Xem mẫu

  1. Thể thao thành tích cao LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNHCHO CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN NAM HẠNG CÂN 49 - 54 KG ĐỘI TUYỂN CỬ TẠ KHUYẾT TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Lưu Trí Dũng - Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM Tóm tắt: Công trình đã lựa chọn được các bài tập sức mạnh phù hợp với đặc điểm vận động viên nam hạng cân 49-54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TPHCM và các điều kiện tập luyện của trung tâm huấn luyện. Xây dựng chương trình tập luyện phù hợp với kế hoạch huấn luyện của đội tuyển cử tạ khuyết tật Việt Nam được ban huấn luyện phê duyệt. Sau thời gian thực nghiệm, kết quả nhận được là sự tăng tiến về thành tích của các test đánh giá sức mạnh cho vận động viên nam đội tuyển cử tạ khuyết tật TPHCM. Từ khóa: Khuyết tật, cử tạ, sức mạnh. Abstract: The project has selected suitable strength exercises for male athletes 49-54 kg for the disabled weightlifting of Ho Chi Minh City team and the training conditions of the training center. Developing a training program in accordance with the training plan of the Vietnamese disabled weightlifting team approved by the training board. After the experimental period, the received results were an increasement in the performance of strength tests for male athletes in the HCMC disabled weightlifting team. Key words: Disabilities, weightlifting, strength. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại các đấu trường PARAGAMES, các vận động viên thể thao khuyết tật Việt Nam, với tinh thần vượt khó, ý chí quyết thắng, đã giành được nhiều thứ hạng cao tại các cuộc thi đấu khu vực và quốc tế, mang lại niềm vinh dự và tự hào cho đất nước nói chung và cho thể thao người khuyết tật Việt Nam nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là chiếc nôi của thể thao người khuyết tật Việt Nam, người khuyết tật được tiếp cận nhiều môn thể thao như: xe lăn đua, xe lăn bóng bàn, xe lăn cầu lông, xe lăn Quần vợt, Bơi lội, Cử tạ… trở thành phương tiện rèn luyện sức khỏe của người khuyết tật. Phong trào Thể dục Thể thao đối với người khuyết tật ngày một phát triển mạnh mẽ, thu hút số đông người khuyết tật tham gia tập luyện thể thao, chính từ phong trào này đã phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng thể thao người khuyết tật của Việt Nam hiện nay. Hiện tại ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu hệ thống huấn luyện cho người khuyết tật khi tham gia tập luyện thể thao. Cách huấn luyện hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Huấn luyện viên, hướng dẫn viên mà chưa có một cơ sở khoa học và tiêu chuẩn thống nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống huấn luyện cho người khuyết tật tham gia tập luyện Thể dục Thể thao là quan trọng và cấp thiết. Nó phản ánh tính nhân văn của xã hội, đánh giá được lợi ích của việc luyện tập thể thao đến sức khỏe người khuyết tật. Đồng thời góp phần phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố mới cho thể thao người khuyết tật. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu: “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh” PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 58
  2. Thể thao thành tích cao Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy như: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm và phương pháp toán thống kê để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Một số bài tập phát triển sức mạnh cho các vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM. - Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu trên 04 vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM. - Địa điểm nghiên cứu: Tổ chức thực hiện tại tại Trung tâm Văn Hóa Thể Thao Quận Tân Bình, Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố Hồ Chí Minh. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Đánh giá thực trạng sức mạnh của vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM 2.1.1 Xác định các test sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM Căn cứ vào các test đánh giá sức mạnh cho vận động viên đội tuyển cử tạ khuyết tật của các tác giả trong và ngoài nước, đồng thời qua tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá sức mạnh cho vận động viên đội tuyển cử tạ khuyết tật cả nước. Dựa trên đặc điểm VĐV khuyết tật, điều kiện tại trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Tân Bình, tổng hợp các test để phỏng vấn các HLV, chuyên gia, chúng tôi đã lựa chọn được các test sau: Lực bóp tay trái (kg), Lực bóp tay phải (kg), Nằm đẩy tạ 70kg tối đa (lần), Nằm đẩy tạ 120kg 3 lần (s), Nằm đẩy tạ 120kg tối đa (lần), Nằm đẩy tạ 3RM (kg) giữa 2 lần phỏng vấn với trị số số x2 tính < x2bảng (= 3.84) ở ngưỡng xác suất P > 0.05, có sự đồng nhất về ý kiến trả lời, tán đồng ít nhất từ 80% trở lên (đồng ý sử dụng). 2.1.2. Đánh giá thực trạng sức mạnh của vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM Ứng dụng 06 test đánh giá sức mạnh đã được lựa chọn thông qua phỏng vấn, kiểm nghiệm độ tin cậy, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng sức mạnh trên 4 vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM qua các chỉ số đánh giá như: Giá trị trung bình ( X ) , độ lệch chuẩn (S), hệ số biến thiên (Cv%) . Kết quả kiểm tra được trình bày qua bảng 1 Bảng 1: Thực trạng sức mạnh của vận động viên khuyết tật hạng cân 49-54kg Thành tích TT Test kiểm tra ___ X S Cv% 1 Lực bóp tay trái (kg) 55.18 1.13 2.05 2 Lực bóp tay phải (kg) 57.83 1.11 1.91 3 Nằm đẩy tạ 70kg tối đa (lần) 23.50 3.51 14.94 4 Nằm đẩy tạ 120kg 3 lần (s) 51.00 6.48 12.71 5 Nằm đẩy tạ 120kg tối đa (lần) 10.75 2.06 19.18 6 Nằm đẩy tạ 3RM (kg) 160.75 21.19 13.18 Qua kết quả đánh giá ban đầu, ta thấy (2/6) test có hệ số biến thiên Cv%
  3. Thể thao thành tích cao 2.2.1 Đặc điểm của vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM - Căn cứ vào thực trạng sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM. Dựa trên các chỉ số phân tích thu được tiến hành đánh giá toàn diện: sức mạnh nhanh, sức mạnh bền, sức mạnh tuyệt đối của đối tượng nghiên cứu để lựa chọn đưa ra khối lượng tập luyện ở các vùng cường độ thích hợp để phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM. - Đặc thù của vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM là bại liệt hoặc cụt mất chi dưới rất khó khăn trong việc di chuyển. Bài tập được xây dựng chủ yếu dựa trên phân vùng cường độ tập luyện trên tạ (nằm đẩy tạ) có người trợ giúp đỡ tạ cho VĐV. - Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm, các chu kỳ huấn luyện của đội tuyển cử tạ khuyết tật Việt Nam được Ban huấn luyện đội tuyển phê duyệt. - Chúng tôi tiến hành tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan, chủ yếu là các công trình nước ngoài, kinh nghiệm huấn luyện của Ban huấn luyện đội tuyển. Xây dựng chương trình thực nghiệm phát triển sức mạnh cho vận động viên nam đội tuyển cử tạ khuyết tật Việt Nam. Tiến hành phỏng vấn, tọa đàm với các giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong huấn luyện VĐV cử tạ khuyết tật… để đưa ra chương trình phù hợp. - Thiết bị tập luyện: Tạ trọng lượng lớn, băng ghế chuyên dụng cho VĐV. - Đặc điểm đối tượng VĐV nghiên cứu: + Lê Văn Công: Là vận động viên nằm trong đội tuyển cử tạ khuyết tật của TP.HCM, quốc gia; đạt huy chương vàng Paralympic tại Rio - 2016, có kinh nghiệm thi đấu, kỹ thuật chưa hoàn thiện. + Trần Công Thành: Là vận động viên mới của đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM, chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu, kỹ thuật chưa hoàn thiện, tâm lý thi đấu chưa ổn định. + Nguyễn Bình An: Là vận động viên nằm trong đội tuyển cử tạ khuyết tật của TP.HCM, quốc gia; đạt huy chương vàng Giải vô địch thế giới - 2016, có kinh nghiệm thi đấu, kỹ thuật chưa hoàn thiện, tâm lý thi đấu cần được cải thiện. + Lê Xuân Lương: Là vận động viên mới của đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM, chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu, kỹ thuật chưa hoàn thiện, tâm lý thi đấu chưa ổn định. 2.2.2 Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh Để lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM phù hợp với điều kiện thực tiễn và để đảm bảo tính khách quan khi lựa chọn các bài tập, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu. Thông qua chỉ số x2 đánh giá sự trùng lắp giữa 2 lần phỏng vấn, trong đó x2 tính < x2bảng (x2bảng = 3.841) với P > 0.05. Những bài tập có ý kiến tán đồng ≥ 80% sẽ được lựa chọn. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 60
