Xem mẫu

  1. LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO VĐV ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG ThS. Lê Văn Hiểu1, TS. Đặng Minh Thành1, PGS. TS. Nguyễn Quang Vinh2 1 Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 2 Trường Đại học Sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học thường qui trong lĩnh vực khoa học Thể dục thể thao đã lựa chọn được 18 bài tập để phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng. Kết quả ứng dụng 18 bài tập vào thực tiễn cho thấy đã có tác động tốt đến sự phát triển thể lực của khách thể thực nghiệm. Từ khóa: Bài tập, Thể lực, bóng chuyền nữ, Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, khi thi đấu để dẫn đến thành tích tốt nhất thì đòi hỏi VĐV cần phải có nền tảng thể lực tốt và trình độ phối hợp kỹ chiến thuật hoàn thiện. Đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên Trường CĐSP Sóc Trăng nhiều năm nay cũng tham gia thi đấu các hội thao trong và ngoài tỉnh và cũng đạt những thứ hạng nhất định nhưng chưa cao. Tôi nhận thấy một trong những trở ngại lớn nhất của đội tuyển đó là khả năng duy trì thể lực trong thi đấu còn chưa cao. Điều đó ảnh hưởng đến thành tích chung của các giải tham gia. Là giảng viên dạy các học phần GDTC trong nhà trường và làm công tác huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ trường CĐSP Sóc Trăng, tôi nhận thức việc nâng cao trình độ về thể lực cho đội tuyển là việc làm thường xuyên trong từng buổi tập. Việc kiểm tra đánh giá thể lực nhằm phát hiện các sinh viên có tố chất tốt hoặc các mặt yếu của từng em sinh viên trong đội tuyển. Từ đó, tôi đưa ra những phương pháp cũng như lựa chọn các bài tập thích hợp để áp dụng đối với từng bạn để phát huy tối đa khả năng của các em, đồng thời giúp các em sinh viên ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Xuất phát từ những lý do trên và tính cấp thiết trong công tác huấn luyện đội tuyển đồng thời tạo tiền đề để góp phần vào sự nghiệp GDTC và rèn luyện thể lực cho sinh viên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng”. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp và phân tích tài liệu, phỏng vấn và toán thống kê. Khách thể nghiên cứu: 15 VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ Trường CĐSP Sóc Trăng. Khách thể phỏng vấn: 40 chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên, giáo viên TDTT trong và ngoài Trường CĐSP Sóc Trăng. 27
  2. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng. Để lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng, đề tài tiến hành các bước sau: Bước 1: Tổng hợp một số bài tập phát triển thể lực trong môn bóng chuyền của các tác giả trong và ngoài nước. Bước 2: Phỏng vấn lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng. 2.1.1 Tổng hợp một số bài tập phát triển thể lực trong môn bóng chuyền của các tác giả trong và ngoài nước Để có thể lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực cho đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng, trước hết, chúng tôi lựa chọn bài tập được dựa trên các nguyên tắc huấn luyện, các cơ sở tâm sinh lý, mục đích, yêu cầu về huấn luyện thể lực chung. Trên cơ sở đó bước đầu chúng tôi lựa chọn được các nguyên tắc nhằm lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng, cụ thể: - Các bài tập phát triển thể lực phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của chương trình huấn luyện đội tuyển (ở lứa tuổi 18 - 25). - Các bài tập được lựa chọn phải lấy trọng tâm là việc phát triển thể lực cho đội tuyển bóng chuyền nữ của nhà trường. - Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng nghiên cứu cũng như quá trình huấn luyện. Thứ hai tiến hành nghiên cứu và tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Hải (2006) [1], Phạm Văn Hận (2014) [2], Nguyễn Hữu Hùng (2001) [3], Nguyễn Thành Lâm (1998) [4], Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Đề (2016) [5], Nguyễn Hữu Tín (2007) [6], Nguyễn Văn Trương (2014) [7], Phạm Minh Triết (2018) [8], Nguyễn Thế Truyền – Nguyễn Kim Minh – Trần Quốc Tuấn (2002) [9] ... Từ kết quả tham khảo nguồn tài liệu và một số đề tài, chúng tôi đã lựa chọn ra được 40 bài tập phát triển thể lực cho khách thể nghiên cứu và lập thành phiếu phỏng vấn. 2.1.2 Phỏng vấn lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi tới 40 chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên có thâm niên công tác lâu năm và các giáo viên giảng dạy Bóng chuyền có kinh nghiệm về mức độ ưu tiên như: Thường sử dụng: 2 điểm, Ít sử dụng: 1 điểm, Không sử dụng: 0 điểm. Để kiểm định sự trùng hợp kết quả hai lần phỏng vấn, tiến hành so sánh chúng qua chỉ số χ 2 (khi bình phương) được thể hiện tại bảng 1. 28
  3. Bảng 1: So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ SV trường CĐSP Sóc Trăng LẦN 1 LẦN 2 BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC n = 40 n =39 x2 P ∑ diem Tỷ lệ % ∑ diem Tỷ lệ % 1 Chạy 30m xuất phát cao 70 87.5 68 87.18 0.15 > 0.05 2 Chạy tốc độ cao 4 x 10m 59 73.75 58 74.36 0.15 > 0.05 3 Chạy biến tốc từ chậm đến nhanh 67 83.75 65 83.33 0.15 > 0.05 Chạy theo tín hiệu, bật cao mô phỏng 4 58 72.5 62 79.49 0.60 > 0.05 động tác đập bóng 5 Chạy 60m xuất phát cao 70 87.5 70 89.74 0.15 > 0.05 6 Chạy tiến - lùi theo tín hiệu 50 62.5 52 66.67 0.15 > 0.05 7 Nhảy dây tốc độ hai chân 74 92.5 72 92.31 0.15 > 0.05 Bật nhảy di động song song với hướng 8 đối diện, chạm tay nhau hoặc đưa bóng 63 78.75 59 75.64 0.60 > 0.05 cho nhau lên lưới (lần/phút) Đứng chân trước chân sau, bật nhảy 9 72 90 77 98.72 1.36 > 0.05 liên tục, tăng dần biên độ Bật một chân, hai chân tốc độ trên bục 10 53 66.25 57 73.08 0.60 > 0.05 có độ cao hợp lý 11 Bật xa 3 bước liên tục 73 91.25 70 87.50 2.42 > 0.05 12 Bật nhảy hố cát 65 81.25 61 76.25 0.60 > 0.05 13 Bật nhảy đổi chân ở bục 71 88.75 70 87.50 0.15 > 0.05 14 Bật nhảy cóc 66 82.5 62 77.50 0.60 > 0.05 15 Đứng lên ngồi xuống 20 lần 70 87.5 73 91.25 2.42 > 0.05 Gánh tạ 30% trọng lượng cơ thể đứng 16 56 70 58 72.50 0.60 > 0.05 lên ngồi xuống 17 Bóp lực kế tay nghịch 63 78.75 59 73.75 0.15 > 0.05 18 Bóp lực kế tay thuận 70 87.5 70 87.50 0.15 > 0.05 19 Ném bóng rổ bằng 1 tay từ sau ra trước 58 72.5 66 82.50 2.42 > 0.05 Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau ra 20 69 86.25 71 88.75 0.60 > 0.05 trước 21 Nằm sấp chống đẩy 74 92.5 72 90.00 0.15 > 0.05 22 Nằm ngửa gập bụng 52 65 56 70.00 0.60 > 0.05 23 Gập lưng nằm sấp, hai tay sau đầu 58 72.5 60 75.00 0.15 > 0.05 24 Bật bục tại chỗ 60 -90s 56 70 60 75.00 0.60 > 0.05 25 Bật cao hai chân liên tục 71 88.75 73 91.25 0.15 > 0.05 26 Chạy 400m 53 66.25 49 61.25 0.60 > 0.05 27 Bật cóc liên tục 74 92.5 73 91.25 0.00 > 0.05 28 Chạy 1500m 69 86.25 73 91.25 1.36 > 0.05 29 Chạy biến tốc 100m x 4 52 65 53 66.25 0.00 > 0.05 30 Chạy tùy sức 5 phút 73 91.25 69 86.25 1.36 > 0.05 31 Chạy 200m 56 70 54 67.50 0.15 > 0.05 32 Chạy 12 phút 50 62.5 49 61.25 0.60 > 0.05 33 Chạy 30m (9-3-6-3-9) 71 88.75 68 85.00 0.15 > 0.05 34 Bật nhảy ném bóng vào rổ 51 63.75 55 68.75 0.60 > 0.05 35 Chạy con thoi 9m x 6 74 92.5 71 88.75 0.60 > 0.05 36 Chạy ziczac qua chướng ngại vật 30m 65 81.25 63 78.75 0.15 > 0.05 37 Dẻo gập thân 74 92.5 69 86.25 1.36 > 0.05 38 Chạy cây hình chữ T 62 77.5 60 75.00 0.15 > 0.05 39 Chạy cây thông 92m 73 91.25 71 88.75 0.60 > 0.05 40 Bật nhảy ném bóng Tenis vào khung 53 66.25 55 68.75 0.15 > 0.05 29
