Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRẦN VĂN HIỂN NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN ĐỘ CHẶT ĐẮP ĐẬP HỢP LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ - VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRẦN VĂN HIỂN NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN ĐỘ CHẶT ĐẮP ĐẬP HỢP LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số: 62 58 40 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Lê Văn Hùng 2. GS. TS. Lê Kim Truyền HÀ NỘI, NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận án Trần Văn Hiển i
  4. LỜI CÁM ƠN Sau thời gian thực hiện, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, thầy cô giáo, gia đình và các đồng nghiệp, luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu lựa chọn độ chặt đắp đập hợp lý trong điều kiện độ ẩm cao cho vùng Bắc Trung bộ Việt Nam” đã hoàn thành. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Đại học và Sau đại học, Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Thuỷ Lợi; Công ty CP tư vấn xây dựng Thủy lợi 2; Phòng thí nghiệm Las XD151 – HEC2; Ban QLĐTXD Thủy Lợi 4,5; Tổng công ty CP tư vấn xây dựng Thủy Lợi Việt Nam; Tổng công ty XD Thủy Lợi 4; Công ty CP tư vấn và XD Quảng Trị đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian thực hiện luận án. Tác giả xin đặc biệt cám ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS.Lê Văn Hùng, GS.TS.Lê Kim Truyền, các nhà khoa học, thầy cô giáo trong và ngoài trường đã hướng dẫn, góp ý, tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cám ơn gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè luôn bên cạnh khích lệ, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Mặc dù đã rất cố gắng, song luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong các nhà khoa học, thầy cô giáo chỉ bảo, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tác giả có thể hoàn thiện, tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài. Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận án Trần Văn Hiển ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 3 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 4 7. Cấu trúc luận án....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN ................... 5 1.1 Tổng quan về tình hình xây dựng đập đất đá ....................................................... 5 1.1.1 Khái quát về lịch sử phát triển xây dựng đập đất đá......................................... 5 1.1.2 Sự phát triển xây dựng đập đất đá trên thế giới ................................................ 6 1.1.3 Sự phát triển xây dựng đập đất đá ở Việt Nam ................................................ 8 1.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản thi công đập đất ............................................................ 9 1.2.1 Yêu cầu đối với đất đắp đập ............................................................................ 9 1.2.2 Yếu tố quyết định đến hiệu quả đầm chặt đất ................................................ 11 1.3 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu - Bắc Trung bộ [12] ............................. 15 1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .................................................................. 15 1.3.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn ........................................................................ 16 1.3.3 Đặc điểm địa hình địa mạo ............................................................................ 20 1.3.4 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình xây dựng đập ..................... 20 1.4 Quy hoạch phát triển thủy lợi và yêu cầu xây dựng đập đất đầm nén trong khu vực nghiên cứu .......................................................................................................... 21 1.5 Những nghiên cứu về đập đất ở Việt Nam ......................................................... 22 1.5.1 Khái quát ...................................................................................................... 22 1.5.2 Lựa chọn và điều chỉnh độ ẩm trong thi công ................................................ 24 1.5.3 Thi công đắp đập đất trong điều kiện độ ẩm cao ............................................ 25 1.6 Kết luận chương ................................................................................................ 26 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN ........................................................................................................ 28 2.1 Đất xây dựng ..................................................................................................... 28 2.1.1 Nguồn gốc hình thành ................................................................................... 28 2.1.2 Phân loại đất ................................................................................................. 28 2.1.3 Các đặc trưng cơ lý của đất ........................................................................... 32 2.1.4 Đất dính và một số tính chất đặc trưng .......................................................... 32 2.1.5 Tính hút ẩm của đất ....................................................................................... 42 iii
