Xem mẫu

  1. Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh
  2. Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Đ ất nước ta từ một nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đó là bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống x ã hội không ngừng đ ược nâng cao. Nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao hơn chính vì vậy đặt ra cho các nhà doanh nghiệp những thách thức lớn trong cơ chế thị trường. Muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển làm ăn có lãi, các nhà doanh nghiệp phải đề ra những chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn. Trong cơ chế thị trường vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, và ai là người tiêu thụ. Đó là những câu hỏi những nhà quản lý phải giải quyết. V ậy doanh nghiệp phải biết nhu cầu xã hội, biết khả năng của m ình, của các đối thủ cạnh tranh (biết người, biết ta) để đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn và hợp lý. Do đó việc nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp. Là một sinh viên lớp quản trị doanh nghiệp K6B. Trường đại học thuỷ sản. Được sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn quản trị doanh nghiệp, sự giúp đỡ của lãnh đạo, các phòng, ban ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh. Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô Phan Thị Dung và những kiến thức đã học ở trường. Tôi được thực tập và làm quen với doanh nghiệp với đề tài "Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty tấm lợp vật liệu xây dựng Đông Anh" để thực hiện báo cáo của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn nhất là cô Phan Thị Dung và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp đ ỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Tuy nhiên do sự hiểu biết chưa sâu rộng nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô giáo và các cấp lãnh đạo công ty góp ý để cá nhân tôi hoàn thiện kiến thức và báo cáo được ho àn thiện hơn. X in chân thành cảm ơn! 1
  3. Chuyên đề tốt nghiệp 2
  4. Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. 2. Vị trí và chức năng Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, người ta sử dụng phân tích để nhận thức được các hiện tượng và kết quả kinh tế, để xác định quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả cũng như phát hiện nguồn gốc hình thành và tính quy luật phát triển của chúng, trên cơ sở đó mà cung cấp những căn cứ khoa học cho các quyết định đúng đắn cho tương lai. N ằm trong hệ thống các môn khoa học quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh thực hiện một chức năng cơ bản đó là dự toán và điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Bởi vì trước hết doanh nghiệp được quan niệm như một hệ thống và hệ thống này là đối tượng của quản lý. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận cấu thành (phòng, ban, phân x ưởng, tổ đội sản xuất…) và mỗi một bộ phận cấu thành có chức năng, nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường trên con đường đã đặt ra thì đòi hỏi từng bộ phận cấu thành, dù là nhỏ nhất trong hệ thống phải hoạt động bình thường theo đúng chức năng, nhiệm vụ của chúng. Như vậy chỉ cần ở một bộ phận nào đó của hệ thống hoạt động không bình thường sẽ làm cho ho ạt động của cả hệ thống không bình thường. Trong trường hợp này, đòi hỏi người quản lý trên cơ sở phát hiện đ ược tình hình cần phải đề ra các biện pháp loại trừ "điểm nóng" đó, điều chỉnh và 3
  5. Chuyên đề tốt nghiệp khôi phục lại sự hoạt động của bộ phận đó, đảm bảo cho cả hệ thống trở lại hoạt động bình thường. II. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sự cần thiết khách quan phải phân tích hoạt động kinh doanh được thể hiện trong quá trình phát triển lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Thật vậy, sự biểu hiện bước đầu của công tác hạch toán và phân tích hoạt động kinh doanh đó là việc người Ai Cập, Babilon trong nền văn minh cổ đại xưa đã dùng đất nung và bia đá để ghi khắc những tài liệu, ghi chép về trao đổi hàng hoá, kê khai trọng lượng hàng hoá so sánh các thu chi cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, những yêu cầu buổi đầu của công tác quản lý, phân tích hoạt động kinh doanh được kết hợp công tác kế toán, thống kê. Chủ nghĩa tư bản ra đời, sản xuất hàng hoá phát triển nhanh, quy mô lớn phân tích hoạt động kinh doanh có những yêu cầu lớn hơn nhằm phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. K hi chủ nghĩa đế quốc ra đời, sự tích luỹ tư bản dẫn đến sự tích tụ sản xuất, các công ty cổ phần và các công ty xuyên quốc gia ra đời, sản xuất phát triển cực kỳ nhanh chóng về cả quy mô lẫn hiệu quả. Để chiến thắng trong cạnh tranh và quản lý tốt hoạt động sản xuất của công ty đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả các nhà tư b ản phải thường xuyên phân tích hoạt động trên cơ sở nhiều luồng, nhiều loại thông tin. Với yêu cầu này, công tác hạch toán không đáp ứng được, đòi hỏi phải có một môn khoa học phân tích kinh tế độc lập với nội dung, phương pháp nghiên cứu phong phú. Phân tích hoạt động kinh doanh tách rời khỏi hạch toán và thống kê dựa trên cơ sở hai môn khoa học đó. N gày này, với những thành tưu to lớn về sự phát triển kinh tê, văn hóa, trình độ kỹ thuật càng cao thì việc phân tích hoạt động kinh doanh càng quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp bởi mục đích cuối cùng là tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội, b ảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. 4
