Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN HUYỆN TÂN PHÚ TỈNH ĐỒNG NAI NGUYỄN THỊ THANH TRÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
  2. Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2008 ii
  3. Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, tr ường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khảo Sát Sự Hài Lòng Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai” do Nguyễn Thị Thanh Trúc, sinh viên khóa 2004, ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày TS. Đặng Minh Phương Người hướng dẫn, (chữ ký) Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo (chữ ký, họ tên) (chữ ký, họ tên) Ngày tháng năm Ngày tháng năm
  4. LỜI CẢM TẠ Trên hết con xin ghi ơn cha mẹ, anh chị với lòng biết ơn sâu sắc nhất. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quí thầy cô khoa Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm tạ và biết ơn thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô - chú, anh – chị cán bộ - nhân viên Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên, Ủy Ban Nhân Dân xã Nam Cát Tiên - Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể lớp Kinh tế Tài nguyên Môi trường khóa 30 đã động viên và góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Trúc
  5. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN THỊ THANH TRÚC. Tháng 07 năm 2008. “Khảo Sát Sự Hài Lòng và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai”. NGUYEN THI THANH TRUC. July 2008. “Survey The Satisfication of Travellers and Promoting Solutions to Develop Ecotourism at The Cat Tien National Park, Tan Phu District, Dong Nai Province”. Khóa luận thông qua việc khảo sát ý kiến của khách du lịch về các yếu tố như cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, thái độ của người dân và hướng dẫn viên c ủa v ườn quốc gia Cát Tiên để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp về phân vùng phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực từ dân địa phương, tổ chức lại phòng tiếp đón và xây dựng lại nhà nghỉ nằm ngoài vùng lõi để tránh gây ảnh hưởng đến sinh vật trong vườn. Sau khi khảo sát ý kiến khách du lịch về cách biết thông tin về vườn quốc gia Cát Tiên, tôi cũng có ý kiến đề xuất về việc quảng bá hình ảnh của vườn. Phát triển du lịch sinh thái luôn đi đôi với các hoạt động bảo vệ môi trường, vì thế khóa luận đã đề xuất xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học.
  6. iv
  7. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... x DANH MỤC PHỤ LỤC....................................................................................................... x CHƯƠNG I.......................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêunghiêncứu 2 1.2.1.Mục tiêuchung 2 1.2.2.Mục tiêucụ thể 2 1.3. Phạmvi nghiêncứu 3 1.4. Cấu trúccủa khóaluận 3 CHƯƠNG 2.......................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN....................................................................................................................... 4 2.1. Tổng quanđiều kiện tự nhiênkinh tế xã hội của Vườn Quốc gia Cát Tiên 4 2.1.1.Giới thiệu Vườn Quốc gia Cát Tiên 4 2.1.2.Các điều kiện tự nhiên 7 2.1.3.Đặc điểm kinh tế xã hội 10 2.2. Tài nguyênđadạng sinh học 11 2.2.1.Hệ thực vật 12 2.2.2.Hệ độngvật 13 2.3. Tài nguyênnhânvăn 15 2.4. Nhânsự của trungtâmDu lịch sinh thái và Giáo dục môi trường 17 2.5. Các tuyến thamquantrongVườn Quốc gia Cát Tiên 20 2.5.1.Các loại hình du lịch sinhthái ở Vườn Quốc gia Cát Tiên 20 2.5.2.Các tuyến thamquantrongVườn Quốc gia Cát Tiên 20 CHƯƠNG 3........................................................................................................................ 39 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................39 3.1. Cơ sở của việc hình thànhgiá trị của một tài nguyêndu lịch 39 3.1.1.Khái niệm DLST 39 3.1.2.Cơ sở của nguyêntắc du lịch sinhthái 27 3.1.3.Khái niệm về kháchdu lịch 28 3.1.4.Khái niệm tài nguyênDLST 28 3.1.5.Đa dạngsinhhọc 29 vi
