Xem mẫu

  1. LỰA CHỌN CÁC TEST ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM TS. Phạm Thái Vinh1, ThS. Hồ Văn Lừng2, CN. Hồ Phước Hòa1 1 Trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại Học GTVT TP Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bằng những phương pháp nghiên cứu thường quy nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp và lựa chọn được hệ thống các test trong môn bóng đá có tính khoa học và ứng dụng cao, dùng để kiểm tra đánh giá cho đội tuyển bóng đá Trường ĐH GTVT TP. HCM, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác huấn luyện môn bóng đá trong Nhà trường. Từ khóa: Test, thể lực, bóng đá, ĐH GTVT TP. HCM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lực của một cầu thủ bóng đá mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố phối hợp với nhau sao cho phù hợp với các nhân tố quyết định thành tích của môn thể thao sau này. Ngoài các tiêu chuẩn chung đối với vận động viên thể thao phải có sức khỏe, có tố chất thể lực tốt, có khả năng tiếp thu kỹ thuật, có phẩm chất tư tưởng đạo đức và đặc điểm tâm lý phù hợp. Người vận động viên bóng đá phải đáp ứng những yêu cầu chuyên môn của môn bóng đá. Bóng đá hiện đại ngày nay đòi hỏi phải được xây dựng trên nền tảng thể lực vững chắc, vì có thể lực mới đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật tốt. Cầu thủ bóng đá ở trình độ cao phải luôn di chuyển, thay đổi nhịp độ trong suốt thời gian thi đấu. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy các cầu thủ bóng đá di chuyển từ 12 đến 15 km trong một trận đấu bao gồm chạy xen kẽ, chạy nước rút, chạy tốc độ trung bình, chạy chậm và đi bộ. Để thực hiện được điều đó cầu thủ bóng đá phải có thể lực tốt và để đạt được mục đích thi đấu thì ngoài thể lực các cầu thủ cũng cần có trình độ kỹ thuật cao để nâng cao tính hiệu quả trọng của quá trình phát triển trình độ luyện tập lâu dài. Trong thể thao rèn luyện kỹ thuật là yêu cầu tiên quyết nhưng bên cạnh đó thì thể lực là nền tảng để góp phần quan trọng trong việc nâng cao thành tích thể thao. Có thể lực giúp cho việc tập luyện và hoàn thiện kỹ thuật được tốt hơn, hạn chế được nhiều trường hợp chấn thương trong thể thao. Vì vậy trong quá trình đào tạo và huấn luyện thì vấn đề thể lực là mối quan tâm hàng đầu hiện nay đối với các nhà làm công tác đào tạo, và bên cạnh đó có thể lực tốt thì mới đảm bảo cho việc tập luyện chiến thuật là một trong những yếu tố luôn được chú trọng trong quá trình đào tạo và huấn luyện. Muốn phát huy tốt khả năng kỹ thuật, chiến thuật trong các tình huống luôn biến đổi theo diễn biến trận đấu, cầu thủ cần phải được chuẩn bị thật tốt vả toàn diện về thể lực. Thể lực là nền tảng cho mọi hoạt động trong bóng đá. 126
  2. Chính vì đều đó công tác kiểm tra đánh gia về trình độ thể lực đóng vai trò quan trọng trong công tác huấn luyện của mỗi đội bóng. Đội bóng Trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM là một trong những đội bóng nổi bật ở phong trào bóng đá sinh viên TP.HCM như huy chương bạc giải bóng đá sinh viên TP.HCM 2016, 2017 và thường xuyên góp mặt ở các giải sinh viên toàn quốc trong những năm gần đây. Trước đây trong công tác huấn luyện tại cơ sở đã chưa thực hiện công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên. Để giúp cho công tác lập kế hoạch huấn luyện và đánh giá có hiệu quả và khoa học thì thông qua việc nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà chuyên môn những thông tin khoa học cần thiết, qua đó có những điều chỉnh hợp lý trong công tác huấn luyện ở đơn vị góp phần nâng cao hiệu quả huấn luyện. 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các test thể lực ở môn bóng đá cho đội tuyển bóng đá nam Trường ĐH GTVT TP. HCM Khách thể nghiên cứu: 20 chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên, giáo viên dạy môn bóng đá ở các trung tâm Thể thao và các trường Đại học. