Xem mẫu

  1. LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO THÀNH TÍCH CÁC TEST THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÂN HIỆU TẠI TỈNH VĨNH LONG THEO TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI THỂ LỰC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ThS. Nguyễn Đại Sơn Trường ĐH KT TP.HCM Phân hiệu tại tỉnh Vĩnh Long TÓM TẮT Để duy trì và nâng cao thể lực của sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó lựa chọn được các bài tập hữu hiệu để nâng cao thành tích các test thể lực là một trong những yếu tố quan trọng. Mục đích nghiên cứu, xác định được một số bài tập nâng cao thành tích các test thể lực cho SV trường Đại học Kinh tế TP. HCM Phân hiệu tại tỉnh Vĩnh Long (ĐH KT TP.HCM PHVL) theo tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm giúp sinh viên có thể lực yếu đạt tiêu chuẩn xếp loại thể lực theo quy định của Bộ GD&ĐT. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn về thể lực đối với sinh viên được Bộ giáo dục và Đào tạo tập trung vào các tố chất thể lực chung là chủ yếu như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo. Đây được coi là một trong những yêu cầu thể lực quan trọng, đảm bảo sự phát triển thể chất cho sinh viên trong chương trình Giáo dục thể chất do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Trong giáo dục tố chất thể lực chung cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng đa số các nhà chuyên môn cho rằng tố chất thể lực chung phải được phát triển toàn diện và lâu dài trong suốt quá trình tập luyện. Tuy nhiên với đặc thù của lứa tuổi sinh viên (18 – 22 tuổi), các tố chất thể lực phải phát triển theo đặc điểm riêng, từng tố chất thể lực đang phát triển theo tuổi sinh học thời kỳ nhạy cảm, từng giai đoạn huấn luyện. Điều tra thực trạng thể lực chung theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL cho thấy có tới 34.92% ở nam và 35.96% ở nữ chưa đạt các test kiểm tra thể lực. Điều đó cho thấy rằng một bộ phận sinh viên có thể lực yếu và chưa thường xuyên tập luyện thể thao ngoại khoá trong nhà trường. Chính vì vậy lựa chọn một số bài tập nâng cao thành tích các test thể lực sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL theo tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hết sức cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn, Phương pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán học thống kê. 318
  2. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng thể lực sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL Để đánh giá thực trạng thể lực của SV, đề tài tiến hành kiểm tra 241 SV, trong đó có 178 SV nữ và 63 SV nam thông qua các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thể lực do Bộ GD&ĐT Quy định và ban hành (Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đánh giá, xếp loại thể lực HSSV). Các nội dung kiểm tra bao gồm: Test 1: Nằm ngửa gập bụng (lần/30s); Test 2: Bật xa tại chỗ (Cm); Test 3: Chạy 30 m xuất phát cao (s); Test 4: Chạy tùy sức 5 phút (m). Kết quả xếp loại thể lực của sinh viên được đánh giá ở 3 mức: - Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có 3 chỉ tiêu Tốt và một chỉ tiêu Đạt trở lên. - Đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi từ mức Đạt trở lên. - Chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có 1 chỉ tiêu dưới mức Đạt. Sau khi thu thập được số liệu, chúng tôi tiến hành xếp loại thể lực SV theo tiêu chuẩn, Quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả xếp loại được trình bày ở bảng 3.1 Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp xếp loại thể lực SV trường ĐH KT TP.HCM PHVL Xếp loại Giới tính Tốt Đạt Chưa đạt n % n % n % Nam (n = 63) 7 11.11 34 53.97 22 34.92 Nữ (n = 178) 12 6.74 102 57.30 64 35.96 Từ kết quả tại bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ sinh viên không đạt tiêu chuẩn xếp loại thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khá cao (34.92% ở nam và 35.96% ở nữ). 