Xem mẫu

  1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học LỰA CHON BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH BÓNG ĐÁ K46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI TS. Trần Ngọc Minh, TS. Vũ Quốc Huy - Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu đã lựa chọn được 21 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá năm K46 trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Qua 8 tháng thực nghiệm sư phạm bài tập mà đề tài lựa chon tỏ rõ hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho chuyên môn đối tượng nghiên cứu. Từ khóa: Bài tập, phát triển, thể lực chuyên môn, bóng đá, sinh viên, chuyên ngành, Đại học. Abstract: The research has selected 21 exercises to develop professional physical strength for first-year male football majors at Hanoi University of Sports and Education. After 8 months of pedagogical experimentation, the selected exercise is clearly effective in developing professional fitness for first-year male football students at Hanoi University of Sports and Education. Keywords: Exercise, develop, professional fitness, soccer, student, specialized, university. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Qua thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện bóng đá tại trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của sinh viên còn yếu được thể hiện qua những động tác chạy tốc độ, nước rút, dẫn bóng, đá bóng, tranh cướp bóng... Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện chúng tôi đã tiến hành nhiều phương pháp, sử dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành bóng đá. Tuy nhiên việc sử dụng các bài tập chưa được tiến hành đồng bộ, thiếu cơ sở khoa học và chưa được kiểm nghiệm, đánh giá cho nên hiệu quả đạt được chưa cao làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó, nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội để ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy và huấn luyện là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn - toạ đàm, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua khảo sát công tác giảng dạy, huấn luyện VĐV bóng đá tại các Trung tâm thể thao, các trường Đại học có đào tạo sinh viên chuyên ngành bóng đá, chúng tôi đã lựa chọn được 32 bài tập chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học Sư Phạm TDTT Hà Nội. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 285
  2. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn bài tập ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn 33 huấn luyện viên, chuyên gia, các giáo viên hiện đang công tác giảng dạy - huấn luyện môn bóng đá. Kết quả được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (n=33) Kết quả phỏng vấn TT Bài tập Đồng ý Tỷ lệ % Nhóm bài tập cá nhân BT 1 Chạy 30m XPC 13 53 BT 2 Dẫn bóng tổng hợp 32 97 BT 3 Dẫn bóng tốc độ tối đa 15m 11 45 BT 4 Dẫn bóng luồn cọc đập bảng sút cầu môn 33 100 BT 5 Dẫn bóng luồn cọc 25m 10 42 BT 6 Dẫn bóng zíc zắc 30 91 BT 7 Di chuyển kết hợp với đá bóng vào mục tiêu 28 85 BT 8 Dẫn bóng tốc độ cao sút cầu môn 20m 12 48 BT 9 Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m 26 79 BT 10 Chạy 30m ziczắc 31 94 BT 11 Sút bóng 3,4 bước đà 25 76 BT 12 Tâng bóng di chuyển theo hiệu lệnh 27 82 BT 13 Chạy tốc độ cao đánh đầu 14 60 BT 14 Chạy biến tốc 24 73 Nhóm bài tập phối hợp nhóm Hai người một bóng vừa di chuyển vừa chuyền bóng cho BT 15 13 53 nhau Dẫn bóng động tác giả qua người sút cầu môn 5 quả BT 16 33 100 liên tục BT 17 Dẫn bóng qua người sút cầu môn ở cự ly 10m 31 94 BT 18 Hai người tranh cướp bóng sút cầu môn 30 91 BT 19 Phối hợp lật cánh đánh đầu 11 45 