  6. Chuyên đề tốt nghiệp Ở nước ta hiện nay, phân tích hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị kinh tế là rất quan trọng. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để đề ra định hướng và chương trình định hướng. Trong nền kinh tế thị trường, để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải thường xuyên áp d ụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến phương thức quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng xuất chất lượng và hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là công tác cần thiết và quan trọng để đ ưa ra các quyết định về sự thay đổi đó. Tóm lại: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết đối với mọi nền sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay sự cần thiết xuất phát từ yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế, từ việc đảm bảo chức năng quản lý kinh tế của nhà nước và yêu cầu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến diễn biến của quá trình đó. 2. Nội dung của phân tích kinh doanh Phân tích kinh doanh phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích kinh doanh là: + Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, giá thành… + Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, đất đai… Đ ể thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh được xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, trong quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định 5
  7. Chuyên đề tốt nghiệp các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình sản xuất kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh. 3. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu thường dùng cho phân tích kinh doanh 3.1. Các chỉ tiêu dùng cho phân tích kinh doanh Có nhiều loại chỉ tiêu kinh doanh khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để có sự lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp. Theo tính chất của chỉ tiêu có: + Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như: doanh thu bán hàng, lượng vốn… + Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh như: giá thành đơn vị sản phẩm, mức doanh lợi, hiệu suất sử dụng vốn… Theo phương pháp tính toán có + Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời điểm cụ thể như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất… + Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế + Chỉ tiêu bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm phản ánh trình đ ộ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: giá trị sản lượng bình quân một lao động, thu nhập bình quân một lao động. N hư vậy để phân tích kết quả kinh doanh cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tương đối ho àn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau, nhằm biểu hiện đ ược tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích. 3.2. Công thức tính dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh 3.2.1. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của mọi hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu cơ b ản 6
  8. Chuyên đề tốt nghiệp nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Công thức tính của nó như sau: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí. 3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song bản thân nó mới chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu và chi, muốn đưa ra được đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là chỉ tiêu doanh lợi. Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với các chỉ tiêu đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu, vốn và chi phí. Từ đó ta có ba chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được tính toán như sau: a. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu đạt được Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu qủa là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. b. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Lợi nhuận đạt đ ược /Tổng chi phí bỏ ra Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì cần hạn chế tối đa chi phí để thu lợi nhuận nhiều nhất. c. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn: Có thể dùng chỉ tiêu tổng vốn, vốn cố định hoặc vốn lưu động để tính chỉ tiêu này. 7
