Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO * Họ và tên học viên Nguyễn Thùy Trang * LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG năm-2013 NGUYỄN THÙY TRANG QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG * Ngành: Kiến Trúc LUẬN VĂN THẠC SỸ * Năm 2016 Ngành : Kiến Trúc Hà Nội - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Nguyễn Thùy Trang QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành : Kiến Trúc Mã số: 60.58.01.02 CB hướng dẫn: TS.KTS Phạm Đình Tuyển Hà Nội - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thùy Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Xây Dựng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Đào tạo Sau đại học, của các Thầy cô giáo đã giảng dạy giúp tôi có thêm kiến thức và hành trang phục vụ công tác và nghề nghiệp của mình. Sau quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Để có thể hoàn thành được Luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. KTS Phạm Đình Tuyển, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học đã cho tôi những lời khuyên quý giá, các Thầy cô giáo trong Bộ môn Kiến trúc Công nghiệp Trường Đại học Xây Dựng đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ hết lòng để tôi có thể hoàn thành Khóa học và bảo vệ thành công Luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
  5. I MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết chọn đề tài luận văn. .....................................................................1 2. Mục đích của luận văn ......................................................................................2 3. Mục tiêu của luận văn .......................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .............................................................2 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...............................................3 6. Kết quả đạt được ...............................................................................................3 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ...............................5 1.1. Tình hình chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi trên thế giới .................5 1.1.1.Tình hình chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi ở một số nước trên thế giới…………………… .................................................................................................. 5 1.1.1.1. Đức……............................................................................................................. 5 1.1.1.2. Australia ............................................................................................................ 8 1.1.1.3. Đan Mạch ......................................................................................................... 9 1.1.2. Một số mô hình chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi trên thế giới…… 12 1.1.2.1. Các loại hình chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi trên thế giới…… .. 12 1.1.2.2. Một vài ví dụ minh họa về các công trình chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi trên thế giới ..................................................................................................... 13 1.2. Tình hình chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi ở Việt Nam...... ... …..17 1.2.1. Tổng quan chung về người cao tuổi ở Việt Nam ........................................... .17 1.2.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ............................................................................... 17 1.2.1.2. Đời sống gia đình, văn hóa và tinh thần của người cao tuổi ...................... 19
  6. II 1.2.1.3. Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi .................................... 19 1.2.1.4. Hoạt động kinh tế, thu nhập và tình trạng nghèo của người cao tuổi…… . 21 1.2.2. Kết quả điều tra xã hội học tại một xã điển hình vùng nông thôn Đồng bằng sông Hồng…… ............................................................................................................ .22 1.3. Những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu. .....................................................23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ...................................................................24 2.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng ....................24 2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 24 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 25 2.2. Cơ sở dân số NCT các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng ..............26 2.3. Đặc điểm ngôi nhà truyền thống khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng..........................................................................................................................26 2.3.1. Đặc trưng kiến trúc truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng ...................... 