  4. Thể thao thành tích cao Bảng 2: Bài tập phát triển sức mạnh đưa vào chương trình thực nghiệm Thời Lượng vận Số phiếu Tỷ lệ TT Bài tập gian động Đồng ý % nghỉ 1 Căng cơ tay vai 60s x 3-5 lần 5 phút 48 96 2 Dẻo khớp vai, khuỷu, cổ… 60s x 3-5 lần 5 phút 47 94 3 Ép dẻo cơ lưng bụng 60s x 3-5 lần 5 phút 45 90 4 Quay nữa thân trên 60s x 3-5 lần 5 phút 48 96 5 Chống đẩy không tải tối đa 3-5 lần 5 phút 45 90 6 Kéo tay xà đơn 30s 3-5 lần 5 phút 46 92 7 Kéo tay xà đơn tối đa 3-5 lần 5 phút 47 94 8 Co 2 tay với tạ đôi 5kg 60s x 3-5 lần 5 phút 46 92 9 Gập cơ bụng 60s x 3-5 lần 5 phút 45 90 10 Gập cơ bụng tối đa 3-5 lần 5 phút 45 90 11 Kéo dây cao su, 2 tay dang ngang 60s x 3-5 lần 5 phút 45 90 12 Kéo dây cao su tốc độ trước sau 30s x 3-5 lần 5 phút 45 90 20m x 10 lần 13 Đi cầu thang bằng 2 tay 5 phút 47 94 x 3-5 tổ 14 Nằm sấp kéo tạ tốc độ cao (10kg) 30s 3-5 lần 5 phút 45 90 Nằm ngửa kéo tạ qua đầu tốc độ cao 15 3-5 lần 5 phút 46 92 (10kg) 10-15 lần/tổ 16 Nằm ngửa đẩy tạ 70kg -90kg 5 phút 47 94 x 3-5 tổ 5-10 lần/tổ x 17 Nằm ngửa đẩy tạ 90kg -120kg 10 phút 47 94 3-5 tổ Nằm ngửa đẩy tạ với trọng lượng tạ tối 3-5 lần/tổ x 18 15 phút 47 94 đa 3-5 tổ 2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM 2.3.1. Xây dựng chương trình huấn luyện cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP. HCM Sau khi đánh giá thực trạng sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM, thông qua các số liệu ban đầu chúng tôi tiến hành xây dựng chương trình huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm. Để đạt hiệu quả cao trong huấn luyện, chúng tôi đã sử dụng các nguyên tắc, phương pháp huấn luyện vào quá trình thực nghiệm, thời gian thực nghiệm là 6 tháng (từ tháng 09/2019 đến tháng 02/2020) vào giai đoạn chuẩn bị chung của đội tuyển. Chương trình huấn luyện được xây dựng trên cơ sở bắt buộc một tuần 6 buổi tập. Vì vậy số thời gian dành cho thực nghiệm và tập luyện là một tuần 6 buổi. Tổng số thời gian thực hiện là 144 giáo án. Chương trình tập luyện được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Thích nghi giải phẫu + Giai đoạn 2: Phát triển sức mạnh chung PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 61
  5. Thể thao thành tích cao + Giai đoạn 3: Phát triển sức mạnh chuyên môn * Thời gian thực nghiệm từ 09/2019 đến 02/2020 với kế hoạch như sau: Giai đoạn thích nghi giải phẫu (tuần 1 đến tuần 6) - Mục đích: phát triển sức mạnh chung. Tập luyện các nhóm cơ, gân, dây chằng nhằm chịu được lượng vận động cho các giai đoạn huấn luyện sau. - Các bài tập được sắp xếp theo các nhóm cơ luân phiên hoạt động, tạo điều kiện hồi phục tốt hơn và nhanh hơn. - Số tổ: 3 -5 tổ - Tập 6 buổi/tuần. - Thời gian buổi tập là 90 phút (kể cả thời gian khởi động và thả lỏng). Nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1 đến 2 phút, nghỉ giữa các tổ là 5 phút. Giai đoạn phát triển sức mạnh chung (tuần 7 đến tuần 16) - Mục đích: nhằm phát triển sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền, đặc biệt ở nhóm các cơ chính. - Ở giai đoạn này tùy thể chất của VĐV mà có những bài tập và số lần lặp lại, quãng nghỉ cho phù hợp. - Số tổ 3-5 tổ - Tập 6 buổi/ tuần. Tốc độ và sức bền càng nhiều càng tốt - Thời gian buổi tập là 90 phút (kể cả thời gian khởi động và thả lỏng). Nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 30s đến 1 phút, nghỉ giữa các tổ là từ 3 đến 5 phút. Giai đoạn phát triển sức mạnh chuyên môn (tuần 17 đến tuần 24) - Mục đích: chuyển từ sức mạnh chung sang sức mạnh chuyên môn (tập luyện theo mô hình thi đấu). - Số tổ: 3-4 