  6. 2.1.6 Lý thuyết phá hoại Mohr-Coulomb ............................................................... 44 2.1.7 Thấm của nước trong đất ............................................................................... 45 2.1.8 Áp lực nước lỗ rỗng và ứng suất hiệu quả ..................................................... 47 2.1.9 Các nghiên cứu về lún của đất ....................................................................... 50 2.2 Quan hệ dung trọng khô lớn nhất với độ ẩm ...................................................... 59 2.2.1 Lý luận về đầm chặt đất ................................................................................ 59 2.2.2 Kinh nghiệm chọn dung trọng và độ ẩm thi công đất hạt mịn của Borkievich 62 2.2.3 Kiến nghị chọn độ ẩm thi công của Phạm Văn Cơ, 1994 và một số tác giả ... 62 2.2.4 Lựa chọn độ ẩm và độ chặt đất đắp đập đầm nén theo tiêu chuẩn hiện hành .. 63 2.2.5 Ảnh hưởng của độ chặt đến ứng suất biến dạng ............................................. 64 2.3 Kết luận chương ................................................................................................ 64 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO ................................................................. 66 3.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 66 3.2 Phân bố vật liệu đất đắp đập của khu vực .......................................................... 66 3.2.1 Đặc điểm địa tầng ......................................................................................... 66 3.2.2 Trầm tích Aluvi và trầm tích sông, biển ........................................................ 67 3.2.3 Sườn tàn tích và tàn tích trên đá biến chất (đá phiến sét và cát kết) ............... 68 3.3 Nội dung thí nghiệm .......................................................................................... 70 3.3.1 Thí nghiệm trong phòng ................................................................................ 70 3.3.2 Phương pháp thí nghiệm hiện trường sau khi đắp .......................................... 76 3.4 Thời gian, khối lượng thí nghiệm ...................................................................... 77 3.4.1 Thời gian thí nghiệm ..................................................................................... 77 3.4.2 Khối lượng thí nghiệm .................................................................................. 78 3.5 Kết quả thí nghiệm trong phòng ........................................................................ 78 3.5.1 Đất trầm tích ................................................................................................. 78 3.5.2 Đất tàn tích.................................................................................................... 80 3.6 Kết quả thí nghiệm hiện trường ......................................................................... 87 3.7 Tổng hợp phân tích kết quả thí nghiệm về độ chặt đầm nén K và độ ẩm W ....... 88 3.7.1 Đối với đất trầm tích đắp khối chống thấm .................................................... 88 3.7.2 Đối với đất tàn tích đắp khối chịu lực ............................................................ 88 3.8 Giải pháp giảm ẩm cho đất trầm tích đắp khối chống thấm ................................ 88 3.8.1 Các giải pháp thường áp dụng ....................................................................... 89 3.8.2 Phương án 1 .................................................................................................. 91 3.8.3 Phương án 2 .................................................................................................. 92 3.9 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 94 3.9.1 Vật liệu sử dụng đắp đập của khu vực ........................................................... 95 3.9.2 Đối với đất trầm tích đắp khối chống thấm .................................................... 95 3.9.3 Đối với đất tàn tích đắp khối chịu lực ............................................................ 95 3.9.4 Giải pháp giảm ẩm và lựa chọn độ ẩm hợp lý ................................................ 95 CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN ĐỘ CHẶT ĐẮP ĐẬP HỢP LÝ CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO ..................................................... 96 4.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 96 4.2 Lựa chọn phương pháp tính ổn định đập đất đầm nén trong thi công ................. 96 iv
  7. 4.2.1 Giới thiệu phương pháp tính.......................................................................... 96 4.2.2 Các phương trình cơ bản ............................................................................... 97 4.2.3 Giới thiệu phần mềm Plaxis .......................................................................... 99 4.2.4 Lựa chọn công cụ tính toán ổn định............................................................. 101 4.2.5 Điều kiện ổn định của mái đập [51] ............................................................. 101 4.3 Nghiên cứu tốc độ thi công đập đất đầm nén ................................................... 101 4.3.1 Các dạng mặt cắt điển hình của đập đất đầm nén ......................................... 102 4.3.2 Tốc độ đắp đập đất đồng chất ...................................................................... 102 4.3.3 Tốc độ đắp đập nhiều khối .......................................................................... 