26 2.3.2. Đặc trưng phong cách kiến trúc nhiệt đới ........................................................ 27 2.4. Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi. .............................................................28 2.4.1. Đặc điểm sinh lý ................................................................................................. 28 2.4.2. Đặc điểm tâm lý ................................................................................................. 29 2.5. Chủ trương – chính sách Nhà nước trong việc chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi. .........................................................................................................30 2.5.1. Nhóm chính sách An sinh xã hội ...................................................................... 30 2.5.1.1. Đối với Bảo hiểm xã hội ................................................................................. 30 2.5.1.2. Đối với Bảo hiểm Y tế .................................................................................... 32 2.5.1.3. Đối với Trợ cấp xã hội ................................................................................... 33
  7. III 2.5.2. Nhóm chính sách về thể chế, tổ chức ............................................................... 34 2.5.3. Kế hoạch hoạt động của Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2016 – 2025……….. .............................................................................................................. 34 2.5.4. Một số cơ sở pháp lý liên quan đến người cao tuổi......................................... 35 2.6. Cơ sở chức năng của hệ thống chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi. ..36 2.6.1. Trạm y tế xã ....................................................................................................... 36 2.6.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ, nguồn nhân lực Trạm y tế xã ..................................... 36 2.6.1.2. Các không gian chức năng chính trong Trạm y tế xã .................................. 37 2.6.2. Nhà dưỡng lão .................................................................................................. 38 2.6.2.1. Khái niệm, nguồn nhân lực Nhà dưỡng lão ................................................... 38 2.6.2.2. Các không gian chức năng chính trong Nhà dưỡng lão ............................... 38 2.6.3. Hệ thống chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi ...................................... 40 2.7. Một số kích thước tiêu chuẩn đối với công trình dành cho người khuyết tật ...................................................................................................................................41 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI CÁC XÃ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ...............................................................................43 3.1. Quan điểm chung về việc quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. ............43 3.2. Giải pháp về Quy hoạch hệ thống mạng lưới chăm sóc y tế & đời sống NCT………………………………………………………………………………..43 3.2.1. Phân bố Nhà dưỡng lão theo từng xã/huyện .................................................... 43 3.2.2. Phân bố Nhà dưỡng lão theo cụm xã ............................................................... 44 3.2.3. Nhà dưỡng lão gắn với Trạm y tế xã/ Bệnh viện Huyện ................................ 44 3.2.4. Nhà dưỡng lão tồn tại độc lập ........................................................................... 44
  8. IV 3.2.5. Các mô hình hoạt động của hệ thống ............................................................... 45 3.3. Giải pháp về Quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi ..........................................................................................................45 3.3.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng ............................................................................ 45 3.3.2. Xác định quy mô tối thiểu Nhà dưỡng lão ...................................................... .45 3.3.3. Quy hoạch tổng mặt bằng Nhà dưỡng lão ....................................................... 46 3.3.3.1. Các dạng bố cục tổng mặt bằng Nhà dưỡng lão .......................................... 46 3.3.3.2. Thiết kế giao thông trong tổng mặt bằng Nhà dưỡng lão............................ 48 3.3.3.3. Thiết kế cảnh quan trong tổng mặt bằng Nhà dưỡng lão ........................... 48 3.4. Giải pháp về công trình kiến trúc. ..................................................................50 3.4.1. Giải pháp tổ hợp không gian .............................................................................. 50 3.4.1.1. Giải pháp mặt bằng ......................................................................................... 51 3.4.1.2. Hình khối công trình ....................................................................................... 51 3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................ 