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hệ thống hóa các test thể lực trong bóng đá Để có được hệ thống test đánh giá được trình độ thể lực của đội tuyển bóng đá nam ĐH GTVT TP HCM, chúng tôi tiến hành 3 bước sau: Bước 1: Hệ thống hóa các test đánh giá thể lực trong môn bóng đá Qua tham khảo các tài liệu việc sử dụng các test để tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện về mặt thể lực cho VĐV bóng đá của các chuyên gia trong và ngoài nước như : Bansevich, 1980, Aulic I.V, 1982 , Nguyễn Thiệt Tình, 1993, Phạm Ngọc Viễn, 1999, Phạm Quang, 1996, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn, 2002 …Chúng tôi nhận thấy có sự đồng nhất của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước trong việc đánh giá các năng lực khác nhau về các tố chất thể lực của VĐV bóng đá. Theo các tài liệu chuyên môn bóng đá trong và ngoài nước đều có giới thiệu các test đánh giá thề lực, chúng tôi có hệ thống sau: • Kiểm tra sức nhanh: Chạy XPC 15m, chạy XPC 30m, chạy 60m, chạy 100m, di động chân phòng thủ. • Kiểm tra sức mạnh tốc độ (sức bật): Bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ, chạy tốc độ cao 15m, bật liên tục 5 bước không đà. • Kiểm tra sức bền: Test Cooper, chạy cự li 1200m tính thời gian. 127
  3. • Kiểm tra linh hoạt, khéo léo: Chạy con thoi: 5 – 10 – 15 – 20 – 25, chạy chữ T. • Kiểm tra sức bền tốc độ: chạy 5x30m, chạy con thoi 7 x 50m, chạy 4x60m. Các chỉ tiêu, các test có tần suất sử dụng cao, được nhiều tác giả sử dụng để đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của VĐV ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm đến: “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao” của Viện Khoa học Thể dục thể thao công bố 2002. Bao gồm các test sau: • Bật xa tại chỗ (cm). • Bật cao tại chỗ (cm). • Chạy 15m tốc độ cao (s). • Chạy 2000m (ph). • Chạy 7L x 50m (s). • XPC 5L x 30m (s). • Test Cooper (m). • Dẫn bóng qua cọc sút cầu môn (s). Theo PGS - TS Phạm Ngọc Viễn, 1999, “Công tác huấn luyện các đội bóng đá hạng nhất quốc gia”, NXB Hà Nội, đã sử dụng các test đánh giá trình độ THỂ LỰC của VĐV bóng đá gồm: • Chạy 100m (s). • Bật nhảy xa 5 bước không đà (cm). • Bật cao tại chỗ đánh đầu bóng treo (cm). • Chạy 10L x 30m (s). • Chạy XPC 15m (s). • Test Cooper (m). • Test Nurimop 1,2. Đặc biệt chúng tôi quan tâm đến các tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên chuyên sâu bóng đá của Bộ Môn: BĐ – ĐC – CM Trường Đại học TDTT TP. HCM. Có các test sau: • Dẫn bóng tốc độ 30m (s). • Dẫn bóng luồn cọc 10m (s). • Bật cao tại chỗ đánh đầu vào bóng treo (cm). • Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s). • Đá bóng xa trong hành lang 10m (m). • Di chuyển tổng hợp trong tam giác (s). 128
  4. Tóm lại: Qua tham khảo tài liệu, đề tài đã hệ thống được các test đánh giá thể lực cho VĐV bóng đá gồm: • Dẫn bóng luồn cọc 10m (s) • Bật xa tại chỗ (cm) • Ném bóng đặc 2kg (m) • Chạy 30 m xuất phát cao (giây) • Chạy 60m xuất phát cao (giây) • Nhảy dây 1 phút (lần) • Dẻo gập thân (cm) • Chạy 5 phút tuỳ sức (m) • Cooper • Chạy 1200m (phút) • Chạy 400m (giây) • Chạy 5 x 100m (giây) • Chạy 5 x 30m (giây) • Chạy ziczac 5x5m • Chạy xoay trở 5x5m • Shuttle Run test • Yo yo test • Dẫn bóng luồn cọc sút CM Bước 2: Để đảm bảo tính khách quan khi lựa chọn test, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu. Khách thể phỏng vấn là 20 giảng viên, các chuyên gia có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm, các HLV đã và đang trực tiếp huấn luyện VĐV bóng đá Nội dung phỏng vấn nhằm xác định mức độ ưu tiên của các test kiểm tra thể lực Bóng đá ở mức: Mức 1: Thường sử dụng Mức 2: Ít sử dụng Mức 3: Không sử dụng 129