3.2 Lựa chọn các bài tập nâng cao thành tích các test thể lực cho sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL Đề tài tiến hành lựa chọn các bài tập ứng dụng trong nâng cao thành tích các test thể lực cho đối tượng nghiên cứu, quá trình lựa chọn được tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tổng hợp các bài tập từ các tài liệu chuyên môn có liên quan và tham khảo thực tiễn công tác huấn luyện tố chất thể lực chung tại các trường Đại học, Cao đẳng và tại trường năng khiếu TDTT, trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Vĩnh Long. Bước 2: Xác định mức độ ưu tiên các bài tập ứng dụng trong việc nâng cao thành tích các test thể lực cho đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Trên cơ sở đó, quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 25 bài tập: Bài tập 1: Chạy 30m xuất phát cao; Bài tập 2: Chạy biến tốc 30m; Bài tập 3: Chạy 50m xuất phát cao; Bài tập 4: Chạy 100m xuất phát cao; Bài tập 5: Nhảy dây trong 2 phút; Bài 319
  3. tập 6: Nằm chống sấp tay số lần tối đa.; Bài tập 7: Bật cao với tại chỗ; Bài tập 8: Bật nhảy một chân 5 bước; Bài tập 9: Bật xa tại chỗ; Bài tập 10: Nằm ngửa gập bụng; Bài tập 11: Nằm sấp gập lưng; Bài tập 12: Nằm nghiêng gập hông; Bài tập 13: Bật bục tại chỗ 1 phút; Bài tập 14: Chụm chân ngồi xổm bật lên cao thẳng chân; Bài tập 15: Chạy lặp lại 400m với cường độ từ 80 - 85% cường độ tối đa. Bài tập 16: Chạy lặp lại 800m với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa; Bài tập 17: Chạy biến tốc 300m nhanh – 100 m chậm với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa; Bài tập 18: Chạy (800m - 600m - 400m) với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa; Bài tập 19: Chạy lặp lại 1000m với cường độ từ 75 – 80% cường độ tối đa; Bài tập 20: Chạy (3000m - 2000m - 1000m) với cường độ từ 80 - 85% cường độ tối đa; Bài tập 21: Chạy việt dã 5 km; Bài tập 22: Đấu tập cầu lông; Bài tập 23: Đấu tập bóng chuyền; Bài tập 24: Đấu tập đá cầu; Bài tập 25: Đấu tập bóng đá 5 người. Với mục đích lựa chọn các bài tập trong việc nâng cao thành tích các test thể lực SV phù hợp với các điều kiện thực tiễn của nhà trường, đề tài đã tiến hành phỏng vấn các lựa chọn các bài tập áp dụng trong giáo dục tố chất thể lực cho sinh viên thông qua hình thức phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là 25 người là huấn luyện viên trường năng khiếu TDTT, trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Vĩnh Long, giảng viên GDTC của các trường Đại học, cao đẳng trong tỉnh Vĩnh Long. Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các bài tập được xác định theo 4 mức độ ưu tiên: - Ưu tiên 1: Rất quan trọng - Ưu tiên 2: Quan trọng - Ưu tiên 3: Bình thường - Ưu tiên 4: Không quan trọng Kết quả phỏng vấn thực tiễn việc ứng dụng hệ thống các bài tập ứng dụng trong việc nâng cao thành tích các test thể lực cho sinh viên (Bảng 3.2) Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên sử dụng các bài tập nâng cao thành tích các test thể lực cho sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL Kết quả phỏng vấn theo tỷ lệ % và xếp theo Số người mức độ quan trọng TT Bài tập lựa chọn Rất quan Quan Bình Không trọng trọng thường quan trọng n % n % n % n % n % 1 Chạy 30m XPC 24 96 17 70.83 6 25.00 1 4.17 0 0 2 Chạy biến tốc 30m 14 56 6 42.86 4 28.57 3 21.43 1 7.14 3 Chạy 50m XPC 23 92 16 69.57 5 21.74 2 8.70 0 0 4 Chạy 100m XPC 24 96 18 75.00 4 16.67 2 8.33 0 0 5 Nhảy dây trong 2 phút 16 64 7 43.75 5 31.25 3 18.75 1 6.25 Nằm chống sấp tay số 6 22 88 16 72.73 5 22.73 1 4.55 0 0 lần tối đa 7 Bật cao với tại chỗ 14 56 7 50.00 4 28.57 2 14.29 1 7.14 8 Bật nhảy một chân 5 bước 20 80 14 70.00 5 25.00 1 5.00 0 0 320