BT 20 Bài tập phối hợp tâng bóng nhận bóng 29 88 BT 21 Di chuyển chọn điểm rơi của bóng 27 82 BT 22 Phối hợp tấn công nhanh giữa 3 tiền đạo và 2 hậu vệ 10 42 BT 23 Phối hợp đánh đầu giữa 2 người 28 85 BT 24 Phối hợp tung bóng quay chạy nhận bóng 26 79 Các bài tập trò chơi và thi đấu BT 25 Người thừa thứ ba 29 88 BT 26 Hoàng anh-hoàng yến 10 42 BT 27 Trò chơi đuổi bắt theo tín hiệu 30 91 BT 28 Cua đá bóng 12 48 BT 29 Thi đấu 4 cầu môn nhỏ 32 97 BT 30 Chạy 5 lần x 30m 10 42 BT 31 Thi đấu chuyền bóng ghi bàn bằng đầu 29 88 BT 32 Thi đấu cầu môn 31 94 Kết quả bảng 1 cho thấy, chúng tôi lựa chọn 21 bài tập được HLV, các nhà chuyên môn và các thầy cô giáo ưu tiên sử dụng (có tỷ lệ đồng ý từ 70% trở lên), để đưa vào nghiên cứu áp dụng PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 286
  3. Giáo dục thể chất và thể thao trường học trong quá trình giảng dạy, huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 2.2. Lựa chọn các test kiểm tra, đánh giá thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Qua tổng hợp các tài liệu có liên quan tới huấn luyện nói chung, thực tiễn công tác giảng dạy môn bóng đá cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội nói riêng ở mỗi học kỳ, đồng thời tiến hành phỏng vấn 33 giáo viên, HLV và các chuyên gia, kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo bằng phương pháp re-test. Kết quả chúng tôi đã lựa chọn được 7 test dùng đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo để đánh giá thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu gồm: 1.Tâng bóng (số lần); 2. Ném biên (m); 3. Đá xa (m); 4. Sút bóng cầu môn (quả); 5. Dẫn bóng sút cầu môn (điểm); 6.Tâng bóng 30m (lỗi); 7.Đá lòng bóng chết 10 quả (quả); Sau khi phỏng vấn lựa chọn được 7 test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá K46, để có cơ sơ khoa học trong việc phân bổ các test trong việc đánh giá thể lực chuyên môn theo từng học phần, căn cứ vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành bóng đá trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng viên bộ môn bóng đá trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội để phân chia các test theo từng học phần trong việc đánh giá thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá K46. Kết quả thu được: Học phần 1 sử dụng 5 test: 1. Tâng bóng(sl); 2. Ném biên (m); 3. Đá xa (m); 4. Sút bóng cầu môn 10 quả; 5. Dẫn bóng sút cầu môn (điểm) Học phần 2 sử dụng 5 test: 1. Tâng bóng 30m (lỗi); 2. Đá bóng cố định bằng lòng bàn chân 10 quả (quả); 3. Đá xa (m); 4. Sút bóng cầu môn 10 quả (quả); 5. Dẫn bóng sút cầu môn (điểm) Căn cứ vào yêu cầu chuẩn đầu ra và đặc thù đào tạo sinh viên chuyên ngành bóng đá, đề tài tiến hành xây dựng bảng điểm theo thang độ C (thang điểm 10) cho từng chỉ tiêu, test đã lựa chọn. Kết quả như trình bày ở các bảng từ 3, 4. Bảng 3. Thang điểm đánh giá thi thực hành học phần 1 Điểm thi TT Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Tâng bóng (sl) 20 35 50 65 80 95 110 80 90 100 2 Ném biên (m) 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 3 Đá xa (m) 31 32 33 34 35 37 39 41 43 45 4 Sút bóng cầu môn 10 quả(quả) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 5 Dẫn bóng sút cầu môn (điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bảng 4. Thang điểm đánh giá thi thực hành học phần 2 T Điểm thi Nội dung T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Tâng bóng 30m (lỗi) 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 2 Đá lòng bóng chết 10 quả(quả) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 3 Đá xa (m) 36 37 38 39 40 42 44 46 48 50 4 Sút bóng cầu môn 10 quả(quả) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 5 Dẫn bóng sút cầu môn (điểm) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 287