  8. 3.2. Phương phápnghiêncứu 30 3.2.1.Phương phápthốngkê mô tả 30 3.2.2.Phương phápxử lý số liệu 30 3.2.3.Phương phápquansáttrực quanthực địa 30 3.2.4.Phương phápphântích 30 CHƯƠNG 4........................................................................................................................ 34 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................................ 34 4.1. Phântích thực trạngDLST hiện nay 34 4.1.1.Tình hình khai thácDLST của VQG Cát Tiên 34 4.1.2.Nhânlực 37 4.1.3.Tình hình liên kết của trungtâmDLST & GDMT 37 4.1.4.Hình thức quảngbá của trungtâmDLST & GDMT 39 4.2. Xác địnhcáctiềm năngDLST ở VQG Cát Tiên 40 4.2.1.Thuận lợi 40 4.2.2.Khó khăn 43 4.3. Khảo sátsự hài lòng của du kháchkhi đến với VQG Cát Tiên 45 4.3.1Mục đích chuyếnđi của khách 45 4.3.2.Hình thức biết thôngtin về VQG Cát Tiên 46 4.3.3.Khảo sátsự quantâm,mongđợi của kháchtrước khi đến với VQG Cát Tiên 48 4.3.4.Sự hài lòng của kháchvề VQG Cát Tiên 50 4.3.5.Sự mongđợi và dự địnhcủa kháchkhi quaytrở lại VQG Cát Tiên 54 4.4. Đề xuất giải pháppháttriển DLST tại VQG Cát Tiên 55 4.4.1.Phânvùngpháttriển du lịch 55 4.4.2.Pháttriển liên kết với nhàdân 56 4.4.3.Chiến lược phânphối 57 4.4.4. Đào tạo nguồnnhânlực 59 4.4.5.Cơ cấu phòngtiếp đón 61 4.4.6. Đảm bảo antoàn 65 4.4.7.Cơ chế chínhsáchcho cácnhàđầu tư 66 4.4.8.Đối với môi trường 66 CHƯƠNG 5........................................................................................................................ 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................ 68 5.1. Kết luận 68 5.2. Đề nghị 69 vii
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 70 PHỤ LỤC viii
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DLST & GDMT Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường IUCN Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature) TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy Ban Nhân Dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational, Scientific and Culrtural Organization) VND Việt Nam đồng VQG Vườn Quốc gia viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Bảng Bố Trí Nhân Sự của Trung Tâm DLST & GDMT...............................17 Bảng 4.1. Số Lượng Khách Du Lịch đến với VQG Cát Tiên .......................................32 Bảng 4.2. Doanh Thu từ Hoạt Động Du Lịch của VQG Cát Tiên ................................35 Bảng 4.3. Mục Đích Chuyến Đi của Khách....................................................................46 Bảng 4.4. Hình Thức Biết Thông Tin về VQG Cát Tiên của Du Khách ......................46 Bảng 4.5. Sự Quan Tâm của Khách Trước Khi đến VQG Cát Tiên ............................48 Bảng 4.6. Sự Hài Lòng của Khách Sau Khi đến VQG Cát Tiên ...................................50 Bảng 4.7. Chi Phí Đào Tạo Hướng Dẫn Viên từ Dân Địa Phương..............................60 Bảng 4.8. Dự Tính Một Số Khoản Mục Đầu Tư...........................................................64 ix
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới VQG Cát Tiên......................................................................5 .............................................................................................................................................39 Hình 3.1. DLST Được Tạo Thành Bởi Sự Thống Nhất và Bổ Sung của Du Lịch Học và Du Lịch Sinh Thái..........................................................................................................27 Hình 3.2. DLST Là Kết Tinh của Khoa Học, Du Lịch, Văn Hóa, Kinh Tế, Xã Hội và