  4. Kết quả phỏng vấn theo tỷ lệ % và xếp theo Số người mức độ quan trọng TT Bài tập lựa chọn Rất quan Quan Bình Không trọng trọng thường quan trọng n % n % n % n % n % 9 Bật xa tại chỗ 16 64 7 43.75 2 12.50 3 18.75 1 6.25 10 Nằm ngửa gập bụng 24 96 17 70.83 5 20.83 2 8.33 0 0 11 Nằm sấp gập lưng 23 92 16 69.57 6 26.09 1 4.35 0 0 12 Nằm nghiêng gập hông 15 60 7 46.67 4 26.67 3 20.00 1 6.67 13 Bật bục tại chỗ 1 phút 21 84 15 71.43 4 19.05 2 9.52 0 0 Chụm chân ngồi xổm 14 14 56 6 42.86 5 35.71 3 21.43 0 0 bật lên cao thẳng chân Chạy lặp lại 400m với 15 cường độ từ 80 - 85% 15 60 7 46.67 4 26.67 2 13.33 1 6.67 cường độ tối đa Chạy lặp lại 800m với 16 cường độ từ 75 - 80% 25 100 20 80.00 4 16.00 1 4.00 0 0 cường độ tối đa Chạy biến tốc 300m nhanh – 100 m chậm với 17 24 96 18 75.00 5 20.83 1 4.17 0 0 cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa Chạy (800m - 600m - 400m) với cường độ 18 23 92 17 73.91 5 21.74 1 4.35 0 0 từ 75 - 80% cường độ tối đa Chạy lặp lại 1000m với 19 cường độ từ 75 – 80% 16 64 10 62.50 3 18.75 2 12.50 1 6.25 cường độ tối đa Chạy (3000m - 2000m - 1000m) với cường độ 20 10 40 4 40.00 2 20.00 3 30.00 1 10.00 từ 80 - 85% cường độ tối đa 21 Chạy việt dã 5 km 11 44 4 36.36 5 45.45 1 9.09 1 9.09 22 Đấu tập cầu lông 13 52 5 38.46 3 23.08 3 23.08 2 15.38 23 Đấu tập bóng chuyền 12 48 6 50.00 3 25.00 2 16.67 2 16.67 24 Đấu tập đá cầu 15 60 7 46.67 3 20.00 4 26.67 1 6.67 25 Đấu tập bóng đá 5 người 14 56 5 35.71 4 28.57 3 21.43 2 14.29 Từ kết quả thu được ở bảng 3.2 chúng tôi đã lựa chọn được 11 bài tập chuyên môn ứng dụng trong tập luyện nâng cao thành tích thể lực cho SV: Chạy 30m xuất phát cao; Chạy 50m xuất phát cao; Chạy 100m xuất phát cao; Nằm chống sấp tay số lần tối đa; Nằm ngửa gập bụng; Nằm sấp gập lưng; Bật bục tại chỗ 1 phút; Bật nhảy một chân 5 bước; Chạy biến tốc 300m nhanh – 100 m chậm với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa; Chạy lặp lại 800m với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa; Chạy (800m - 600m - 400m) với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa. 321
  5. Các bài tập trên đều có ý kiến lựa chọn từ 80% trở lên, trong đó các ý kiến đều tập trung xếp chúng ở mức độ ưu tiên 1 (trên 69%). Do đó, các bài tập này có đủ tin cậy để đưa vào sử dụng trong tập luyện nâng cao thành tích các test thể lực cho sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL. 3.3 Đánh giá hiệu quả thực nghiệm các bài tập để nâng cao thành tích các test thể lực cho sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong 8 tuần trên đối tượng nghiên cứu là 80 sinh viên (30 nam và 50 nữ), được chia 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm (15 SV nam và 25 SV nữ) tại các buổi tập ngoại khóa: tiến hành tập luyện các bài tập thể lực được biên soạn trong 45 phút. Nhóm đối chứng (15 SV nam và 25 SV nữ): tự tham gia tập luyện ngoại khóa theo sở thích của cá nhân. Trước thực nghiệm sư phạm chúng tôi tiến hành lấy số liệu 4 Test, để so sánh mức độ phát triển thể chất của SV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để kiểm chứng tính khách quan của việc phân nhóm (bảng 3.3; 3.4). Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra thể lực của SV nam trước thực nghiệm giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (n = 15) Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng t P Stt Test Cv X1 δ1 X2 δ2 Cv (%) (%) Nằm ngữa gập bụng 1 17.00 1.25 7.37 17.07 1.53 8.99 0.13 >0.05 (lần/30s) 2 Bật xa tại chỗ (cm) 199.07 3.45 1.73 201.53 6.00 2.98 1.38 >0.05 3 Chạy 30 mét XPC (s) 5.75 0.33 5.70 5.88 0.14 2.38 1.34 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 905.93 35.93 3.97 910.13 31.34 3.34 0.34 >0.05 Độ tự do: df=nA + nB - 2 nên t0.05 = 1.701; t0.025 = 2.048 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra thể lực của SV nữ trước thực nghiệm giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (n = 25) Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Stt Test Cv t P X1 δ1 Cv (%) X2 δ2 (%) Nằm ngữa gập bụng 1 15.44 1.47 9.55 15.28 1.40 9.16 0.39 >0.05 (lần/30s) 2 Bật xa tại chỗ (cm) 150.00 8.79 5.86 152.28 8.31 5.46 0.94 >0.05 3 Chạy 30 mét XPC (s) 6.70 0.53 7.94 6.72 0.51 7.65 0.13 >0.05 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 827.44 80.60 9.74 839.68 79.98 9.52 0.54 >0.05 Độ tự do: df=nA + nB - 2 nên t0.05 = 1.678; t0.025 = 2.011 Qua bảng 3.3; 3.4 chúng ta thấy: Tập hợp mẫu của đối tượng nghiên cứu của SV nam và SV nữ của 2 nhóm thực nghiệm, đối chứng tương đối đồng đều có Cv
  6. thống kê khi so sánh về thể lực giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (thể hiện ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05), chứng tỏ sự phân nhóm của đề tài hoàn toàn khách quan, SV các nhóm không có sự khác biệt về thể chất ở thời điểm trước thực nghiệm. Sau thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra mức độ phát triển thể lực của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (bảng 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9) Bảng 3.5: Kết quả thực nghiệm các bài tập nâng cao thành tích các test thể lực của SV nam nhóm thực nghiệm (n = 15) trường ĐH KT TP.HCM PHVL Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nhịp tăng trưởng Stt Test Cv Cv W X1 δ1 X2 δ2 t P (%) (%) (%) Nằm ngữa gập bụng 1 17.00 1.25 7.37 19.47 1.92 9.87 13.54 4.16
  7. Bảng 3.8: Kết quả thực nghiệm các bài tập nâng cao thành tích các test thể lực của SV nữ nhóm đối chứng (n = 25) trường ĐH KT TP.HCM PHVL Trước thực Nhịp tăng Sau thực nghiệm nghiệm trưởng Stt Test Cv Cv W X1 δ1 X2 δ2 t P (%) (%) (%) Nằm ngữa gập bụng 1 15.28 1.40 9.16 15.60 1.29 8.28 2.02 0.84
  8. 13.54 14 12 9.66 8.28 8.65 10 8 6 4 1.54 1.51 1.18 0.75 2 0 Nằm ngữa gập Bật xa tại chỗ Chạy 30 mét Chạy tùy sức 5 bụng (lần/30s) (cm) XPC (s) phút (m) Thực nghiệm Đối chứng Biểu đồ 3.1: So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực SV nam giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng 18.99 20 18 16 14 12 9.21 9.7 10 7.57 8 6 4 2.02 1.46 1.13 0.44 2 0 Nằm ngữa gập Bật xa tại chỗ Chạy 30 mét XPC Chạy tùy sức 5 bụng (lần/30s) (cm) (s) phút (m) Thực nghiệm Đối chứng Biểu đồ 3.2: So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá thể lực SV nữ giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng Song song với việc so sánh thành tích sau thực nghiệm giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, đề tài tiến hành so sánh tỷ lệ SV đạt tiêu chuẩn xếp loại thể lực của 2 nhóm theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực SV ban hành theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10 325