  4. Kết quả nghiên cứu từ bảng 1 cho thấy: Tất cả các kết quả qua 2 lần phỏng vấn của các bài tập đều có χ 2 tính < χ 2 bảng = 3.84 ở ngưỡng xác xuất P > 0.05 nên sự khác biệt hai giá trị quan sát không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Vậy kết quả giữa 2 lần phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giáo viên chuyên ngành có sự đồng nhất cao về ý kiến trả lời. Qua kết quả phỏng vấn, chúng tôi chọn các bài tập có tổng điểm ≥ 85% tổng điểm ở cả hai lần phỏng vấn. Theo nguyên tắc trên chúng tôi chọn được các bài tập để đưa vào thực nghiệm cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên Trường CĐSP Sóc Trăng gồm: Chạy 30m xuất phát cao, Chạy 60m xuất phát cao, Đứng chân trước chân sau, bật nhảy liên tục, tăng dần biên độ, Nhảy dây tốc độ hai chân, Bật xa 3 bước liên tục, Bật nhảy đổi chân ở bục, Đứng lên ngồi xuống 20 lần, Bóp lực kế tay thuận, Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau ra trước, Nằm sấp chống đẩy, Bật cao hai chân liên tục, Bật cóc liên tục, Chạy 1500m, Chạy tùy sức 5 phút, Chạy con thoi 9m x 6, Dẻo gập thân, Chạy cây thông 92m, Chạy 30m (9-3-6-3-9). 2.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên Trường CĐSP Sóc Trăng Để đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng, chúng tôi tiến hành các bước như sau: Bước 1: Xây dựng chương trình kế hoạch thực nghiệm cho VĐV bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng. Bước 2: Đánh giá kết quả thực nghiệm của VĐV bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng. 2.2.1 Xây dựng chương trình kế hoạch thực nghiệm cho VĐV bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng Chương trình được tiến hành trong 9 tháng (từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017) trong 1 năm học 2016 – 2017. Tiến hành kiểm số liệu ban đầu và sau 1 năm tập luyện theo chương trình tập luyện thực nghiệm đồng thời đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn sau thời gian thực nghiệm theo các test được xác định của bài viết. 2.2.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm của VĐV bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng Sau thời gian tiến hành thực nghiệm trong một năm học, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra thành tích các test đánh giá thể lực, tiến hành xử lí số liệu thu được. Kết quả nghiên cứu về sự tăng trưởng các test đánh giá thể lực của VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng sau thực nghiệm được thể hiện cụ thể ở bảng 2. 30
  5. Bảng 2: Sự tăng trưởng các test đánh giá thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ SV trường CĐSP Sóc Trăng sau thực nghiệm một năm Ban đầu Sau thực nghiệm một năm TT Test X S X S W% ttính P 1 Bật cao tại chỗ (cm) 30.33 1.68 33.47 1.68 9.83 8.33 tbảng = 2.145 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05. Phân tích trên cho thấy, sau thời gian thực nghiệm 1 năm các test đánh giá thể lực của khách thể nghiên cứu đều tăng trưởng, sự tăng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, ttính > tbảng= 2.145; nhịp tăng trưởng trung bình W %CN = 8.03%. Trong đó, test ném bóng rổ bằng hai tay từ sau ra trước (m) có nhịp tăng trưởng cao nhất W % =12.34% và test Chạy 30m (9-3-6-3-9) (giây) có nhịp tăng trưởng thấp nhất W % = 3.36%. Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực của nhóm nghiên cứu sau thời gian thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 1. 31
