa bị  tiêu diệt hoàn  toàn trên hành tinh của chúng ta (1979), không cần phải chủng đậu nữa.   Ngày nay đường chủng vẫn còn được sử dụng cho một số ít vắc xin (BCG,   dịch hạch).    ­ Đường tiêm: có thể  tiêm trong da, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, không  bao giờ  tiêm vắc xin vào đường tĩnh mạch. Đa số  các vắc xin có thể  tiêm  dưới da, chỉ một số vắc xin không cho phép sử dụng cách chủng ngừa này,  BCG phải tiêm trong da, tiêm dưới da thường hay gây loét. Phương pháp  tiêm trong da có nhiều ưu điểm: chỉ cần một lượng vắc xin tương đối nhỏ 
  18. 19 (0,1ml), ít gây phản  ứng, hiệu  ứng miễn dịch không kém gì phương pháp  tiêm dưới da. Tiêm trong da có thể  được thực hiện bằng bơm kim tiêm  hoặc bằng bơm nén áp lực không kim, phương pháp này giúp việc tiêm  chủng nhanh chóng dễ  thực hiện với quy mô rộng rãi, nhưng cần lưu ý  đúng kỹ thuật.    ­ Đường uống: Đường uống là đường đưa vắc xin vào cơ  thể  dễ  thực   hiện nhất. Tuy nhiên chỉ  thực hiện được đối với những vắc xin không bị  dịch đường tiêu hoá phá huỷ. Sự hiểu biết tốt hơn về vai trò của miễn dịch  tại chỗ do IgA tiết, những vắc xin phòng nhiễm trùng đường tiêu hoá hoặc  nhiếm trùng ở nơi khác nhưng vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể theo đường  tiêu hoá đã được sử  dụng (như  vắc xin bại liệt) hoặc đang được nghiên  cứu đưa vào cơ  thể  bằng cách uống. Đường uốnglợi điểm là kích thích  miễn dịch tại chỗ mạnh hơn nhiều so với đường tiêm, nhưng đường uống  không bảo đảm sự cố định của vi rut trong v ́ ắc xin, cho nên uống 3 lần liên  tiếp văc xin b ́ ại liệt được xem như cần thiết đê t ̉ ạo thành miễn dịch.    ­ Ngậm dưới lưỡi: hiện nay đã có một số  vắc xin đường ruột điều chế  dưới dạng viên để  ngậm dưới lưỡi. Cần phải có một liều lượng kháng  nguyên cao mới bảo đảm tác dụng gây miễn dịch.   ­ Nhỏ mũi: Được sử dụng rộng rãi cho vắc xincúm.   ­ Ngoài ra vắc xin còn được đưa vào cơ thể theo một số đường khác như  khí dung, thụt đại tràng, những đường này ít được sử dụng.  1.1.11. Các phản ứng phụ do tiêm chủng Về nguyên tắc, vắc xin phải đảm bảo đủ độ  an toàn. Song trên thực   tế không thể đạt được mức độ an toàn tuyệt đối. Tất cả các vắc xin đều có   thể gây ra phản ứng phụ ở một số người.   ­ Phản  ứng tại chỗ: Những phản  ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng là  nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản   ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp   gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể  bị  viêm nhiễm, làm mủ.    ­Phản  ứng toàn thân: Trong các phản  ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả  (10­20%). Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể  gặp   nhưng với tỷ lệ rất thấp (1/10.000), hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. 
  19. 20 Một số  vắc xin có thể  gây ra phản  ứng nguy hiểm hơn, trong đó có sốc   phản vệ nhưng tỷ lệ rất thấp. Khi bàn đến những phản ứng do vắc xin, rất   cần thiết phải nhấn mạnh rằng mức độ nguy hiểm do vắc xin nhỏ hơn rất   nhiều so với mức độ  nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng tương  ứng gây ra.   Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gấp hàng trăm đên hàng ́   nghìn lần phản ứng nguy hiểm do vắc xin bạch hầu ­ ho gà ­ uốn ván (vắc  xin DPT) gây ra.  1.1.12. Bảo quản vắc xin Vắc xin rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Chất lượng   vắc xin  ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực tạo miễn dịch, vì vậy các vắc  xin cần phải được bảo quản tốt ngay từ lúc nó được sản xuất cho tới khi   được tiêm chủng vào cơ thể. Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng, các vắc   xin cần được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 20Cđến 80C.  1.2. Vài nét về lịch sử tiêm chủng trên thế giới Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để  phòng ngừa bệnh tật, chính vì  vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chương trình tiêm chủng  phòng  một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Khởi đầu từ năm  1900, chương trình tiêm chủng được thực hiện  ở  các nước công nghiệp  phát triển và vắc xin phòng chống bệnh đậu mùa được đưa vào tiêm chủng  đầu tiên. Tiếp theo là vắc xin BCG (các năm 1930 – 1940), vắc xin bại liệt   tiêm (1955), vắc xin bại liệt uống (1962). Kết quả là bệnh đậu mùa, căn  bệnh người ta lo sợ  nhất trong nhiều thế kỷ, được WHO đặt ra mục tiêu   loại trừ. Và với những nỗ  lực không ngừng để  tăng tỷ  lệ  tiêm chủng, căn  bệnh này đã được loại trừ vào năm 1980 [2]. Đến năm 1974, 7 loại vắc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng  mở   rộng   bao   gồm:   đậu   mùa,   lao,   bạch   hầu,   uốn   ván,   ho   gà,   bại   liệt  tiêm/uống và sởi. Thời gian đầu chỉ  có xấp xỉ  5% số  đối tượng được tiêm  chủng ở các nước phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới phát động chiến lược  mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc   gia. Dần dần, chương trình Tiêm chủng mở rộng trở thành chương trình ưu  tiên hàng đầu quốc gia của hầu hết các nước trên thế  giới, ở  cả  các nước   phát triển và đang phát triển. 
nguon tai.lieu . vn