  9. Chuyên đề tốt nghiệp Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động = Lợi nhuận / Tổng vốn lưu động bình quân Vốn lưu động bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/ 2 Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói chung, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. H iệu quả sử dụng vốn 3.2.3. a. Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Số vòng quay của VLĐ = Doanh thu /Tổng vốn lưu động bình quân b. Thời gian chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ Thời gian chu chuyển của VLĐ = Độ dài thời gian của kỳ KD tính bằng ngày / Số vòng quay của VLĐ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mức sản xuất, kinh doanh của toàn bộ vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao. Năng suất lao động 3.2.4 Năng suất lao động = Kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ / Số lao động tham gia hoạt động kinh doanh - N ếu kết quả kinh doanh là doanh thu: NSLĐ (1) = Doanh thu / Tổng lao động - N ếu kết qủa kinh doanh là lợi nhuận : NSLĐ (2) = Lợi nhuận / Tổng lao động Chỉ tiêu năng suất lao động (1) biểu hiện hiệu quả trong việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp . Chỉ tiêu năng suất lao động (2) hay mức sinh lời b ình quân của một lao động cho biết mỗi lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Hiệu suất tiền lương: 3.2.5 8
  10. Chuyên đề tốt nghiệp Hiệu suất tiền lương = Lợi nhuận đạt được / Tổng quỹ lương Hiệu suất tiền lương cho biết cứ chi ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tiền lương. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích N hân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn như: - Chỉ tiêu doanh thu bán hàng phụ thuộc vào các nhân tố: + Lượng hàng hoá bán ra + Kết cấu về khối lượng sản phẩm bán ra + G iá bán mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá - Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào các nhân tố: Tổng mức giá thành: số lượng sản phẩm sản xuất ra. Bởi vậy khi phân tích kết quả sản xuất kinh doanh cũng không dừng lại ở việc đánh giá một cách đơn giản qua các chỉ tiêu, mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. N hân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có rất nhiều, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: - Theo nội dung kinh tế của nhân tố + N hững nhân tố thuộc về điều kiênk kinh doanh: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn… Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mộ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Theo tính tất yếu của nhân tố: 9
  11. Chuyên đề tốt nghiệp + N hân tố chủ quan: do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm… + N hân tố khách quan: như giá cả thị trường, thuế xuất… - Theo tính chất của nhân tố: + N hân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như: số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng… + N hân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh như: lãi xuât, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn… - Theo xu hướng tác động của nhân tố: + N hân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh. + N hân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đ ể phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta thường dùng các biện pháp cụ thể mang tính chất nghiệp vụ kỹ thuật. Tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm riêng biệt của từng đơn vị kinh tế mà phân tích hoạt động lựa chọn từng phương pháp cụ thể để áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. 1. Phương pháp so sánh Đ ây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. - X ác định số gốc để so sánh: + K hi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước. + Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng kho ảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước. 10
  12. Chuyên đề tốt nghiệp + K hi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức thực tế với mức hợp đồng. - Đ iều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: + Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu + Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu + Đ ảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị. - Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh: + X ác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. + Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. + Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích. a. So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ. b. So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. c. So sánh con số b ình quân - Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sau: Bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm của từng tổ, một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất. 11