52 3.4.3. Giải pháp về không gian, trang thiết bị nội thất cho NCT.. ............................ 52 3.5. Giải pháp về đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. ....................................55 3.5.1. Giải pháp đầu tư ................................................................................................ 55 3.5.2. Giải pháp quản lý xây dựng .............................................................................. 55 3.5.3. Giải pháp vận hành ............................................................................................ 56 KẾT LUẬN. .............................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .....................................................................................60 PHỤ LỤC. ................................................................................................................62 Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra đời sống và sức khỏe người cao tuổi xã Thi Sơn – Huyện Kim Bảng – Tỉnh Hà Nam ............................................................................... 62 Phụ lục 2. Các sơ đồ tóm tắt luận văn ......................................................................... 66
  9. V DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam. ....................................71 Bảng 1.2: Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi theo lứa tuổi. .............................72 Bảng 1.3: Tỷ lệ nghèo của người cao tuổi Việt Nam................................................72 Bảng 2.1: Bảng thống kê dân số các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2011 ...74 Bảng 3.1: Chỉ tiêu diện tích tối thiểu các nhóm phòng và khối chức năng cơ bản đề xuất trong nhà dưỡng lão ..........................................................................................81 Bảng 3.2: Kinh phí đầu tư xây dựng dự kiến ............................................................85 Bảng 3.3: Kinh phí hoạt động dự kiến ......................................................................85 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khu nhà ở kết hợp nông trại thẳng đứng dành cho người cao tuổi ở Singapore. ..................................................................................................................70 Hình 1.2: Viện dưỡng lão Caritas, Leoben, Austria. ................................................70 Hình 1.3: Viện dưỡng lão tại chù Ji Xiang, Fujian, Trung Quốc. .............................70 Hình 1.4: Viện dưỡng lão Pont – sur – Yonne, Pháp ................................................70 Hình 1.5: Khu nhà ở cho người cao tuổi, Alcacerdosal, Bồ Đào Nha ......................70 Hình 1.6: Tháp dân số Việt Nam qua các giai đoạn .................................................71 Hình 1.7: Phân bố dân số người cao tuổi theo tỉnh ...................................................71 Hình 1.8: Cơ cấu thu nhập hộ gia đình người cao tuổi. ............................................72 Hình 1.9: Một số kết quả điều tra xã hội học về người cao tuổi tại xã Thi Sơn – tỉnh Hà Nam .....................................................................................................................73 Hình 2.1: Vị trí địa lý vùng Đồng bằng sông Hồng. .................................................74 Hình 2.2: Tháp dân số Việt Nam năm 2011 .............................................................74 Hình 2.3: Biểu đồ minh họa cơ sở dân số NCT các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng .................................................................................................................74 Hình 2.4: Minh họa đặc trưng kiến trúc truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng. ...................................................................................................................................75 Hình 2.5: Minh họa nhà ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. .........................75
  10. VI Hình 2.6: Minh họa đặc trưng phong cách kiến trúc nhiệt đới. ................................75 Hình 2.7: Các không gian chức năng chính của Trạm y tế xã. .................................77 Hình 2.8: Minh họa mặt bằng và một số không gian chức năng Trạm y tế xã .........77 Hình 2.9: Các không gian chức năng chính của Nhà dưỡng lão ...............................78 Hình 2.10: Minh họa mặt bằng và một số không gian chức năng Nhà dưỡng lão. ..78 Hình 2.11: Kích thước tiêu chuẩn của xe lăn dành cho người khuyết tật. ................79 Hình 2.12: Kích thước đường dốc tiêu chuẩn cho người khuyết tật .........................79 Hình 2.13: Kích thước hành lang tiêu chuẩn cho người khuyết tật ..........................79 Hình 2.14: Kích thước cửa ra vào, cửa sổ tiêu chuẩn cho người khuyết tật. ............79 Hình 2.15: Kích thước thang bộ - thang máy tiêu chuẩn cho người khuyết tật. .......79 Hình 2.16: Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn cho người khuyết tật. .......................79 Hình 3.1: Minh họa mô hình phân bố nhà dưỡng lão theo từng xã/huyện. ..............80 Hình 3.2: Minh họa mô hình phân bố nhà dưỡng lão theo cụm xã...........................80 Hình 3.3: Minh họa mô hình nhà dưỡng lão gắn với Trạm y tế xã/ Bệnh viện Huyện ...................................................................................................................................80 Hình 3.4: Minh họa mô hình nhà dưỡng lão tồn tại độc lập. ....................................80 Hình 3.5: Minh họa phương án công trình nằm giữa khu đất xây dựng ...................81 Hình 3.6: Minh họa phương án công trình nằm về một góc khu đất xây dựng. .......81 Hình 3.7: Minh họa phương án công trình nằm về hai bên khu đất xây dựng .........81 Hình 3.8: Minh họa phương án công trình nằm phân tán tự do. ...............................81 Hình 3.9: Minh họa yếu tố cây xanh – mặt nước trong thiết kế cảnh quan nhà dưỡng lão. .............................................................................................................................82 Hình 3.10: Minh họa yếu tố không gian mở - kiến trúc nhỏ trong thiết kế cảnh quan nhà dưỡng lão ............................................................................................................82 Hình 3.11: Minh họa yếu tố đường dạo trong thiết kế cảnh quan nhà dưỡng lão. ...82 Hình 3.12: Minh họa yếu tố trang thiết bị - vật liệu trong thiết kế cảnh quan nhà dưỡng lão. ..................................................................................................................82 Hình 3.13: Minh họa loại nhà hành lang bên ............................................................83 Hình 3.14: Minh họa loại nhà hành lang giữa ...........................................................83
  11. VII Hình 3.15: Minh họa loại nhà kết hợp hành lang bên và hành lang giữa .................83 Hình 3.16: Minh họa loại nhà có sân trong ...............................................................83 Hình 3.17: Minh họa loại nhà chia thành từng cụm..................................................83 Hình 3.18: Minh họa về hình khối công trình nhà dưỡng lão ...................................83 Hình 3.19: Minh họa về các giải pháp kỹ thuật trong công trình nhà dưỡng lão .....84 Hình 3.20: Minh họa về yếu tố màu sắc trong không gian nội thất dành cho người cao tuổi. .....................................................................................................................84 Hình 3.21: Minh họa về yếu tố vật liệu trong không gian nội thất dành cho người cao tuổi. .....................................................................................................................84 Hình 3.22: Minh họa về thông gió chiếu sáng trong không gian nội thất dành cho người cao tuổi. ...........................................................................................................84 Hình 3.23: Minh họa về trang thiết bị nội thất dành cho người cao tuổi ..................84
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết chọn đề tài luận văn. Già hóa dân số là vấn đề lớn mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số nước ta đã đạt 10,5% vào năm 2011, tức là cơ cấu dân số chính thức bước vào giai đoạn “ già hóa”. Số người cao tuổi (NCT) tăng nhanh đòi hỏi sự chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần rất lớn. Việc chăm sóc và tạo điều kiện sống tốt nhất cho NCT là trách nhiệm của nhà nước, gia đình, cộng đồng, đặc biệt trở nên cần thiết trong một xã hội bước vào thời kỳ dân số già. Ở Việt Nam hiện nay đang xuất hiện một số mô hình chăm sóc người cao tuổi. Mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT đã xuất hiện tại các thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc NCT ở các đô thị bởi tại đây, gia đình NCT có nhiều điều kiện về kinh tế và cũng thiếu thời gian để chăm sóc NCT. Do đó, họ cần đến một nơi có thể chăm sóc người cao tuổi thay thế các thành viên trong gia đình. Đây hoàn toàn là mô hình tư nhân và hình thức tham gia tự nguyện. Cá nhân NCT và gia đình phải chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình sinh sống tại trung tâm, do đó, rất khó để có thể thu hút nhiều người cao tuổi bởi không phải người cao tuổi nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để chi trả cho các chi phí. Đối với khu vực nông thôn – nơi tập trung đa số NCT ở nước ta, đời sống NCT còn vô cùng khó khăn. Thực tế cuộc sống các hộ gia đình thay đổi nhanh chóng từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình “ khuyết thế hệ”. Lí do dẫn đến tình trạng trên là việc di cư của một bộ phận lớn người lao động trẻ và trung niên đi xuất khẩu lao động, lên các tỉnh, thành phố để mưu sinh. Vì vậy, ngày càng có nhiều người cao tuổi ở nông thôn sống cô đơn, không được chăm sóc đầy đủ về y tế & đời sống. Cuộc sống NCT neo đơn, cần hỗ trợ tại nông thôn hiện đang được phó mặc hoàn toàn cho gia đình & xã hội – các tổ chức từ thiện. Một số mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng cũng đang được triển khai ở các khu vực nông thôn, song vẫn còn là những hoạt động nhỏ lẻ, chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, đối với những khu vực nông thôn, việc chăm sóc đời sống và sức khỏe NCT luôn là những vấn đề không chỉ ở hiện tại, mà còn là của tương lai khi xu