  5. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test nhằm đánh giá thể lực bóng đá MỨC ĐỘ SỬ DỤNG STT TÊN CÁC TEST Thường SD Ít SD Không SD SL % SL % SL % 1 Chạy 15 m xuất phát cao (giây) 17 85 2 10 1 5 2 Chạy 60m xuất phát cao (giây) 14 70 5 25 1 5 3 Dẫn bóng luồn cọc 10m (giây) 18 90 0 0 2 10 4 Bật xa tại chỗ (cm) 16 80 1 5 3 15 5 Nhảy dây 1 phút (lần) 8 40 5 25 7 35 6 Dẻo gập thân (cm) 3 15 10 50 7 35 7 Chạy 5 phút tuỳ sức (m) 10 50 5 25 5 25 8 Cooper 8 40 8 40 4 20 9 Chạy 1200m 17 85 0 0 3 15 10 Chạy 400m (giây) 13 65 1 5 6 30 11 Chạy 5 x 100m (giây) 7 35 7 35 6 30 12 Chạy 5 x 30m (giây) 18 90 1 5 1 5 13 Ném bóng đặc 2kg (m) 11 55 5 25 4 20 14 Chạy ziczac 5x5m 9 45 5 25 6 30 15 Chạy xoay trở 5x5m 8 40 8 40 4 20 16 Shuttle Run test 3 15 10 50 7 35 17 Yo yo test 2 10 2 10 16 80 18 Dẫn bóng luồn cọc sút CM 17 85 1 5 2 10 Qua kết quả thống kê ở bảng 1, nhóm nghiên cứu chọn những test có sự lựa chọn từ 80% trở lên số nhà chuyên môn đồng ý sử dụng. Như vậy chúng tôi đã chọn 6/18 test dùng kiểm tra thể lực chuyên môn cho các VĐV Bóng đá ĐH GTVT TP. HCM như sau: 1. Dẫn bóng luồn cọc 10m(s) 2. Bật xa tại chỗ (cm) 3. Chạy 15m xuất phát cao (s) 4. Chạy 5x30m (s) 5. Chạy 1200 m (phút) 6. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s) 3.2 Kiểm nghiệm kết quả phỏng vấn Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện kiểm nghiệm kết quả phỏng vấn bằng phương pháp kiểm định dấu và hạng Wilcoxon (Wilcoxon Signed Rank). Kết quả thu được như sau: 130
  6. Ranks N Mean Rank Sum of Ranks Negative Ranks 1a 2.00 2.00 Positive Ranks 0b .00 .00 L2 - L1 Ties 19 c Total 20 a. L2 < L1 b. L2 > L1 c. L2 = L1 Test Statisticsa L2 - L1 Z -1.651b Asymp. Sig. (2-tailed) 058 a. Wilcoxon Signed Ranks Test b. Based on positive ranks.  Giả thuyết: có sự khác biệt giữa 2 lần phỏng vấn và kết quả thu được là: − Tổng số lượng chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên được phỏng vấn là 20. − Thứ hạng trung bình chênh lệch (-): 1 − Thứ hạng trung bình chênh lệch (+): 0 − Không thay đổi kết quả trước và sau phỏng vấn: 19 − Đơn vị lệch chuẩn là Z= -1.651. − Mức ý nghĩa chính xác là (2 đuôi) = 0.058 Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa 2 lần phỏng vấn với P= 0.058 3. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được hệ thống các test đáng giá thể lực trong bóng đá, sau khi tiến hành tiến hành phỏng vấn và kiểm nghiệm kết quả phỏng vấn đã lựa chọn được 6 test thể lực đủ độ tin cậy và tính khoa học để dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra, đánh giá thể lực cho đội tuyển bóng đá trường ĐH GTVT TP HCM trong quá trình huấn luyện. Bao gồm các test sau: 1. Dẫn bóng luồn cọc 10m(s) 2. Bật xa tại chỗ (cm) 3. Chạy 15m xuất phát cao (s) 4. Chạy 5x30m (s) 5. Chạy 1200 m (phút) 6. Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s) 131
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Minh Chiến, Phạm Thái Vinh (2020), “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nâng cao thể lực và kỹ thuật cơ bản cho đội tuyển nam bóng đá 5 người Trường tiểu học Kim Đồng, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn Thạc sĩ ĐHSP TDTT TP. HCM. 2. Cai Văn Hòa (2015), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập sức bền cho đội tuyển futsal nam trường đại học Đà Lạt”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH TDTT TP. HCM. 3. Trần Đức Thiện, Phạm Thái Vinh (2018), “Nghiên cứu đánh giá trình độ kỹ thuật và thể lực chuyên môn cho các vận động viên nam đội bóng đá Futsal Sanatech Khánh Hòa mùa bóng 2016 – 2017”, Luận văn Thạc sĩ. ĐHSP TDTT TP. HCM. 4. Nguyễn Thiệt Tình (1997), "Huấn luyện và giảng dạy Bóng đá", NXB TDTT Hà Nội. 5. Nguyễn Toán (1998), "Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên", NXB TDTT Hà Nội. 6. Phạm Ngọc Viễn (1999), “Công tác huấn luyện các đội bóng đá hạng nhất quốc gia”, NXB Hà Nội. 7. Phạm Thái Vinh (2009), “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện đội U16 Thành Long – TP HCM”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH TDTT TP. HCM. 8. Hồ Phước Hòa, Phạm Thái Vinh (2021), “Đánh giá trình độ tập luyện của đội bóng đá nam trường Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM”, Luận văn Thạc sĩ. 9. Đỗ Vĩnh và Huỳnh Trọng Khải (2009), “ Thống kê toán”, NXB TDTT Hà Nội. 132
nguon tai.lieu . vn