108 4.3.4 Các bước giải bài toán tốc độ đắp đập ......................................................... 113 4.3.5 Qui trình tính toán lựa chọn tốc độ đắp đập ................................................. 115 4.4 Ứng dụng kiểm chứng cho đập đồng chất Đá Hàn và cho đập nhiều khối Tả Trạch ....................................................................................................................... 116 4.4.1 Đập Đá Hàn ................................................................................................ 116 4.4.2 Đập Tả Trạch .............................................................................................. 121 4.5 Kết luận chương .............................................................................................. 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 129 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................................................. 131 1. Bài báo khoa học ............................................................................................. 131 2. Hội nghị khoa học ........................................................................................... 131 3. Đề tài khoa học ............................................................................................... 131 4. Công trình thực tiễn ......................................................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 133 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 138 v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Đồ thị quan hệ dung trọng – độ ẩm.............................................................. 12 Hình 1.2 Tương quan: Lực đầm nén – Dung trọng khô lớn nhất – Độ ẩm tối ưu [9]... 12 Hình 1.3 Lu rung Dynapac CA 4000 D, vấu mềm ...................................................... 14 Hình 1.4 Tác dụng lực đầm theo chiều dày của lớp đất đắp........................................ 15 Hình 1.5 Bản đồ khu vực nghiên cứu [12].................................................................. 16 Hình 1.6 Hình ảnh mặt đập Tả Trạch trước và sau lũ ................................................. 25 Hình 2.1 Đường cong thành phần hạt (đường cấp phối hạt) ....................................... 31 Hình 2.2 Đường cong thành phần hạt [37] ................................................................. 31 Hình 2.3 Phân tố đơn vị của khoáng vật sét. a) Khối bốn mặt; b) Khối tám mặt. [10] 35 Hình 2.4 Cấu trúc lưới-lớp của khoáng vật sét [10] .................................................... 36 Hình 2.5 Cấu trúc và kích thước các khoáng vật sét chủ yếu [10]............................... 36 Hình 2.6 Chỉ số hút ẩm và độ ẩm của đất ................................................................... 42 Hình 2.7 Lí thuyết phá hoại Mohr – Coulomb ............................................................ 45 Hình 2.8 Sơ đồ thấm phẳng Duypuy .......................................................................... 46 Hình 2.9 Theo dõi lún một số đập [44], [45], ............................................................. 51 Hình 2.10 Các hệ số chuyển vị dưới móng mềm [47] ................................................. 53 Hình 2.11 Sơ đồ tính lún đất lớp mỏng ...................................................................... 53 Hình 2.12 Cố kết một hướng ...................................................................................... 55 Hình 2.13 Hộp nén và máy nén một trục không nở hông [48] .................................... 56 Hình 2.14 Đường cong hệ số rỗng - ứng suất hiệu quả ............................................... 57 Hình 2.15 Đường cong nở và nén .............................................................................. 57 Hình 2.16 Đường cong ứng suất – biến dạng của thí nghiệm cắt đất [10] ................... 64 Hình 2.17 Hiệu quả của tăng dung trọng khô đến ứng suất – biến dạng của đất [53]. . 64 Hình 3.1 Kết quả thí nghiệm proctor đất trầm tích ..................................................... 68 Hình 3.2 Kết quả thí nghiệm proctor đất tàn tích ........................................................ 69 Hình 3.3 Mặt cắt điển hình của đập Tả Trạch............................................................. 71 Hình 3.4 Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu cơ lý tại mặt đập ................................................. 72 Hình 3.5 Xác định độ ẩm tương ứng với độ chặt khi gia công mẫu ............................ 73 Hình 3.6 Thí nghiệm xác định hệ số thấm trong phòng .............................................. 75 Hình 3.7 Thí nghiệm xác định hệ số thấm tại hiện trường .......................................... 75 Hình 3.8 Thí nghiệm xác định lực dính c và góc ma sát trong () ............................. 76 Hình 3.9 Tương quan hệ số thấm với độ chặt đầm nén (k~K) của đất trầm tích ......... 81 Hình 3.10 Tương quan góc ma sát với độ chặt đầm nén (φ~K) của đất trầm tích ....... 82 Hình 3.11 Hàm quan hệ giữa góc ma sát với độ chặt (φ~K) của đất trầm tích ............ 82 Hình 3.12 Tương quan lực dính với độ chặt đầm nén (c~K) của đất trầm tích ............ 83 Hình 3.13 Tương quan hệ số thấm với độ chặt đầm nén (k~K) của đất tàn tích .......... 85 Hình 3.14 Tương quan góc ma sát với độ chặt đầm nén (φ~K) của đất tàn tích ......... 86 Hình 3.15 Tương quan lực dính với độ chặt đầm nén (c~K) của đất tàn tích .............. 86 Hình 3.16 Tương quan độ chặt đầm nén với độ ẩm (K~W) khi đắp đất trầm tích ....... 87 Hình 3.17 Phơi đất để giảm độ ẩm tại bãi vật liệu ...................................................... 89 Hình 3.18 Hệ thống rãnh thoát nước giảm ẩm bãi vật liệu .......................................... 90 vi