  13. 2 hướng dân số đang già hóa. Đó thực sự là vấn đề xã hội của NCT và áp lực rất lớn đối với chính sách An sinh xã hội (ASXH) của Nhà nước.Việc chăm sóc NCT cần có sự kết hợp giữa Nhà nước – Gia đình – Xã hội, trong đó Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo. Hơn nữa, hệ thống dữ liệu thông tin người cao tuổi hiện tại, đa phần vẫn dựa trên việc quản lý thủ công hành chính. Việc chưa có được một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất mang tính đại diện quốc gia về NCT đang gây khó khăn không nhỏ cho việc khai thác, nghiên cứu chuyên sâu về NCT, cũng như đưa ra những chính sách can thiệp tốt nhất phục vụ nhu cầu NCT. Vì thế luận văn “Quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng ” là việc làm cần thiết trong lúc này. 2. Mục đích của luận văn: Nâng cao chất lượng sức khỏe và đời sống người cao tuổi ở các vùng nông thôn. 3. Mục tiêu của luận văn: - Đánh giá thực trạng người cao tuổi ở các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). - Xác định cơ sở khoa học cho việc thành lập hệ thống chăm sóc y tế và đời sống (CSYT & ĐS) người cao tuổi khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng. - Đề xuất các giải pháp then chốt để quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi khu vực nông thôn ĐBSH. - Là tài liệu tham khảo về tổ chức, quản lý hệ thống chăm sóc y tế và đời sống người cao tuổi khu vực nông thôn ĐBSH nói riêng và các khu vực nông thôn ở Việt Nam nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: - Phương pháp điều tra xã hội học: Khảo sát điều tra thực trạng đời sống NCT tại một số xã nông thôn ĐBSH : điều kiện nhà ở, tình trạng thu nhập, sức khỏe, sinh hoạt văn hóa, đời sống tâm lý, nguyện vọng… - Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn qua báo đài, internet để từ đó rút ra các đánh giá phục vụ cho
  14. 3 hướng nghiên cứu và không để luận văn trùng lặp với các hướng nghiên cứu trước đã đi. - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực lão khoa để đưa ra định hướng tốt nhất cho luận văn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu : hệ thống chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi Phạm vi nghiên cứu : các xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng 6. Kết quả đạt được: Đưa ra được lý luận chứng minh sự cần thiết cho việc quy hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc y tế & đời sống NCT các xã nông thôn vùng ĐBSH, để từ đó vạch ra các phương hướng chiến lược thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng sống của NCT ở các khu vực nông thôn.
  15. 4 7. Cấu trúc của luận văn:
  16. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂM SÓC Y TẾ & ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.1. Tình hình chăm sóc y tế & đời sống người cao tuổi trên thế giới 1.1.1. Tình hình chăm sóc y tế & đời sống NCT ở một số nước trên thế giới 1.1.1.1. Đức  Người cao tuổi tích cực và độc lập Tại Đức khoảng một phần tư dân số trên 60 tuổi. Vì tỷ lệ sinh thấp trong một thời gian dài và đồng thời tuổi thọ trung bình cũng tăng nên Đức là nước có tỷ lệ người cao tuổi đứng thứ ba thế giới sau Nhật Bản và Italia. Hình thức sống và phong cách sống của họ cũng đã thay đổi nhiều và đa dạng hơn trong những thập niên qua. Đa số NCT ngày nay sống độc lập. Họ tích cực tham gia hoạt động xã hội, duy trì quan hệ với con cái và họ hàng và đa số vẫn đủ sức khỏe để tiếp tục một cuộc sống tự chủ và tự kiến tạo thời gian của mình. Về tài chính cuộc sống của những người cao tuổi được bảo đảm một cách chu đáo. Cuộc cải cách lương hưu năm 1957 đã dần dần tạo điều kiện cho người về hưu được hưởng sự phồn vinh. Tuy chưa hoàn toàn loại bỏ được tình trạng nghèo khổ trong những người cao tuổi, nhưng nguy cơ nghèo hóa trong họ thấp hơn so với những người ở độ tuổi khác trong xã hội. Tuy hình thức sống tam đại đồng đường dưới một mái nhà rất hiếm khi xảy ra, nhưng giữa con cái trưởng thành và cha mẹ, giữa ông bà và cháu vẫn thường xuyên có mối quan hệ tình cảm mạnh mẽ. Một dự án mẫu của Chính phủ liên bang muốn tiếp tục tăng cường và củng cố sự gắn kết giữa các thế hệ. Theo đó cho đến nay gần như mỗi một huyện và một thị trấn ở Đức đều xây dựng được một ngôi nhà có nhiều thế hệ. Trên toàn liên bang có 15.000 người tích cực tham gia hoạt động trong 500 ngôi nhà được tài trợ xây dựng như vậy. Những ngôi nhà đó là đầu mối, là mạng lưới và là trung tâm tư vấn các vấn đề gia đình, hỗ trợ sức khỏe, phòng tránh khủng hoảng gia đình và lập kế hoạch trợ giúp. Trên thế giới, Đức thuộc số những nước có hệ thống chăm sóc y tế tốt nhất.