tổ - Tập 6 buổi/tuần - Thời gian buổi tập là 60- 90 phút (kể cả thời gian khởi động và thả lỏng) - Các bài tập được thực hiện theo phương thức luân phiên vòng tròn hoặc giản cách. 2.3.2. Đánh giá hiệu quả của một số bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM Để đánh giá hiệu quả ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM theo kế hoạch huấn luyện năm sau 6 tháng tập luyện, đề tài tiến hành kiểm tra lần 2 theo phương pháp so sánh trình tự. Kết quả kiểm tra, so sánh qua xử lý số liệu được thể hiện rõ ở bảng 3. Bảng 3: Kết quả sức mạnh của vận động viên sau 6 tháng thực nghiệm Sau thực Ban đầu nghiệm W% T P TT Test (lần 1) (lần 3) x̅ S x̅ S 1 Lực bóp tay trái (kg) 55.18 1.13 55.55 1.22 0.68 7.83 < 0.05 2 Lực bóp tay phải (kg) 57.83 1.11 58.25 1.20 0.73 6.76 < 0.05 3 Nằm đẩy tạ 70kg tối đa (lần) 23.50 3.51 24.75 3.20 5.18 5.00 < 0.05 4 Nằm đẩy tạ 120kg, 3 lần (s) 51.00 6.48 49.48 6.61 3.04 9.85 < 0.05 5 Nằm đẩy tạ 120kg ối đa (lần) 10.75 2.06 12.00 1.83 10.99 5.00 < 0.05 6 Nằm đẩy tạ 3RM (kg) 160.75 21.19 166.25 22.40 3.36 8.52 < 0.05 t0.05 =3.182 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 62
  6. Thể thao thành tích cao NHỊP TĂNG TRƯỞNG W% 12 10.99 10 8 6 5.18 4 3.04 3.36 2 0.68 0.73 0 Lực bóp tay trái Lực bóp tay phải Nằm đẩy tạ 70kg Nằm đẩy tạ 120kg, Nằm đẩy tạ 120kg Nằm đẩy tạ 3RM (kg) (kg) tối đa (lần) 3 lần (s) ối đa (lần) (kg) Biểu đồ 1: Nhịp tăng trưởng các test đánh giá sức mạnh sau thực nghiệm Như vậy, qua 6 tháng áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho các vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM, thành tích của các VĐV nhìn chung đã có sự chuyển biến tích cực. Tất cả các test đều có ý nghĩa thống kê: Test kiểm tra sức mạnh chi trên (Lực bóp tay trái – phải), cho thấy có sự tăng tiến với nhịp tăng trưởng tương ứng (W% = 0.68 và 0.73); Test kiểm tra sức mạnh tốc độ (Nằm đẩy tạ 120 kg 3 lần) đã có sự phát triển với nhịp tăng trưởng (W% = 3.04); Test kiểm tra sức mạnh tối đa (Nằm đẩy tạ 3RM) cũng có sự phát triển với nhịp tăng trưởng (W% = 3.36); Test kiểm tra sức mạnh bền gồm 2 test ( Nằm đẩy tạ 70 kg tối đa và Nằm đẩy tạ 120 kg tối đa) cũng có sự phát triển với nhịp tăng trưởng tương ứng (W% = 5.18 và 10.99). 3. KẾT LUẬN Qua các bước nghiên cứu đề tài đã xác định được 18 bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM và được phân chia thành 4 nhóm: nhóm bài tập khởi động; nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, nhóm bài tập phát triển sức mạnh bền, nhóm bài tập phát triển sức mạnh tối đa. Sau thực nghiệm các bài tập phát triển sức mạnh thì có thể nhận thấy được sự tăng tiến. Nhịp tăng trưởng giao động từ 0.68 của test Lực bóp tay trái đến 10.99 của test Nằm đẩy tạ 120 kg tối đa. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy được chương trình thực nghiệm phát triển sức mạnh cho nam vận động viên hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật TP.HCM đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển sức mạnh cho VĐV góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện thi đấu giành thành tích cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Việt Bảo (2011), Nghiên cứu tác động của các bài tập sức mạnh đến vận động viên thể dục thể hình, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KH TDTT. 2. Nguyễn Đại Dương (Dịch) 2000, Sách giáo khoa cử tạ, NXB TDTT Hà Nội. 3. Bùi Trọng Toại (2010), Huấn luyện sức mạnh tốc độ, NXB TDTT. 4. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình Đo lường thể thao”, TDTT TP HCM. 5. Chu D.A (1996) Explosive Power and strength, 1996, Human kinetic 6. Jess Javer, better coaching, charp 10: Method and effects of strength, speed, power and flexibility training, Australian coaching council Incorporated. Nguồn bài báo: Nguyễn Minh Hoàng, “Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên nam hạng cân 49 - 54 kg đội tuyển cử tạ khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, TP.HCM, 2020. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 63
nguon tai.lieu . vn