  9. Bảng 3.10: Kết quả tổng hợp xếp loại thể lực SV sau thực nghiệm nhóm thực nghiệm và đối chứng Nam (n=15) Nữ (n=25) Đối Tốt Đạt Chưa đạt Tốt Đạt Chưa đạt tượng n % n % n % N % n % n % Thực 2 13.33 13 86.67 - - 5 20.00 20 80.00 - - nghiệm Đối - - 10 66.67 5 33.33 - - 16 64.00 9 36.00 chứng Tóm lại: Trước thực nghiệm sư phạm, ở cả đối tượng SV nam và nữ ở các Test kiểm tra kết quả kiểm tra đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh về thể lực giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (thể hiện ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05), chứng tỏ sự phân nhóm của đề tài hoàn toàn khách quan, SV các nhóm không có sự khác biệt về thể chất ở thời điểm trước thực nghiệm. Sau thực nghiệm, so với thời điểm ban đầu giữa 2 nhóm không có sự khác biệt về thể chất, sau quá trình thực nghiệm đã có sự thay đổi rõ rệt, nhóm thực nghiệm nam và nữ có sự tăng trưởng thể lực vượt trội so với nhóm đối chứng nam và nữ thể hiện ở 4/4 Test và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (thể hiện ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05). Kết quả tổng hợp xếp loại thể lực sau thực nghiệm, cho thấy tỷ lệ SV xếp loại Tốt của nhóm thực nghiệm (13.33% ở nam và 20% ở nữ), nhóm đối chứng không có SV xếp loại tốt. Ngoài ra trong nhóm thực nghiệm không có SV chưa đạt, ngược lại nhóm đối chứng tỷ lệ SV chưa đạt là (33.33% ở nam và 36% ở nữ). 4. KẾT LUẬN - Đề tài đã lựa chọn 11 bài tập để nâng cao thành tích các test thể lực cho sinh viên trường ĐH KT TP.HCM PHVL, đó là: Bài tập 1: Chạy 30m xất phát cao Bài tập 2: Chạy 50m xuất phát cao Bài tập 3: Chạy 100m xuất phát cao Bài tập 4: Nằm chống sấp tay số lần tối đa Bài tập 5: Nằm ngửa gập bụng Bài tập 6: Nằm sấp gập lưng Bài tập 7: Bật bục tại chỗ 1 phút Bài tập 8: Bật nhảy một chân 5 bước Bài tập 9: Chạy biến tốc 300m nhanh – 100 m chậm với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa Bài tập 10: Chạy lặp lại 800m với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa Bài tập 11: Chạy (800m - 600m - 400m) với cường độ từ 75 - 80% cường độ tối đa 326
  10. - Quá trình thực nghiệm sư phạm với thời gian 08 tuần, đề tài đã xác định được hiệu quả rõ rệt của các bài tập đã lựa chọn trong việc nâng cao thành tích các test thể lực cho đối tượng nghiên cứu (t tính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT quy định tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh, sinh viên. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), TT số 25/2015/TT-BGDĐT quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 4. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 11/2015/NĐ-CP quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 5. Trương Tấn Hùng (1999), Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐH Thể dục Thể thao, Bắc Ninh. 6. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 7. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn và cộng sự (2000), “Lý luận và phương pháp TDTT”, NXB TDTT Hà Nội. 8. Lâm Quang Thành, Nguyễn Thành Lâm, Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2016), Giáo trình Đo lường thể thao, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM. 9. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Lý Vĩnh Trường, Lưu Thiên Sương, Nguyễn Nam Hải, Nguyễn Thị Thanh Trà (2017), Giáo trình thống kê trong TDTT, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM. 10. Nguyễn Tiên Tiến, Lê Thiết Can, Trần Hồng Quang, Lương Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2015), Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy đại học TDTT, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM 11. Nguyễn Tiên Tiến, Trần Hồng Quang, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Nguyễn Khánh Duy (2016), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong TDTT, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM. 12. Đặng Hà Việt, Nguyễn Đình Cách, Phạm Hoàng Tùng, Ngô Thị Thỳ, Hồ Hải, Trần Văn Đạo, Cao Thanh Vân (2016) Giáo trình điền kinh, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM. 327
nguon tai.lieu . vn