  17. 6 Một mạng lưới bệnh viện, phòng khám bệnh và cơ sở y tế rộng khắp bảo đảm mọi người đều được chăm sóc y tế. Với hơn bốn triệu nhân công, ngành y tế cũng là ngành tạo nhiều việc làm nhất nước Đức. 10,4 % GDP được chi cho y tế, nhiều hơn 1,5 % so với mức trung bình của các nước OECD.  Mô hình bảo hiểm chăm sóc dài hạn ở Đức Mô hình bảo hiểm chăm sóc dài hạn ở Cộng hòa liên bang Đức được thành lập vào năm 1995 và là trụ cột thứ 5 trong hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức. Đây là chính sách bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động và bao trùm lên toàn bộ người dân – những người cần được trợ giúp như người cao tuổi, người khuyết tật. Theo Bộ Y tế liên bang năm 2013, 28,8% số người trong độ tuổi từ 80 cần đến trợ giúp từ loại hình dịch vụ này; 4,2% những người trong độ tuổi từ 60-80 có nguy cơ cần đến trợ giúp này và con số này ở nhóm người dưới 60 tuổi là thấp nhất với 0,7%. Như vậy, nhóm người cần nhận đươc sự trợ giúp này là nhóm người già trong xã hội. Theo số liệu thống kê, tính đến 2013 có hơn 2,55 triệu người ở Đức được bao phủ bởi quỹ bảo hiểm chăm sóc dài hạn. Trong đó, khoảng 0,77 triệu trong số này sống tại các bệnh xá, nhà an dưỡng với 12.400 viện dưỡng lão và khoảng 661.000 nhân viên chăm sóc; khoảng 1,77 triệu còn lại được chăm sóc tại nhà bởi người thân, hàng xóm, tình nguyện viên hoặc các nhân viên chăm sóc (trong đó khoảng 576.000 người sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà với khoảng 12.300 tổ chức dịch vụ chăm sóc tại nhà và 291.000 nhân viên chăm sóc).  Các mức độ chăm sóc: Mức 0: Nếu người bệnh có chứng mất trí liên quan đến mất khả năng, khuyết tật và các hoạt động hàng ngày của họ có một vài khó khăn ngay cả khi sự chăm sóc cơ bản và nhu cầu giúp đỡ tại nhà không đủ tiêu chuẩn ở mức I thì họ vẫn có thể nhận được sự chăm sóc. Mức I: Mức độ “cân nhắc” cần được chăm sóc (Considerable need of care): Việc cân nhắc nhu cầu chăm sóc diễn ra khi người đó cần sự giúp đỡ ít nhất 1 giờ/ ngày với ít nhất 2 hoạt động từ 1 hoặc nhiều loại hoạt động (vệ sinh cá nhân, ăn uống hoặc đi lại). Người đó cũng cần được giúp đỡ trong một vài giờ/ tuần với việc nhà. Họ cần trung bình 90 phút giúp đỡ hàng ngày cho hoạt động chăm sóc cơ bản
  18. 7 và việc nhà. Người chăm sóc của họ phải cần nhiều hơn 45 phút để thực hiện các nhu cầu trên. Mức II: Mức độ cần được chăm sóc (Severe need of care): Mức độ cần được chăm sóc diễn ra khi người đó cần sự giúp đỡ ít nhất 3 lần/ ngày với những chăm sóc cơ bản (vệ sinh cá nhân, ăn uống và đi lại). Hơn nữa, họ cần một khoảng thời gian giúp đỡ/ tuần với việc nhà. Họ cần trung bình ít nhất 3 giờ giúp đỡ hàng ngày của tuần cho chăm sóc cơ bản và việc nhà. Người chăm sóc cần ít nhất 2 giờ cho các hoạt động chăm sóc cơ bản này. Mức III: Mức cần được chăm sóc cao nhất (Extreme need of care): Mức này diễn ra khi người bệnh cần sự giúp đỡ suốt