Hệ Sinh Thái Môi Trường Học.........................................................................................28 Hình 4.1. Biểu Đồ Số Lượng Khách đến VQG Cát Tiên...............................................33 Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Khách Quốc Tế và Khách Nội Địa....................34 Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu của Trung Tâm DLST & GDMT.................36 Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Quan Tâm của Du Khách ................................50 Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hài Lòng của Khách Du lịch.....................................53 Hình 4.6. Nhà Nghỉ Không Phù Hợp với Khung Cảnh DLST........................................53 Hình 4.7. Minh Họa Tổng Thể Cấu Trúc Cơ Sở Hạ Tầng Hiện Nay của Vườn.......62 Hình 4.8. Minh Họa Dự Kiến Xây Dựng Tổng Thể Nhà Nghỉ Ven Bờ Sông..............63 x
  13. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng Thống Kê Cơ Sở Hạ Tầng Nông Thôn Của Xã Nam Cát Tiên Phụ lục 2. Kế Hoạch Tham Quan Xã Tà Lài Phụ lục 3. Dự Kiến Ngân Sách Đầu Tư Dự Án Phát Triển DLST 2003- 2008 Phụ lục 4. Bản Câu Hỏi Du Khách đến VQG Cát Tiên Phụ lục 5. Bản Câu Hỏi Hộ Dân ở Khu Vực Ấp 4 – Xã Nam Cát Tiên Phụ lục 6. Hình Ảnh Các Tuyến Tham Quan x
  14. CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Du lịch trong thế kỷ XXI đang chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế của nhân loại và là ngành công nghiệp không khói lớn nhất thế giới. Kinh tế du l ịch thu hút được khoảng 17 triệu lao động ở vùng Đông Nam Á (chiếm 7,9% tổng lao động trong ngành du lịch của thế giới) và chiếm 9,9% tổng số lao động trong các ngành nghề. Du lịch tạo ra 10% tổng sản phẩm xã hội và 9% tổng sản phẩm quốc dân trong vùng Đông Nam Á. Lao động trong các họat động lữ hành và du lịch của thế giới tăng trưởng gấp 1,5 lần so với các lĩnh vực khác. Xuất phát từ sự nhận thức được lợi ích (bảo tồn tự nhiên, bảo tồn các giá tr ị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội .v.v.) của du lịch sinh thái (DLST), Liên Hiệp Quốc đã chọn năm 2002 làm năm quốc tế về DLST. Các nhà làm du lịch nhận định rằng nơi nào còn giữ được nhiều khu thiên nhiên tự nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút đ ược nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Mỹ, các khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du lịch, nhiều loại hình du l ịch đ ược hình thành như leo núi, thăm động vật hoang dã trong xe bảo vệ, theo dõi cuộc sống của các loài linh trưởng, ngắm nhìn các loài động thực vật biển. Gần đây, một số nước Châu Phi cũng rất chú trọng phát triển loại hình du lịch này. Ở một s ố n ước như Uganda, Nigiêria việc phát triển du lịch sinh thái được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2003, cả nước Việt Nam đã có 25 Vườn Quốc gia (VQG) và 115 khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập trong cả nước. Các khu
  15. bảo tồn thiên nhiên và các Vườn Quốc gia ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm họa bị tuyệt chủng. Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long .v.v. đặc biệt là đã có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền. Với các loại hình du lịch theo chuyến tham quan, tuyến được các Vườn Quốc gia khai thác tùy theo điều kiện của mỗi vùng. Duy nhất chỉ ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, du khách có thể quan sát được một số thú lớn như hươu, nai, lợn rừng, cầy, chồn , nhím, vào ban đêm. Vườn Quốc gia Cát Tiên bắt đầu thực hiện các hoạt động về DLST từ năm 1995 nhưng hiện nay vẫn còn ít người biết đến. Hoạt động khai thác du lịch vẫn chưa hết tiềm năng như các chưa khai thác các tuyến tham quan đã đ ược khảo sát, chưa tận dụng nhân lực từ cộng đồng, cũng như quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh của Vườn .v.v. Bên cạnh đó, các điều kiện của Vườn như cơ sở vật chất, lực lượng hướng dẫn viên, các dịch vụ ăn uống .v.v. chưa đáp ứng đ ược nhu cầu khách du lịch. Từ đó đặt ra cho chúng tôi câu hỏi liệu có thể phát triển du lịch sinh thái ở đây tốt hơn nữa được không? Trả lời cho câu hỏi này chính là hướng đ ề tài muốn hướng đến với tên đề tài: “Khảo sát sự hài lòng của du khách và đ ề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đ ồng Nai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng du lịch sinh thái hiện nay. - Khảo sát sự hài lòng của du khách. - Xác định các tiềm năng phục vụ du lịch sinh thái của Vườn. - Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái. 2
  16. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thống kê và những thông tin về đặc điểm kinh tế xã hội. Khảo sát sự mong đợi của khách về VQG Cát Tiên thông qua phỏng vấn một cách ngẫu nhiên khách du l ịch đ ến Vườn. Đồng thời tiến hành khảo sát thực địa và tìm hiểu thực tế ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đề tài nghiên cứu khu vực phía Nam của VQG Cát Tiên trên địa phận tỉnh Đồng Nai và một xã vùng đệm gần với trụ sở Vườn: xã Nam Cát Tiên, là xã nằm trên tr ục đường chính đến Vườn. Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2008 đến ngày 30/06/2008. Giới hạn đề tài: Đề tài về phát triển du lịch sinh thái là một đề tài rộng, liên quan nhiều vấn đề, nhiều cơ quan ban ngành. Tôi xin giới hạn ở mức lấy những ý kiến của du khách và khảo sát thực địa để đề ra các giải pháp phù hợp với nhân lực, vật lực hiện tại của Vườn trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường. 1.4. Cấu trúc của khóa luận Chương 1: Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Vườn Quốc gia Cát Tiên. Chương 3: Giới thiệu một số khái niệm về du lịch sinh thái, khách du l ịch, tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhân văn, đa dạng sinh học. Chương 4: Tiến hành phân tích các số liệu điều tra tìm ra nguyên nhân và đề ra một số giải pháp dựa trên nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái để thu hút khách du lịch đến với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Chương 5: Kết luận và dựa vào kết quả điều tra, phân tích đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển ngành du lịch sinh thái ở VQG Cát Tiên nói riêng và du lịch sinh thái ở các Vườn Quốc gia vùng Đông Nam Bộ nói chung. 3
  17. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Vườn Quốc gia Cát Tiên 2.1.1. Giới thiệu Vườn Quốc gia Cát Tiên a) Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Cát Tiên được hình thành từ 2 vùng riêng biệt bao gồm phần phía Bắc nằm ở huyện Bảo Lâm và huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng có ranh giới là phía Bắc và Tây Bắc trùng với ranh giới Tỉnh Đắk Nông, phía Đông trùng với ranh giới hành chính Thị trấn Đồng Nai và xã Lộc Bắc, phía Nam trùng ranh giới với xã Gia Viễn, huyện Cát Lộc, tỉnh Lâm Đồng; Phần phía Nam nằm ở huyện Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước có ranh giới phía Bắc trùng với ranh giới xã, huyện Bù Đăng, phía Đông Bắc có ranh giới trùng với ranh giới huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng; Phía Đông và Đông Nam là sông Đ ồng Nai, phía Nam và Tây Nam giáp xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Toạ độ địa lý: 11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc 107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông Phạm vi ranh giới tổng thể là phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Bình Phước; Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai); Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, và giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai).