  9. Hình 3.19 Phơi đất để giảm độ ẩm tại mặt đập ........................................................... 90 Hình 3.20 Xác định độ ẩm W tương ứng với các cấp độ chặt đầm nén K ................... 91 Hình 3.21 Cấu tạo hệ thống thoát nước và cắt nước mao dẫn ..................................... 93 Hình 4.1 Sơ đồ tính toán theo phương pháp PTHH của phần mềm Plaxis ................ 100 Hình 4.2 Cấu tạo mặt cắt ngang các loại đập đất thông dụng.................................... 102 Hình 4.3 Đắp lên đều toàn mặt cắt ........................................................................... 103 Hình 4.4 Đắp lên đều theo mặt cắt chống lũ ............................................................. 103 Hình 4.5 Mặt cắt ngang đập đồng chất điển hình ..................................................... 105 Hình 4.6 Đập đồng chất - Biểu đồ diễn biến áp lực nước lỗ rỗng nền đập phụ thuộc tốc độ đắp đập.......................................................................................................... 107 Hình 4.7 Đập đồng chất - Chuyển vị đứng của đỉnh đập phụ thuộc vào tốc độ đắp đập ................................................................................................................................ 107 Hình 4.8 Mặt cắt ngang đập nhiều khối điển hình ................................................... 108 Hình 4.9 Đập nhiều khối - Biểu đồ diễn biến áp lực nước lỗ rỗng nền đập phụ thuộc tốc độ đắp đập.......................................................................................................... 112 Hình 4.10 Đập nhiều khối - Chuyển vị đứng của đỉnh đập phụ thuộc vào tốc độ đắp đập. .......................................................................................................................... 112 Hình 4.11 Mặt cắt điển hình đập chính Đá Hàn – Hà Tĩnh ....................................... 119 Hình 4.12 Mặt cắt ngang đập đồng chất Đá Hàn ...................................................... 119 Hình 4.13 Đập đồng chất Đá Hàn – Chia lưới phần tử tính toán ............................... 120 Hình 4.14 Đập đồng chất Đá Hàn – Áp lực nước lỗ rỗng trong đập và nền khi đắp đập xong đợt 1 ứng với K=0,97 ...................................................................................... 120 Hình 4.15 Đập đồng chất Đá Hàn – Ứng suất hiệu quả trong đập và nền khi đắp đập xong đợt 1 ứng với K=0,97 ...................................................................................... 120 Hình 4.16 Đập đồng chất Đá Hàn – Mô hình cung trượt của đập và nền khi đắp đập xong đợt 1 ứng với K=0,97 ...................................................................................... 120 Hình 4.17 Mặt cắt ngang đập nhiều khối Tả Trạch .................................................. 121 Hình 4.18 Toàn cảnh đập Tả Trạch .......................................................................... 121 Hình 4.19 Đập nhiều khối Tả Trạch – Phân chia lưới phần tử tính toán ................... 125 Hình 4.20 Đập nhiều khối Tả Trạch – Áp lực nước lỗ rỗng trong đập và nền khi đắp đập xong đợt 1 ứng với K=0,95 ............................................................................... 125 Hình 4.21 Đập nhiều khối Tả Trạch – Ứng suất hiệu quả trong đập và nền khi đắp đập xong đợt 1 ứng với K=0,95 ...................................................................................... 125 Hình 4.22 Phân chia khối đắp đập ............................................................................ 126 Hình 4.23 Thứ tự đắp đập (khối lõi lên trước) .......................................................... 127 vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Số lượng đập lớn các loại [3],1988................................................................ 7 Bảng 1.2 Số lượng đập vật liệu địa phương ở các nước trên thế giới (H≥15m)............. 7 Bảng 1.3 Số lượng và phân loại hồ chứa thủy lợi, không kể hồ thủy điện..................... 8 Bảng 1.4 Đập lớn bằng vật liêu địa phương thuộc quản lý của TCTL (2012) ............. 10 Bảng 1.5 Một số đập cao bằng vật liệu địa phương điển hình ở Việt Nam ................. 11 Bảng 1.6 Thiết bị thí nghiệm dung trọng – độ ẩm theo [7], [8] ................................... 11 Bảng 2.1 Các nhóm đất xây dựng chính [10]; [37] ..................................................... 29 Bảng 2.2 Phân loại hạt đất theo kích thước [38] ......................................................... 29 Bảng 2.3 Các nhóm đất xây dựng chính [37] ............................................................. 30 Bảng 2.4 Phân loại cỡ hạt theo tiêu chuẩn một số nước [39] ...................................... 30 Bảng 2.5 Các đặc trưng tính chất vật lý của đất [36] .................................................. 33 Bảng 2.6 Một số khoáng vật sét dạng lưới – lớp [39] ................................................. 