ngày đêm (hàng ngày). Họ cũng cần một vài thời gian giúp đỡ/ tuần cho việc nhà. Họ cần trung bình ít nhất 5 giờ giúp đỡ hàng ngày cho các chăm sóc cơ bản (vệ sinh cá nhân, ăn uống và đi lại) và việc nhà. Người chăm sóc cần ít nhất 4 giờ cho việc thực hiện các công việc này. Trường hợp đặc biệt (hardship cases): Họ cần ít nhất 6 giờ giúp đỡ hàng ngày, tối thiểu 3 giờ ban đêm. Nếu họ sống trong căn hộ cần chăm sóc toàn thời gian, thời gian để chăm sóc có thể phải phải cân nhắc đến vấn đề tài chính.  Các hình thức chăm sóc : Mô hình chăm sóc tại nhà: Phúc lợi của chăm sóc dài hạn được chấp nhận dựa trên mức độ cần được chăm sóc của họ và xem xét việc chăm sóc tại nhà hay tại cơ sở chăm sóc sức khỏe. “Người cung cấp” chính của việc chăm sóc dài hạn luôn luôn là gia đình họ. Đây là những điều tốt bởi hầu hết những người cần được chăm sóc dài hạn muốn sống với gia đình họ và họ quen thuộc với những gì xung quanh. Do đó, chăm sóc tại nhà phải được ưu tiên hơn là chăm sóc tại các trung tâm. Quy định pháp luật vì thế cũng tập trung vào việc hỗ trợ để cải thiện điều kiện cho việc chăm sóc tại nhà và chia sẻ gánh nặng với những người chăm sóc. Lợi ích chăm sóc tại nhà được cân nhắc thông qua mức độ cần được chăm sóc. Những người thuộc diện chăm sóc dài hạn có thể lựa chọn giữa việc nhận được gói chăm sóc bằng vật chất và gói hỗ trợ bằng tiền. Trong trường hợp không thể tiến hành chăm sóc tại nhà hoặc nếu cần đến các yếu tố bổ xung cho việc chăm sóc tại nhà, họ có thể nhận được những sự chăm sóc bán thời gian tại cơ sở chăm sóc sức khỏe trong khả năng
  19. 8 cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày và ban đêm. Nếu điều đó không đủ để đảm bảo nhu cầu của họ, họ cũng có thể tham gia vào một điều kiện chăm sóc ngắn hạn. Trong trường hợp đó, bảo hiểm chăm sóc dài hạn sẽ bảo đảm xác định chi phí của dịch vụ chăm sóc cơ bản, dịch vụ xã hội và trị liệu trong thời gian chăm sóc ban ngày và ban đêm. Chăm sóc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe: Nếu người bệnh yêu cầu được chăm sóc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, Bảo hiểm chăm sóc dài hạn sẽ chi trả cho khoản chi phí chăm sóc cơ bản, hỗ trợ xã hội và trị liệu theo như mức mà người bệnh cần được chăm sóc. Mức chỉ trả này tăng dần theo cấp độ cần được chăm sóc của người bệnh. Mức chi trả bảo hiểm chăm sóc dài hạn không thể vượt quá 75% chi phí phải trả cho các bệnh xá, viện dưỡng lão. Ngoài ra, cũng giống như chăm sóc tại nhà, người được chăm sóc có trách nhiệm chi trả cho chi phí ăn ở của họ tại các cơ sở chăm sóc. Nếu cá nhân người cao tuổi không thể chi trả các khoản này thì con cái họ được yêu cầu để chi trả. Trong trường hợp con cái họ cũng không thể thanh toán khoản chi phí này thì Quỹ an sinh xã hội được yêu cầu chi trả cho các chi phí. Mức chi phí mà người bệnh phải trả ít nhất 25% cho các chi phí ở bệnh xá. 1.1.1.2. Australia  An sinh xã