  13. Chuyên đề tốt nghiệp - Số so sánh bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp. 2. Phương pháp loại trừ: là phương pháp xác đ ịnh xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng các loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. a. Phương pháp số chênh lệch K hái quát phương pháp x ác đ ịnh ảnh hưởng của các nhân tố số lượng và chất lượng như sau: Ảnh hưởng của các;nhân tố SL ở đầu kỳ = x Trị số của nhân tố;SL ở kỳ gốc b. Phương pháp thay thế liên hoàn Đ ây là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tục các yếu tố giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đ ổi. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng kinh tế nghiên cứu. Nó tiến hành đánh giá so sánh và phân tích từng nhân tố ảnh hưởng trong khi đó giả thiết là các nhân tố khác cố định. Do đó để áp dụng nó phân tích hoạt động kinh tế cần áp dụng một trình tự thi hành sau: - Căn cứ vào mối liên hệ của từng nhân tố đến đối tượng cần phân tích mà từ đó xây dựng nên biểu thức giữa các nhân tố - Tiến hành lần lượt để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. - Ban đ ầu lấy kỳ gốc làm cơ sở, sau đó lần lượt thay thế các kỳ phân tích cho các số cùng kỳ gốc của từng nhân tố. - Sau mỗi lần thay thế tiến hành tính lại các chỉ tiêu phân tích. Số chênh lệch giữa kết quả tính được với kết quả tính trước đó là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thay đổi số liệu đến đối tượng phân tích. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố tương đối tương đương với bản thân đối tượng cần phân tích. d. Phương pháp hiệu số % 12
  14. Chuyên đề tốt nghiệp Số chênh lệch về tỷ lệ % hoàn thành của các nhân tố sau và trước nhân tố với chỉ tiêu kế hoạch để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. 13
  15. Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II PH ÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẤM LỢP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẤM LỢP ĐÔNG ANH 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty N ăm 1980 được thành lập theo quyết định số 196 - BXD/TCC ngày 29/10/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng với tên gọi là: Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải. Trụ sở chính của công ty đóng tại Km23, quốc lộ 3, thị trấn Đông Anh, Hà Nội. Q uá trình hình thành và phát triển của công ty có thể khái quát qua các giai đoạn sau: G iai đoạn I (1980 - 1984): Với tên gọi là xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng liên hiệp thi công cơ giới. Thời kỳ này nền kinh tế nước ta chưa đ ổi mới, vẫn là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, công ty được liên hiệp giao cho nghĩa vụ và quyền hạn kinh doanh vật tư và sản xuất theo chỉ tiêu của liên hiệp giao cho và luôn luôn hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra của cấp trên. G iai đoạn II (1985 - 1989): Xí nghiệp chuyển sang tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, với nghĩa vụ chính là hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu ngành nghề. Theo quy định ban đầu là tổ chức tiếp nhận và cung ứng vật tư thiết bị phục vụ cho toàn liên hiệp. G iai đoạn III (1989 - 1998): Thời kỳ đầu của giai đoạn này nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp phải tự tìm đầu vào và đầu ra sản phẩm của mình, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do đó xí nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả vật tư theo giá thị trường, vận tải gặp rất nhiều khó khăn vì máy móc, trang thiết bị lạc hậu, chi phí xăng dầu lên cao nhưng giá cước vẫn không 14
  16. Chuyên đề tốt nghiệp tăng (do phải cạnh tranh). Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển phù hợp với nền kinh tế đổi mới, giám đốc xí nghiệp đã bàn bạc với tập thể cán bộ xí nghiệp, được phép của tổng liên hiệp, mở rộng sản xuất bằng cách liên doanh với nhà máy tấm lợp Amiăng Ximăng Đồng Nai lắp ráp một dây chuyền sản xuất tấm lợp Amiăng và đồng thời xí nghiệp dùng vốn tự có mua sắm phương tiện vận tải phục vụ cho công tác sản xuất của xí nghiệp. N gày 20/02/1993 xí nghiệp được thành lập lại theo quyết định số 584/BXD - TCLĐ và đến tháng 1 năm 1996 xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải đổi thành xí nghiệp vật tư sản xuất vật liệu xây dựng Đông Anh và tổng liên hiệp thi công cơ giới đổi tên thành Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng thuộc Bộ xây dựng, với nhiệm vụ chính là sản xuất tấm lợp Amiăng Ximăng. Do biết chú trọng tốt đến các yêu cầu đòi hỏi của thị trường mà từ năm 1994 trở lại đây việc sản xuất tấm lợp của công ty trở n ên phát triển, làm ăn có lãi, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên công ty. G iai đoạn IV (từ 1999 đến nay): nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất tấm lợp AC có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Và những năm gần đây công ty đã không ngừng cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật đưa năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao và được khách hàng tín nhiệm. Công ty ngày càng đứng vững và phát triển không ngừng. Do đó, vào ngày 01/01/1999 theo quyết định số 1436 - QĐ/BXD ngày 28/12/1998 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty vật tư và sản xuất vật liệu xây dựng Đông Anh được cổ phần hoá thành công ty cổ phần. Công ty có tên gọi mới là: Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng và với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới để phù hợp với một công ty cô phần. Chuyển sang công ty cổ phần, công ty ngày càng đứng vững và không ngừng chú trọng về chất lượng sản phẩm sao cho sản phẩm ngày càng có chất lượng cao và được thị trường chấp nhận. Đồng thời giá thành ngày càng giảm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, sản phẩm tấm lợp của công ty 15