36 Bảng 2.7 Các khoáng vật sét [39]............................................................................... 37 Bảng 2.8 Lượng nước hấp phụ gần đúng [10] ............................................................ 38 Bảng 2.9 Thành phần hóa học đất sét trầm tích Pleixtoxen, Holoxen ở Việt Nam [39] .................................................................................................................................. 40 Bảng 2.10 Phân loại đất trương nở theo tiêu chuẩn Anh USBR .................................. 41 Bảng 2.11 Phân loại đất trương nở theo tiêu chuẩn Nga (Snhip): CHИП 2-05-08-1985 .................................................................................................................................. 41 Bảng 2.12 Chiều cao hút ẩm (mao dẫn) hc (mm) và đường kính mao quản r (mm) theo cỡ hạt và loại khoáng vật [39] .................................................................................... 43 Bảng 2.13 Chiều cao hút ẩm (mao dẫn) hc của các loại đất [40] ................................. 44 Bảng 2.14 Gradient thủy lực cho phép [Jk]cp ở khối đắp thân đập [5] ......................... 47 Bảng 2.15 Gradient trung bình tới hạn [Jk]th ở các bộ phận chống thấm [5] ................ 47 Bảng 2.16 Trị số gradient thấm cho phép của đất nền (TCVN 9902-2013) ............... 47 Bảng 2.17 Giá trị tính toán của hệ số áp lực nước lỗ rỗng B [10] ............................... 49 Bảng 2.18 Giá trị của hệ số áp lực nước lỗ rỗng Af [10] ............................................ 49 Bảng 2.19 Các giá trị điển hình của hệ số Poisson [10], [46]...................................... 52 Bảng 3.1 Chỉ tiêu cơ lý đất trầm tích ở khu vực Bắc Trung bộ ................................... 67 Bảng 3.2 Chỉ tiêu đất tàn tích các công trình xây dựng ở khu vực Bắc Trung bộ ........ 69 Bảng 3.3 Bảng thống kê khối lượng thí nghiệm trong phòng ..................................... 78 Bảng 3.4 Các chỉ tiêu cơ lý về trương nở và tan rã của đất trầm tích .......................... 79 Bảng 3.5 Tả Trạch – Tương quan (K và W)~(φ, c, k) của đất trầm tích lớp 2b đợt 1 .. 79 Bảng 3.6 Tả Trạch - Tương quan (K và W)~(φ, c, k) của đất trầm tích lớp 2b đợt 2... 79 Bảng 3.7 Thủy Yên - Tương quan (K và W)~(φ, c, k) của đất trầm tích lớp 4 ............ 80 Bảng 3.8 Ngàn Trươi - Tương quan (K và W)~(φ, c, k) của đất trầm tích lớp 2a........ 81 Bảng 3.9 Tả Trạch - Tương quan (K và W)~(φ, c, k) của đất tàn tích 3b đợt 1 ........... 83 Bảng 3.10 Tả Trạch - Tương quan (K và W)~(φ, c, k) của đất tàn tích 3b đợt 2 ......... 84 Bảng 3.11 Thủy Yên - Tương quan (K và W) ~ (φ, c, k) của đất tàn tích lớp 3 và lớp 3c đợt 1...................................................................................................................... 84 Bảng 3.12 Thủy Yên - Tương quan (K và W)~(φ, c, k) của đất tàn tích lớp 3 và lớp 3c đợt 2 .......................................................................................................................... 85 viii
  11. Bảng 3.13 Tả Trạch-Bảng giá trị trung bình các chỉ tiêu thí nghiệm đất trầm tích ...... 87 Bảng 3.14 Độ ẩm tự nhiên của lớp 2b theo các năm ................................................... 92 Bảng 3.15 Đập Tả Trạch - So sánh chi phí giảm ẩm để đắp đập với độ chặt K=0,95 cho khối chống thấm theo các phương án. ........................................................................ 94 Bảng 4.1 Đập đồng chất - Các chỉ tiêu cơ lý đối với đất đắp đập sử dụng trong tính toán.......................................................................................................................... 104 Bảng 4.2 Đập đồng chất - Chỉ tiêu cơ lý của nền và đập Đá Hàn trong tính toán Plaxis ................................................................................................................................ 104 Bảng 4.3 Đập đồng chất - Các phương án nghiên cứu về tốc độ đắp đập.................. 104 Bảng 4.4 Đập đồng chất - Kịch bản về tốc độ lên đập với chiều cao mỗi khối đắp 1,5m ................................................................................................................................ 105 Bảng 4.5 Đập đồng chất - Kịch bản về tốc độ lên đập với chiều cao mỗi khối đắp 3,0m ................................................................................................................................ 106 Bảng 4.6 Đập đồng chất - Kịch bản về tốc độ lên đập với chiều cao mỗi khối đắp 4,5m ................................................................................................................................ 107 Bảng 4.7 Đập nhiều khối - Chỉ tiêu cơ lý của nền và đập Tả Trạch phục vụ tính toán Plaxis ....................................................................................................................... 108 Bảng 4.8 Đập nhiều khối - Các chỉ tiêu cơ lý đối với đất đắp đập trong tính toán..... 109 Bảng 4.9 Đập nhiều khối - Các phương án nghiên cứu về tốc độ đắp đập ................ 109 Bảng 4.10 Đập nhiều khối - Kịch bản về tốc độ lên đập với chiều cao mỗi khối đắp 3m ................................................................................................................................ 110 Bảng 4.11 Đập nhiều khối – Kịch bản về tốc độ lên đập với chiều cao mỗi khối đắp 4,5m ........................................................................................................................ 