hội hào phóng Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân Australia là 82 tuổi, cao hơn 2 tuổi so với mức trung bình của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trong chăm sóc sức khỏe, tất cả mọi người dân Australia đều được cấp một tấm thẻ, gọi là MEDICARE (trợ cấp y tế toàn dân bằng thuế). Thẻ này được cấp cho mỗi gia đình hoặc cho từng cá nhân riêng lẻ. Khi bị bệnh chỉ cần đưa thẻ Medicare là được bác sĩ gia đình khám bệnh miễn phí. Những NCT nghỉ hưu hoặc có thu nhập thấp sẽ được cấp một thẻ mua thuốc giảm giá. Với những món thuốc được trợ giá, người có thẻ giảm giá chỉ phải trả 5,90 AUD cho mỗi món thuốc, cho dù giá thực của nó có thể lên đến từ vài chục hay vài trăm AUD. Số tiền chênh lệch sẽ được Chính phủ bồi hoàn cho tiệm thuốc sau. Nếu phải nằm bệnh viện (công lập)
  20. 9 thì tất cả mọi chi phí khám bệnh, xét nghiệm, điều trị… đều được miễn cho tất cả mọi người. Những người không kiếm được việc làm hay đang có việc làm mà bị nghỉ việc thì sẽ được lĩnh tiền phụ cấp an sinh (chừng 300 AUD mỗi tuần cho mỗi người lớn cùng gia đình). Tiền phụ cấp này sẽ bị cắt một khi đã tìm được việc làm, tuy nhiên, nếu chưa có việc làm thì vẫn được lĩnh tiếp cho đến tuổi về hưu (sẽ chuyển qua lĩnh tiền hưu, tiền hưu cao hơn tiền thất nghiệp). Những người bị bệnh kinh niên không có khả năng làm việc hoặc đang đi làm mà bị bệnh phải nghỉ việc thì sẽ được phụ cấp tiền bệnh. Tiền phụ cấp này cao hơn tiền thất nghiệp và được lĩnh suốt đời. Hệ thống hưu trí của Australia thuộc vào hạng tốt nhất thế giới. Nếu đến tuổi già mà không có quỹ hưu trí cao theo quy định thì được lĩnh tiền hưu trí của Bộ An sinh xã hội (khoảng 350 AUD mỗi tuần cho một người) và nhiều khoản phụ cấp về điện, nước, phụ phí di chuyển... Ngoài ra, còn có nhiều phụ cấp khác dành cho người khuyết tật, bệnh kinh niên, người già… Phụ cấp để chăm sóc người bệnh, người khuyết tật... khá cao. 1.1.1.3. Đan Mạch Việc tổ chức chăm sóc người cao tuổi tại Đan Mạch đã được đơn giản hóa nhằm tránh sự hình thành của nhiều tổ chức cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cho phép gắn kết các hoạt động của các cơ quan có liên quan. Ngay từ năm 1992, các thành phố được chính phủ giao đảm nhận toàn bộ việc tổ chức chăm sóc người cao tuổi. Hiện nay, chính phủ còn đang cân nhắc khả năng giao cho các thành phố toàn bộ nguồn tài chính và quyền quản lý hệ thống các cơ sở y tế. Việc tổ chức như vậy cho phép đơn vị hành chính phi tập trung nhất (cấp thành phố) và gần gũi nhất với người cao tuổi đảm nhận toàn bộ các dịch vụ. Người Đan Mạch tin rằng ông thị trưởng và ê-kíp xung quanh là những người biết rõ hơn cấp trên của họ về các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc người già. Nguồn tài chính cũng do các thành phố đảm nhận nhờ vào nguồn thuế thu nhập mà địa phương thu được. Ngoài ra, các thành phố cũng nhận được tiền trợ cấp của
nguon tai.lieu . vn