  17. Chuyên đề tốt nghiệp đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004. 2. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của công ty: 2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty: Từ khi cổ phần hoá, để phù hợp với luật công ty (cũ) về công ty cổ phần, công ty đã có sự tổ chức lại bộ máy quản lý (trên cơ sở bộ máy quản lý cũ), thêm một số bộ phận nhưng vẫn theo nguyên tắc: đơn giản, gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao nhất mà vẫn theo quy định của pháp luật. N gày 01/01/1999 công ty được cổ phần hoá với số vốn điều lệ là 9.338.200.000đ. Trong đó + Vốn của nhà nước là: 4.361.900.000đ (chiếm 47,5%) + Vốn cổ đông là: 4.976.300.000đ (chiếm 52,5%). Số lượng cổ đông của công ty là 495 cổ động. Mệnh giá cổ phần 100.000đ. Số cán bộ của công ty năm 1999 là 480 người. Trong đó nhân viên quản lý là 50 người. Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên chức là: 1.017.232đ/tháng. V iệc thực hiện chế độ trả lương hiện này ở công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Ngoài ra công ty còn áp dụng chế độ tiền thưởng. 16
  18. Chuyên đề tốt nghiệp Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện trong sơ đồ sau Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó giám đốc Đội phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phân Phân tổ KCS xưởn xưởn công tài kinh xe nghệ chính doanh chức g s ản g s ản vận kế tiếp cơ xuất xuất tải và hành toán thị chính đ iệ n t ấm tấ m đ ội lợp lợp xây l ắp AC kim Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Cty cổ phần tấm lợp-VLXD Đông Anh Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân và phòng ban trong công ty: + Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty đ ể quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công ty (từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông), có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng ban quản trị, của giám đốc công ty. + Ban kiểm soát: ban kiểm soát của công ty gồm 3 thành viên, hoạt động độc lập theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình được quy định tại điều lệ của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và tổng giám đốc. 17
  19. Chuyên đề tốt nghiệp + Tổng giám đốc: là người do hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là đ ại diện theo pháp luật của công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đổng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với các quyết định, điều lệ của công ty. + Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Được Tổng giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều hành các ho ạt động chuyên trách của công ty, giúp Tổng giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty, cân đối nhiệm vụ, kế hoạch giao cho các phân xưởng, đội chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng. + Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và thống kê, đ ồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cấp trên, cơ quan thuế và các đối tượng khác. + Phòng tổ chức - hành chính: có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế… cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội quy, quy chế, kỷ luật lao động… + Phòng công nghệ điện: có nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý kỹ thuật máy móc điện và các thiết bị khác. + Phòng kinh doanh tiếp thị: tìm nguồn hàng, lập kế hoạch ký kết các hợp đồng kinh tế về cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Phòng kinh tế kế hoạch: tham mưu cho Tổng giám đốc kế hoạch xây dựng sản xuất, kỹ thuật, tài chính, đời sống… xây dựng dự án, kế hoạch giá thành các công trình… + Phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm): chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện quy định, pháp 18
  20. Chuyên đề tốt nghiệp luật nhà nước, quyết định và chỉ thị của cơ quan cấp trên về kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC (PXTLAC): là một phân x ưởng của công ty chuyên sản xuất tấm lợp Amiăng Ximăng. + Đội xe vận tải và đội xây lắp: làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu Amiăng Ximăng và vận chuyển tấm lợp theo yêu cầu khách hàng. Chuyên xây dựng và lắp đặt mới theo đơn đặt hàng. 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất: Từ ngày thành lập và ho ạt động đến này, công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng của xã hội. Trong thời buổi cạnh tranh kinh tế thị trường, công ty đã không ngừng cải tiến máy móc thiết bị và mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Công ty đ ã lắp đặt dây chuyền sản xuất với quy trình công nghệ khép kín. Từ khi đ ưa nguyên vật liệu vào đến khi thành sản phẩm làm giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu, khối lượng thành phẩm sản xuất trong một ca là lớn, chu kỳ để tạo ra một sản phẩm là tương đối ngắn, điều này dẫn đến năng suất lao động, sản lượng và vốn lưu động tăng. 19
nguon tai.lieu . vn