111 Bảng 4.12 Đập nhiều khối - Kịch bản về tốc độ lên đập với chiều cao mỗi khối đắp 6m ................................................................................................................................ 111 Bảng 4.13 Thông số thiết kế đập chính Đá Hàn ....................................................... 117 Bảng 4.14 Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập Đá Hàn .................................................... 118 Bảng 4.15 Đập đồng chất - Tốc độ lên đập Đá Hàn ứng với độ đầm chặt K ............. 118 Bảng 4.16 Tiến độ thi công thiết kế ......................................................................... 122 Bảng 4.17 Khối lượng đất đắp thực tế không kể khối lượng đá xây, cát cuội sỏi và đống đá tiêu nước .................................................................................................... 122 Bảng 4.18 Kết quả thí nghiệm trộn đất với EC – Stein ............................................. 124 Bảng 4.19 Đập nhiều khối - Tốc độ lên đập thực tế của Tả Trạch ............................ 126 ix
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CFRD Đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông ĐHTL Trường Đại học Thủy lợi ICOLD Hội đập lớn thế giới LATS Luận án tiến sĩ QCVN Qui chuẩn quốc gia Việt Nam TCTL Tổng cục thủy lợi TCVN Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam VNCOLD Hội đập lớn Việt Nam VN Việt Nam Bắc Trung Bộ, Việt Bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Nam Quảng Bình và Thừa Thiên Huế  Độ chặt K K= (Với: -dung trọng đất đắp; max-dung trọng lớn nhất) 𝑚𝑎𝑥 Là độ chặt sử dụng trong thiết kế, thi công và kiểm tra đất đắp Độ chặt hợp lý đập đảm bảo kỹ thuật, khả thi khi thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công và kinh tế Là độ ẩm tự nhiên cao hơn nhiều so với độ ẩm tối ưu, khi đắp Độ ẩm cao đập phải có giải pháp kỹ thuật Thi công trong điều Là xây dựng công trình trong điều kiện độ ẩm tự nhiên của đất kiện độ ẩm cao và độ ẩm tương đối của không khí ≥80% Mô hình đàn-dẻo Là mô hình có sự thay đổi góc ma sát trong và lực dính x
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đập đất là một trong những công trình quan trọng trong hệ thống công trình đầu mối thủy lợi, thủy điện. Nó được sử dụng rộng rãi ở nước ta bởi vì có những ưu điểm sau: Sử dụng được nguồn vật liệu địa phương nên chi phí xây dựng thấp, kỹ thuật thi công đơn giản, sử dụng các thiết bị phổ biến sẵn có trong nước, công tác xử lý nền móng yêu cầu không phức tạp… Đập đất là công trình quan trọng chắn ngang sông suối, sau khi ngăn sông chúng ta phải xử lý hàng loạt vấn đề như bơm nước hố móng, xử lý nền… Phải thi công đắp đập nhanh để vượt lũ trong điều kiện thời gian thi công có hạn (thời gian thi công trong mùa khô). Việt Nam đã có nhiều bài học kinh nghiệm và thành tựu về khoa học công nghệ xây dựng đập đất đá ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên. Trước năm 1975, nhiều đập đất đá đã được xây ở miền Bắc, chủ yếu ở vùng núi và trung du từ Thanh Hóa trở ra. Sau năm 1975, pham vi nghiên cứu được mở rông về phía Nam. Những nghiên cứu về vật liệu đất đá đắp đập cũng như công tác khảo sát, thiết kế và thi công nhiều công trình lớn như: Thác Bà, Hòa Bình… được áp dụng thành công. Sau năm 1975, việc xây dựng đập đất đá gặp phải bài học lớn về xây dựng đập với đất dính có các đặc trưng cơ lý đặc biệt như lún ướt, trương nở co ngót và tan rã mạnh khác hẳn đất dính từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc. Vấn đề này cũng đã được giải quyết tốt sau nhiều bài học đắt giá. Các kỹ sư và nhà khoa học có nhiều công bố về vấn đề này. Đối với khu vực Bắc miền Trung, những năm gần đây chúng ta gặp phải vấn đề nan giải khác. Đó là, đất dính đắp đập trong điều kiện mưa nhiều kéo dài và khí hậu ẩm ướt. Những công trình đầu mối ở các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế như: Truồi, Tả Trạch, Ngàn Trươi, Thủy Yên-Thủy Cam, Đá Hàn, Bản Mồng… nằm trong khu vực độ ẩm không khí luôn luôn cao, thời gian mưa kéo dài về mùa mưa. Nhiều tháng độ ẩm không khí lớn hơn 80%. Do đó, việc bảo đảm chất lượng 1
  14. công trình theo đồ án thiết kế, như thi công đầm nén đất dính đạt độ chặt K≥0,97 tương ứng độ ẩm của đất W = W opt  3% theo thiết kế rất khó khăn, thời gian thi công kéo dài, không đáp ứng được tiến độ cũng như mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, hiệu quả vốn đầu tư giảm, thời gian thu hồi vốn kéo dài. Để đáp ứng được mục tiêu hoàn thành xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng, thi công đúng tiến độ, giá thành hợp lý, chúng ta phải chủ động đề xuất các giải pháp xây dựng đập đất bằng phương pháp đầm nén trong điều kiện độ ẩm cao. Nếu không có giải pháp chủ động trong quá trình thiết kế, thi công, công trình không đảm bảo về chất lượng và tiến độ sẽ gây hậu quả khó lường, nhiều đập bị vỡ khi đang thi công gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và tác động xấu đến an sinh xã hội. Hiện tại và những năm tới đây, theo qui hoạch và định hướng phát triển kinh tế đến 2030 và tầm nhìn 2050, khu vực Bắc miền Trung sẽ phải xây dựng nhiều đập đất đá trong điều kiện độ ẩm cao. Bên cạnh đó còn chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, những diễn biến bất thường và thiên tai. Để chủ động bảo đảm mục tiêu xây dựng công trình đúng tiến độ trong điều kiện hiện nay, cần nghiên cứu giải pháp xây dựng đập đất bằng phương pháp đầm nén phù hợp trong điều kiện độ ẩm cao. Đây chính là khó khăn lớn nhất đặt ra, cần phải nghiên cứu đề xuất giải pháp kịp thời nhằm đáp ứng được yêu cầu của lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu loại đất và các chỉ tiêu của đất đắp đập khu vực Bắc Trung bộ và giải pháp về thiết kế, thi công xây dựng đập đất đầm nén hợp lý và an toàn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đất và các chỉ tiêu của đất đắp đập, giải pháp về thiết kế, thi công xây dựng đập đất đầm nén khu vực Bắc Trung bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
