Xem mẫu

  1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ QUÝ ĐÔN HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI TS. Phạm Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Ngọc Tuấn, ThS. Đoàn Thanh Nam Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Giáo dục thể chất (GDTC) trong học đường có vai trò quan trọng và cơ bản trong việc tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh, sinh viên góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, đào tạo con người phát triển toàn diện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy, bài viết tiến hành lựa chọn và xây dựng một số biện pháp (BP) nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC trường Trung học phổ thông (THPT) Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội. Từ khóa: Biện pháp; Giáo dục thể chất; Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Abstract: Physical education in schools plays an important and fundamental role in enhancing the health and fitness of students, and students actively contribute to fostering and training people for comprehensive development to build and defend the country. By conventional research methods, the article selects and develops some measures to improve the quality of physical education work at Le Quy Don High School, Ha Dong, Ha Noi. Keyword: Solution; Physical education; Le Quy Don High School. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ GDTC trong trường học các cấp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao sức khỏe, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống của dân tộc. Trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội luôn đặt mục tiêu giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, định hướng chỉ đạo công tác GDTC cho học sinh toàn trường nhằm đảm bảo cho thế hệ trẻ có đủ sức khỏe, trình độ học vấn, tiềm năng sáng tạo và khả năng tiếp cận làm chủ khoa học kĩ thuật hiện đại, là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong nhưng năm qua nhà trường đã đưa ra những BP tích cực để đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động GDTC nhằm nâng cao chất lượng của môn học, tuy nhiên các BP được triển khai thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế nên hiệu quả chưa cao. Xuất phát những lý do trên, việc nghiên cứu lựa chọn và xây dựng các BP nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: tổng hợp và phân tích tài liệu, điều tra xã hội học, phỏng vấn, toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Lựa chọn BP nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội. 2.1.1. Cơ sở để lựa chọn BP a. Nguyên tắc lựa chọn các BP Trước khi lựa chọn các BP nâng cao chất lượng công GDTC cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu tham PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 260
  2. Giáo dục thể chất và thể thao trường học khảo để xác định các nguyên tắc xây dựng các BP. Đó là các tài liệu về quan điểm và nguyên tắc GDTC, phương hướng mục tiêu phát triển Thể dục thể thao (TDTT) trường học, đặc điểm GDTC trong trường học các cấp, thực trạng công tác quản lý, giáo dục học sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội. Trên cơ sở các tài liệu nói trên, xác định có 4 nguyên tắc để xây dựng các BP đó là: - Nguyên tắc tính thực tiễn (các BP phải xuất phát từ thực tiễn của trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội). - Nguyên tắc tính đồng bộ (các BP đa dạng nhiều mặt và trực tiếp giải quyết các vấn đề của thực tiễn công tác GDTC cho học sinh THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội). - Nguyên tắc tính khả thi (các BP đề xuất phải có khả năng thực thi). - Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học (các BP phải mang tính khoa học và giải quyết vấn đề có tính khoa học). b. Những căn cứ khoa học để lựa chọn BP Ngoài các nguyên tắc nêu trên đề tài còn dựa vào các căn cứ sau đây để lựa chọn các BP. Một là: Căn cứ vào các văn bản pháp quy của nhà nước về công tác GDTC trong các trường Đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước. - Văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC theo quyết định số 203/QĐ - TDTT ngày 23 tháng 02 năm 1989; trong đó quy định thời gian giờ học TDTT chính khóa và yêu cầu thi theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của học sinh, sinh viên. - Quyết định số 93/QĐ - BGD - ĐT ngày 29 tháng 04 năm 1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: ban hành Quy chế công tác GDTC trong các trường học các cấp. - Thông tư số 11/TT – GD - ĐT ngày 10 tháng 08 năm 1994 về công tác TDTT trong giai đoạn mới. - Thông tư liên bộ số 01/TT – LB ngày tháng 08 năm 1990 của Liên Bộ Giáo Dục và Đào tạo – Tổng cục TDTT – Tài chính – Lao động – Thương Binh và Xã Hội về một số chế độ đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên TDTT. - Nghị Quyết 05/2005/NQ – CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hóa, các họat động Giáo dục, Y tế ,Văn hoávà TDTT. Hai là: Căn cứ vào những kết luận của ban giám hiệu trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội đánh giá thực trạng công tác TDTT và hiện trạng thể lực của học sinh trong những năm gần đây. Ba là: Căn cứ vào thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt đông TDTT ngoại khóa trong trường học như: CSVC, đội ngũ giáo viên giảng dạy TDTT, tổ chức quản lý quá trình hoạt động của nhà trường và tổ Thể dục... Bốn là: Dựa vào kết quả phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học TDTT giáo viên TDTT.... Năm là: Xu hướng phát triển của các trường, mở rộng và nâng cấp trường chuẩn quốc gia trong những năm tới. c. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn BP Các BP nâng cao hiệu quả công tác GDTC trước hết là từ học sinh, đối tượng chủ yếu của GDTC và Thể thao trường học. 2.1.2. Lựa chọn các BP nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội. Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau, cùng với việc tuân thủ các nguyên tắc lựa chọn BP, nghiên cứu xác định sơ bộ được 09 BP cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội. Để có được các BP nâng cao hiệu quả PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 261
  3. Giáo dục thể chất và thể thao trường học công tác GDTC trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội mang tính khách quan và khoa học, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lí và giáo viên thể dục của các trường phổ thông trên địa bàn Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội bằng phiếu hỏi. Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn BP nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội (n=31) Rất cần Không cần Cần thiết TT Tiêu chí thiết thiết mi % mi % mi % 1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức ý nghĩa, 23 74.19 3 9.68 5 16.13 vai trò của GDTC trong trường học 2 Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên tục và ưu tiên phát 25 80.65 2 6.45 4 12.90 triển các môn được học sinh yêu thích 3 Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi đấu giao hữu thể thao 26 83.87 3 9.68 2 6.45 giữa các khối, lớp trong và ngoài trường 4 Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống cơ 27 87.10 2 6.45 2 6.45 sở vật chất sẵn có của Nhà trường 5 Thành lập đội tình nguyện viên hướng dẫn tập luyện thể thao nội khóa và ngoại 26 83.87 2 6.45 3 9.68 khóa 6 Khuyến khích học sinh tham gia tập 24 77.42 3 9.68 4 12.90 luyện ít nhất 1 môn thể thao ngoại khóa 7 Đổi mới hình thức quản lý, giảng dạy làm tăng mật độ động trong giờ học chính 25 80.65 2 6.45 4 12.90 khóa 8 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ 15 48.39 10 32.26 6 19.35 GDTC chính khóa và ngoại khóa 9 Tăng cường đội ngũ giáo viên 15 48.39 11 35.48 5 16.13 Qua bảng 1 cho thấy: Có 07 BP để nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội nhận được 70% trở lên ý kiến tán thành ở mức rất cần thiết, đó là các BP 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7. Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn 07 BP trên để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo. 2.2. Xây dựng nội dung các BP nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội. Trên cơ sở 07 BP nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường THPT Lê Quý Đôn, Quận Hà Đông, Hà Nội được lựa chọn chung tôi tiến hành xây dựng nội dung cụ thể mục đích, nội dung các BP, cụ thể như sau: BP 1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC trong trường học. Mục đích: - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường cho các đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh... tạo tiền đề cho việc triển khai các BP tiếp theo. Nội dung và cách thức thực hiện: PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 262
  4. Giáo dục thể chất và thể thao trường học - Phối hợp với các đơn vị chức năng, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Trường quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trong trường học. Làm cho lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học các cấp. - Tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể học sinh về tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường. - Giáo viên giảng dạy TDTT thông qua bài giảng liên hệ với thực tế giúp học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT. - Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm. BP 2. Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên tục và ưu tiên phát triển các môn được học sinh yêu thích. Mục đích: - Đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh, góp phần nâng cao thể lực cho học sinh. Nội dung và cách thức thực hiện: - Nhà trường và tổ Thể dục tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa, tránh hiện tượng học sinh tự đứng ra tổ chức mang tính chất tự phát. - Trên cơ sở điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh, tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn thể thao có đông học sinh có nhu cầu tập luyện như: Điền kinh, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá... sau đó là các môn thể thao khác nếu có điều kiện phù hợp. BP 3. Tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao, các buổi thi đấu giao hữu thể thao giữa các khối, lớp trong và ngoài trường. Mục đích: - Tạo sự say mê, hứng khởi và tác động tới tính tranh đua, tinh thần đồng đội của học sinh trong tập luyện TDTT; Là con đường ngắn nhất để học sinh tham gia tập luyện và cổ vũ thi đấu thể thao. Nội dung và cách thức thực hiện: - Tổ chức các giải thi đấu thể thao toàn trường theo định kỳ, yêu cầu tất cả các lớp học phải tham gia. Đây không chỉ là BP kích thích các em tham gia tập luyện để thi đấu mà còn giúp các em tiếp xúc với môn thể thao thông qua hoạt động cổ vũ cho đồng đội, từ đó thêm yêu thích tập luyện TDTT. - Tổ chức các buổi thi đấu giao hữu thể thao giữa các lớp trong cùng khối học hoặc giữa các khối học trong trường. Phương pháp này dễ tổ chức, không tốn kém kinh phí, thu hút được nhiều người tham gia và tiếp xúc với các môn thể thao tổ chức giao hữu. - Phối hợp với đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức các buổi thi đấu thể thao giao hữu giữa các trường khác. BP 4. Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường. Mục đích: - Tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường để phục vụ các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, giúp hoạt động GDTC đạt hiệu quả cao hơn. Nội dung và cách thức thực hiện: - Tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có của Nhà trường trong việc tập luyện các môn thể thao như: Thiết kế giáo án giảng dạy dựa trên cơ sở các trang thiết bị, dụng cụ sẵn có của Nhà trường, PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 263
  5. Giáo dục thể chất và thể thao trường học sử dụng nhà thể chất để tập luyện các môn như đá cầu, Cầu lông, Bóng chuyền... khi không có giờ học.... - Sử dụng và bảo trì trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất tập luyện một cách khoa học, hợp lý. - Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho học sinh nhà trường, phát động các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí trong tập luyện TDTT. BP 5. Thành lập đội tình nguyện viên hướng dẫn tập luyện thể thao nội khóa và ngoại khóa. Mục đích: - Đào tạo và thành lập đội ngũ hướng dẫn viên là giáo viên kiêm nhiệm và học sinh vừa tham gia tập luyện, vừa tham gia quản lý sân tập, dụng cụ, số lượng học sinh tham gia tập luyện để báo cáo lại với tổ Thể dục của Nhà trường. Nội dung và cách thức thực hiện: - Sử dụng thêm lực lượng giáo viên kiêm nhiệm là những người đam mê TDTT, có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC trong trường học làm hướng dẫn viên TDTT để hướng dẫn học sinh trong cả giờ học chính khóa và ngoại khoá - Đào tạo đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn tập luyện thể thao là các em học sinh yêu thích và thường xuyên tập luyện các môn thể thao cho các lớp, khối trong phạm vi nhà trường. BP 6. Khuyến khích học sinh tham gia tập luyện ít nhất 1 môn thể thao ngoại khóa Mục đích: Tăng cường hình thức tập luyện ngoại khóa và thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT ngoài giờ học mang lại nhiều hiệu quả cao trong việc rèn luyện thân thể, tạo nhiều cơ hội điều kiện để học sinh rèn luyện các phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động tập thể. Nội dung và cách thức thực hiện: - Sắp xếp thời gian biểu học tập của học sinh một cách hợp lý để học sinh có thời gian tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa. - Xâu dựng các câu lạc bộ TDTT ngoại khóa. - Phát động các phong trào thi đua "rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" trong toàn trường; tổng kết, tuyên dương, khen thưởng và xếp loại định kỳ cho từng khối, lớp. - BP này do BCH Đoàn trường phụ trách. BP 7. Đổi mới hình thức quản lý, giảng dạy làm tăng mật độ động trong giờ học chính khóa. Mục đích: Giúp học sinh tăng mật độ và cường độ tập luyện trong giờ học GDTC chính khóa. Nội dung và cách thức thực hiện: - Đổi mới hình thức tổ chức quản lý giảng dạy, hạn chế những hình thức tập luyện đơn lẻ không cần thiết, khuyến khích tập luyện theo nhóm trong đó học sinh thực hiện tốt kèm thêm cho những học sinh thực hiện chưa tốt. - Thiết kế giáo án tận dụng hết các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ sẵn có của nhà trường giúp học sinh có điều kiện tập luyện tốt hơn. - Sử dụng các bài tập dẫn dắt và bài tập bổ trợ được thiết kế không cần sử dụng quá nhiều không gian và dụng cụ tập luyện phức tạp. - Toàn bộ BP do bộ môn GDTC thực hiện. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 264
  6. Giáo dục thể chất và thể thao trường học 3. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đã lựa chọn được 7 BP nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội, các BP mà nghiên cứu đã lựa chọn hoàn toàn phù hợp theo thực tiễn giảng dạy, học tập và các hoạt động Thể thao học đường của nhà Trường. Đồng thời nghiên cứu đã xây dựng nội dung, cách thức tổ chức thực hiện các BP để nâng cao hiệu quả công tác GDTC nhà Trường trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Bộ Chính trị (2011). Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 11/2015/NĐ- CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ về việc Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 5. Một số luận án Tiến sỹ và luận văn Thạc sỹ của nhiều tác giả. Nguồn bài báo: Bài báo được trích dẫn từ luận văn Thạc sỹ giáo dục học: “Nghiên cứu lựa chọn một số BP nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất tại trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội”, Nguyễn Ngọc Tuấn, luận văn đã bảo vệ và được thông qua trước hội đồng khoa học trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 265
nguon tai.lieu . vn