  6. Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng thành tích của các Test đánh giá thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền Nữ sinh viên trường CĐSP Sóc Trăng Qua phân tích trên và biểu đồ 1 cho thấy hiệu quả của các bài tập được lựa chọn từ mục tiêu đưa ra đã có tác động tốt đến thành tích các test đánh giá thể lực của khách thể nghiên cứu, từ đó khẳng định các bài tập chúng tôi đã lựa chọn để tập luyện đều có hiệu quả. 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho các kết luận sau: Qua các bước tổng hợp tài liệu, phỏng vấn đã lựa chọn được được 18 bài tập để phát triển thể lực cho VĐV đội tuyển bóng chuyền nữ sinh viên Trường CĐSP Sóc Trăng là: Chạy 30m xuất phát cao; chạy 60m xuất phát cao; đứng chân trước chân sau, bật nhảy liên tục, tăng dần biên độ; nhảy dây tốc độ hai chân; bật xa 3 bước liên tục; bật nhảy đổi chân ở bục; đứng lên ngồi xuống 20 lần; bóp lực kế tay thuận; ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau ra trước; nằm sấp chống đẩy; bật cao hai chân liên tục; bật cóc liên tục; chạy 1500m; chạy tùy sức 5 phút; chạy con thoi 9m x 6; dẻo gập thân; chạy cây thông 92m; chạy 30m ( 9-3-6-3-9). Kết quả ứng dụng 18 bài tập vào thực tiễn cho thấy đã có tác động tốt đến sự phát triển thể lực của khách thể thực nghiệm cụ thể tất cả các test đánh giá thể lực của khách thể nghiên cứu đều tăng trưởng, sự tăng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, ttính > tbảng= 2.145; nhịp tăng trưởng trung bình W %CN = 8.03%. Trong đó, test ném bóng rổ bằng hai tay từ sau ra trước (m) có nhịp tăng trưởng cao nhất W % =12.34% và test Chạy 30m (9-3-6-3-9) (giây) có nhịp tăng trưởng thấp nhất W % = 3.36%. Kiến nghị: Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn có độ tin cậy cao 32
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Hải (2006), Nghiên cứu sự phát triển các tố chất thể lực của VĐV bóng chuyền nam Tỉnh Long An lứa tuổi 15 – 17 trong hai năm tập luyện, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH TDTT II. 2. Phạm Văn Hận (2014), Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản của đội tuyển bóng chuyền nam trường đại học An Giang sau một năm tập luyện, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm TDTT TPHCM. 3. Nguyễn Hữu Hùng (2001), Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Thành Lâm (1998) luận án tiến sĩ “Nghiên cứu các tố chất thể lực đặc trưng của VĐV bóng chuyền nữ 15 – 18 tuổi”. 5. Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Đề (2016), “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Hữu Tín (2007), Nghiên cứu sự phát triển về thể lực và kỹ thuật của VĐV bóng chuyền nam năng khiếu Thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi 15 – 18 sau một năm tập luyện, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐH TDTT TP.HCM 7. Nguyễn Văn Trương (2014), “Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật của nam sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ngành giáo dục thể chất trường Đại học Phạm Văn Đồng tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn thạc sĩ giáo dục học trường ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh. 8. Phạm Minh Triết (2018), “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng chuyền trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ giáo dục học trường ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Thế Truyền – Nguyễn Kim Minh – Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn và kỹ thuật trong tuyển chọn và HLTT. Nxb TDTT, Hà Nội. 33
nguon tai.lieu . vn