  15. 3.2.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về chuyên môn - Nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm cho đất đắp đập của Bắc Trung bộ; - Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào lựa chọn độ chặt và độ ẩm hợp lý để xây dựng đập đất. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu về địa lý Các địa phương thuộc Bắc Trung bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. 4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên đây, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính như sau: a) Nghiên cứu về vật liệu đắp đập và điều kiện tự nhiên của khu vực Bắc Trung bộ, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đánh giá đặc trưng đất xây dựng của khu vực khi sử dựng đắp đập; b) Đề xuất giải pháp giảm ẩm thích hợp đối với đất đắp đập của khu vực; c) Lựa chọn độ chặt hợp lý khi đắp đập trong điều kiện độ ẩm cao của khu vực; d) Xây dựng qui trình xác định tốc độ đắp đập phù hợp với độ chặt và độ ẩm lựa chọn; e) Áp dụng kết quả nghiên cứu mới vào đánh giá an toàn trong thi công của đập Đá Hàn và đập Tả Trạch. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, từ đó lựa chọn cách tiếp cận vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan; 3
  16. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng đập đất theo phương pháp đầm nén đã được công bố trong và ngoài nước; - Phương pháp thực nghiệm kết hợp phân tích lý thuyết có sử dụng một số phần mềm hỗ trợ; - Phương pháp quan sát và phân tích tổng kết kinh nghiệm thực tế; - Phương pháp chuyên gia, hội thảo. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm giàu thêm tư liệu cho nghiên cứu và thực tiễn xây dựng đập đất đầm nén. Về lý thuyết: Luận án tổng hợp được những nội dung cơ bản khi đánh giá và lựa chọn vật liệu cũng như phương án xây dựng đập đất đầm nén, trên cơ sở tổng hợp, kế thừa và phát triển những nghiên cứu về đập đất khi ứng dụng ở các vùng miền có điều kiện khác nhau hoặc tương tự. Diễn biến theo độ chặt và độ ẩm của các chỉ tiêu cơ lý đất đắp đập vùng Bắc Trung bộ. Về thực tiễn: Luận án xây dựng được dữ liệu cơ bản, các giải pháp cũng như ứng dụng cụ thể cho công trình thực tế trong phạm vi nghiên cứu từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Đề xuất lựa chọn độ chặt và độ ẩm hợp lý đắp đập cho khu vực và giải pháp giảm ẩm hiệu quả. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương chính: Chương 1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN Chương 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO Chương 4. LỰA CHỌN ĐỘ CHẶT ĐẮP ĐẬP HỢP LÝ CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ ẨM CAO 4
  17. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN 1.1 Tổng quan về tình hình xây dựng đập đất đá 1.1.1 Khái quát về lịch sử phát triển xây dựng đập đất đá Đập đất là loại đập sử dụng các loại đất tại chỗ như: sét, á sét, á cát, đất lẫn cuội sỏi. Nhu cầu sử dụng tổng hợp nguồn nước trên các lưu vực sông không ngừng tăng lên, các đập ngăn nước tạo hồ chứa hoặc dâng cột nước được xây dựng ngày càng nhiều. Do có nhiều ưu điểm và lợi thế nên đập đất được ứng dụng nhiều so với các loại đập khác như đập bê tông, đá xây, đặc biệt là đập vừa và nhỏ chiếm 70%÷80% là đập đất. Tuy tỉ lệ số lượng đập đất so với đập bê tông có khác nhau ở mỗi nước, nhưng nói chung đập đất và đập vật liệu địa phương luôn chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng phát triển. Đập đất có lịch sử phát triển lâu đời. Ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác người ta đã xây dựng đập đất từ 2500 – 4700 năm trước công nguyên. Ví dụ: đập đất đá hỗn hợp Sadd - el - Kafara ở Ai Cập được xây năm 2778-2563 trước công nguyên có chiều dài 108m cao 12m; Đập Marduka ở Iraq xây dựng năm 2500 trước công nguyên trên sông Tygrys có chiều cao 12m; Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản từ thế kỷ III đến II trước công nguyên đã xây dựng nhiều đập vật liệu địa phương bằng đất đá. Ở Trung Quốc có đập cao 30m, dài 300m được xây dựng năm 240 trước công nguyên. Ở Nhật Bản đập dài 260m, cao 17m được xây dựng năm 162 trước công nguyên [1]. Đập đất là những công trình thủy lợi cổ điển nhất. Ở những nước có nền văn hóa cổ đại phát triển (Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Peru) từ trước công nguyên vài nghìn năm đã xây dựng những đập đất bằng phương pháp thủ công, xây dựng đập bằng đất dính với khối lượng rất lớn trong thời gian dài (10-15 năm). Đá trong những đập này được dùng rất ít. Chiều cao đập không quá 10-15m. Một đập đất được xây dựng ở Ceylou (Xrilanca) vào năm 504 trước công nguyên dài 17 km cao 21.5 m có khối lượng đất đắp 13 triệu m3 [2]. Đập bằng đá có thiết bị chống thấm không phải là đất được xây dựng muộn hơn, giữa thế kỷ XIX, trong điều kiện địa chất và thiên nhiên phức tạp. 5