  18. Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới VQG Cát Tiên Nguồn tin: Phòng Khoa học – Kỹ thuật VQG Cát Tiên b) Quá trình hình thành và phát triển Vườn Quốc gia Cát Tiên được đánh giá là điểm nóng về đa dạng sinh học, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tài nguyên động và thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Trong những năm chiến tranh, rừng ít bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học. Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được l ực l ượng Quân đội (Sư đoàn 600) thuộc Bộ Quốc phòng tiếp quản. Nhiệm vụ của lực lượng quân đội là đóng quân tại chỗ, tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau chiến tranh. Vào năm 1976, đồng chí Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm và làm việc ở Sư đoàn 600, đồng chí Tổng Bí thư đã thấy tài nguyên quý giá của khu r ừng và đ ề ngh ị đưa vào khu Bảo tồn. Chủ trương này đã được lãnh đạo Bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và 5
  19. các ngành chức năng, các nhà khoa học khẩn trương thực hiện, tiến hành điều tra quy hoạch, xây dựng Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật trình Chính Phủ. Ngày 7/7/1978, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 360 của Thủ tướng về việc thành lập Khu Rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định thành lập Hạt Kiểm Lâm Nam Bãi Cát Tiên làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu bảo tồn do một đồng chí Đ ại úy là Hạt Trưởng. Năm 1986, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai thành lập Ban Quản Lý Khu Rừng Cấm Nam Cát Tiên. Cũng vào thời điểm này, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định di dời toàn bộ lực lượng Quân đội đang đóng chân trong địa bàn ra khỏi Khu Bảo tồn. Ngày 13/1/1992, Thủ Tướng Chính phủ có Quyết định số 08 về việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích của Khu Bảo tồn Nam Cát Tiên của tỉnh Đồng Nai và chuẩn bị mở rộng thêm diện tích về phía tỉnh Lâm Đ ồng và tỉnh Bình Phước. Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 38 – 1998 của Thủ Tướng về việc chuyển giao Vườn Quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Tháng 12/1998, Vườn Quốc gia Cát Tiên được chính thức bàn giao trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và mở rộng với tổng diện tích là 71.920 ha. Vườn có con dấu riêng. Bộ máy tổ chức của Vườn: Giám đốc 1 người, Phó Giám đốc 2 người. Bộ máy giúp việc Giám đốc gồm có: phòng tổ chức hành chính; Phòng kế hoạch tài chính; Phòng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật. Các đơn vị trực thuộc Vườn: trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường: giám đốc 1 người, phó Giám đốc 2 người. Bên cạnh đó còn có hạt kiểm lâm, trạm y tế, văn phòng đại diện tại TP HCM và thành phố Biên Hòa (Đ ồng Nai). Ngày 10/11/2001, tổ chức UNESCO quốc tế đã công nhận Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu dư trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới, và cũng là khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam (sau khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ). Ngày 4/8/2005, Ban Thư ký công ước Ramsar quốc tế đã công nhận hệ sinh thái đất ngập nước Bàu Sấu là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thứ 149 của thế giới, đồng thời là vùng đ ất ngập nước Ramsar thứ 2 của Việt Nam. Trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng 6
  20. Nai, cách TP HCM khoảng 150 km theo quốc lộ 20. Trên đường đi từ TP HCM – thành phố Đà Lạt đến km 125 (thị trấn Tân Phú) rẽ trái theo con đ ường dài 24 km dẫn đến trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu bảo tồn có diện tích lớn nhất trong các khu r ừng đặc dụng ở Vi ệt Nam. c) Qui mô diện tích Vùng trung tâm (Core Zone) có diện tích 71.920 ha, trong đó phần diện tích thuộc đia phân tinh Lâm Đông là 27.850 ha. Phần đia phân tinh Đông Nai là 39.627 ha. ̣ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̉ ̀ Phần đia phân tinh Binh Phước có 4.443 ha. ̣ ̣ ̉ ̀ Vùng đệm (Buffer Zone) có diện tích là 251.445 ha. Thuộc địa bàn 36 xã và thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông. 2.1.2. Các điều kiện tự nhiên a) Đặc điểm về địa hình Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc chủ yếu ở phía Bắc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200- 600m, độ dốc 15- 20o, có nơi trên 30o. Địa hình là các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai. Kiểu địa hình trung bình sườn ít dốc ở phía Tây Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển từ 200- 300m, độ dốc 15- 20 o, độ chia cắt cao. Đây là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua, Đatapok. Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên. Độ cao so với mặt nước biển 130-150m, độ dốc 5- 7 o, độ chia cắt thưa. Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước- Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m. Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm đ ộ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130m, như các bàu nước Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu. VQG Cát Tiên có các kiểu địa hình đa dạng, phức tạp tạo cho khu vực những cảnh quan khác nhau, nhiều điểm thu hút khách bao gồm núi, thác, sông, suối, hang động, bàu nước. Địa hình đa dạng như thế nhưng hiện vẫn chưa được khai thác hết, còn hạn chế ở mức độ đi quanh quẩn xem cảnh quan trong Vườn và chèo xuồng trên 7
nguon tai.lieu . vn