  18. Ngày nay, với phát triển mạnh của khoa học công nghệ với thành quả của các ngành địa kĩ thuật, lý thuyết thấm, ứng suất và biến dạng công trình... và thiết bị thi công, đập vật liệu địa phương nói chung và đập đất nói riêng được xây dựng nhiều với qui mô lớn và chất lượng ngày càng cao. 1.1.2 Sự phát triển xây dựng đập đất đá trên thế giới Mặc dù lịch sử phát triển đập đất đá có từ lâu nhưng trước năm 1900 chưa có đập vật liệu địa phương nào cao trên 50m và đến năm 1930 chưa có đập nào cao trên 100m. Vào nửa sau của thế kỷ XIX ở nhiều nước (Anh, Pháp, Mỹ) đã bắt đầu một chương trình xây dựng các công trình thủy lợi lớn. Do đó đã xuất hiện các yêu cầu cần thiết phải tính toán và nghiên cứu những phương pháp xây dựng phù hợp. Cuối thế kỷ XIX đã có những phương pháp tính khác nhau về ổn định và thấm ... cho đập. Phương pháp đắp đập đất bằng cơ giới thủy lực (phương pháp bồi lắng) được ứng dụng đầu tiên ở Mỹ. Trong những năm 1920-1930, việc xây dựng đập rất phát triển. Nhờ ứng dụng cơ giới hóa cao, nhiều đập cao và khối lượng lớn, sử dụng đa dạng vật liệu đất đá cát sỏi. Đập đá đổ có tường nghiêng chống thấm bằng các loại vật liệu như bê tông, nhựa đường, gỗ ... bắt đầu được xây dựng phổ biến. Ngày nay, có rất nhiều đập cao là đập đất, đất đá hỗn hợp như: Đập Anderson Ranch (Mỹ) xây năm 1950 cao 139m, Đập Orovin (Mỹ) cao 221m; Đập Xerơ Pongxong (Pháp) xây năm 1961 cao 122m; Đập Bariri (Brazin) xây năm 1967 cao 112m... [1] Hội đập lớn thế giới (ICOLD) một tổ chức phi chính phủ nhưng là cơ quan đại diện cho hơn 80 nước xây dựng đập. Tổ chức này xúc tiến trao đổi ý kiến và kinh nghiệm giữa các khu vực trong thiết kế, xây dựng và vận hành, bao gồm cả điều kiện môi trường. Hội đập lớn của nhiều nước đã công bố trên các website của mình danh mục đập và hồ chứa. Trước năm 1950, trong tổng số các loại đập đất đá và đập bê tông có chiều cao trên 15m đã được xây dựng trên thế giới thì đập đất đá chiếm tỷ lệ khoảng 62%, vào những năm 1951 đến 1977 tỷ lệ là 75% và vào những năm 1978 đến 1982 do phát triển mạnh 6
  19. của các thiết bị cơ giới cỡ lớn mà tỷ lệ này là 83.5%. Những năm gần đây, do xuất hiện loại đập trọng lực bằng bê tông đầm lăn thì tỷ lệ trên có giảm nhưng các đập lớn bằng vật liệu đất đá vẫn phát triển rất mạnh, đập lớn bằng vật liệu địa phương chiếm 82,9% [3]. Bảng 1.1 Số lượng đập lớn các loại [3],1988 Nhóm Loại Loại (ký hiệu theo ICOLD) % Đất đắp TE Đập vật liệu địa phương 82,9 Đá đắp ER Tổng số đập lớn 36.235 Bảng 1.2 Số lượng đập vật liệu địa phương ở các nước trên thế giới (H≥15m) TT Tên nước Số lượng TT Tên nước Số lượng 1 Trung Quốc 22000 17 Na Uy 335 2 Mỹ 6575 18 CHLB Đức 311 3 Ấn Độ 4291 19 Al-ba-ni 306 4 Nhật 2675 20 Ru-ma-ni 246 5 Tây Ban Nha 1196 21 Zim-ba-buê 213 6 Canada 793 22 Thái Lan 204 7 Hàn Quốc 765 23 Thụy Điển 190 8 Thổ Nhĩ Kỳ 625 24 Bulgari 180 9 Brazin 594 25 Thụy Sĩ 156 10 Pháp 569 26 Áo 149 11 Nam Phi 539 27 Cộng hòa Séc 118 12 Mexico 537 28 Algerie 107 13 Italia 524 29 Bồ Đào Nha 103 14 Vương Quốc Anh 517 30 Indonesia 96 15 Oxtraylia 486 31 Nga 91 16 Việt Nam 460 Ghi chú: Đến 2015, Việt Nam có 63 đập cao 30m trở lên; 492 đập cao từ 15m đến dưới 30m (Bảng 1.3; Bảng 1.4; Bảng 1.5). Đập lớn được định nghĩa bởi ICOLD là đập có chiều cao trên 15m, hoặc trong trường hợp đập cao từ 10m đến 15m, phân loại theo tiêu chuẩn khác, dung tích hồ vượt 106 m3 hoặc lưu lượng xả lũ lớn hơn 2.000m3/s. “Danh sách đập trên thế giới” (ICOLD,1988a) thống kê 36.235 đập đã hoàn thành và trong thời gian thi công (đã loại trừ các loại đập phục vụ mục đích công nghiệp không 7
  20. còn giá trị sử dụng). Trong số này có hơn 19.000 đập tại Trung Quốc và 5.459 đập tại Mỹ. Số liệu này vượt xa so với con số 5.196 đập trên toàn thế giới vào năm 1950. Hội đập lớn Nhật Bản (JCOLD) thống kê các đập cao 15-30m (chủ yếu là đập đất) xây dựng từ năm 400 đến 2009 có khoảng 2.300 đập; đập cao trên 30m từ năm 700 đến 2009 có khoảng 1.120 đập (chủ yếu là đập đất hoặc đập đất đá hỗn hợp). Điều này dễ hiểu vì đây là loại đập chịu động đất tốt mà Nhật Bản là quốc gia động đất diễn ra thường xuyên. Số liệu thống kê gần chính xác về đập lớn trong “Danh sách đập trên thế giới”, năm 1998 chỉ tính đến các đập có chiều cao trên 30m với tổng số đập được thống kê là 25.410 [4] và số lượng đập ở một số nước rút gọn hơn, đáng kể là Trung Quốc. 1.1.3 Sự phát triển xây dựng đập đất đá ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước năm 1964 việc xây dựng hồ chứa diễn ra chậm, có ít hồ chứa được xây dựng trong giai đoạn này. Sau năm 1964, đặc biệt từ khi đất nước thống nhất thì việc xây dựng hồ chứa phát triển mạnh. Từ năm 1976 đến nay số hồ chứa xây dựng mới chiếm 67%. Không những tốc độ phát triển nhanh, mà cả về quy mô công trình cũng lớn lên không ngừng. Hiện nay, đã có nhiều hồ lớn, đập cao ở những nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp. Bảng 1.3 Số lượng và phân loại hồ chứa thủy lợi, không kể hồ thủy điện Dung tích hồ (triệu m3) >100 10-100 5-10 3-5 1-3 0,2-1 30m chưa có con số chính xác. Theo thống kê 8
nguon tai.lieu . vn