  4. Giáo dục thể chất và thể thao trường học 2.3. Tổ chức thực nghiệm Việc nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội được tiến hành trong thời gian 01 năm học (2015-2016). Đối tượng thực nghiệm là sinh viên chuyên ngành bóng đá khóa Đại học 46 Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, được áp dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn mà quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn. Tiến trình TN được trình bày ở bảng 5. Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, luận án tiến hành so sánh kết quả đạt được trên đối tượng thực nghiệm với kết quả của năm học 2014-2015. Từ đó đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng đá Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 288
  5. Giáo dục thể chất và thể thao trường học Bảng 5. Tiến trình thực nghiệm Tháng/tuần TT Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 BT 1: Dẫn bóng tổng hợp. Thực hiện từ 5-10 phút. x x x x BT 2: Dẫn bóng luồn cọc, đập bảng sút cầu môn. Thực hiện từ 5-10 phút. x x x x BT 3: Dẫn bóng zíc zắc. Thực hiện từ 5-10 phút. x x x x BT 4: Di chuyển kết hợp với đá bóng vào mục tiêu. Thực hiện từ 5-10 phút. x x x x BT 5: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m, 4 tổ, nghỉ giữa các lần 1 phút. x x x x BT 6: Chạy 30m ziczắc (4- 6 lần  3 tổ, nghỉ giữa các lần 3s, nghỉ giữa tổ 2 phút). x x x x BT 7: Sút bóng 3, 4 bước đà, 3 phút, 3 tổ, nghỉ giữa các lần 3s. x x x x BT 8: Tâng bóng di chuyển theo hiệu lệnh. Thực hiện từ 5-10 phút x x x x BT 9: Chạy biến tốc (100m nhanh, 50m chậm V= 80% Vmax, 5- 7 lần  3 tổ), nghỉ x x x x giữa các tổ 1 phút. BT 10: Dẫn bóng động tác giả qua người sút cầu môn 5 quả liên tục  10 tổ, nghỉ giữa x x x x 30s. BT 11: Dẫn bóng qua người sút cầu môn ở cự ly 10m. Thực hiện từ 5-10 phút. x x x x BT 12: Hai người tranh cướp bóng sút cầu môn, 3 phút, 5 tổ, nghỉ giữa các lần 30s. x x x x BT 13: Phối hợp tâng và nhận bóng. Thực hiện từ 5-10 phút. x x x x BT 14: Di chuyển chọn điểm rơi của bóng, 3 phút, 5 tổ, nghỉ giữa các lần 30s. x x x x BT 15: Phối hợp đánh đầu giữa 2 người. Thực hiện từ 5-10 phút. x x x x BT 16: Phối hợp tung bóng quay chạy nhận bóng, 3 phút, 5 tổ, nghỉ giữa các lần 30s. x x x x BT 17: Người thừa thứ ba, 5-10 phút. x x x x BT 18: Trò chơi đuổi bắt theo tín hiệu, 5-10 phút. x x x x BT 19: Thi đấu 4 cầu môn nhỏ. Thời gian chơi 10-12 phút x x x x BT 20: Thi đấu chuyền bóng ghi bàn bằng đầu  3 tổ, mỗi tổ 3-5 phút x x x x BT 21: Thi đấu cầu môn, thời gian chơi 10-12 phút x x x x PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 289
  6. Physical Education and School Sports 2.4. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 thông qua tự đối chiếu 2.4.1. Trước TN Trước TN, chúng tôi sử dụng các test và thang điểm đã xây dựng để đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên ngành bóng đá khóa 45 khi kết thúc chương trình học phần 1 và học phần 2 năm học 2014-2015. Kết quả được trình bày tại bảng 6. Bảng 6. Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn ở học phần 1 và học phần 2 của khóa Đại học 45 (n = 32) Thành tích Điểm TT Nội dung Giá trị Học phần 1 Học phần 2 Học phần 1 Học phần 2 𝑋̅ 70.51 7.13 1 Tâng bóng (quả) δ 11.81 1.24 𝑋̅ 17.06 6.94 2 Ném biên (m) δ 1.90 1.63 𝑋̅ 3.16 6.84 3 Tâng bóng 30m (lỗi) δ 1.48 1.48 Đá lòng bóng chết 10 𝑋̅ 5.81 6.81 4 quả (quả) δ 1.38 1.38 𝑋̅ 39.91 41.78 7.00 7.44 5 Đá xa (m) δ 4.62 5.12 1.88 1.76 t 1.538 0.960 𝑋̅ 5.62 6.75 6.75 6.75 Sút bóng cầu môn 10 6 δ 1.16 1.41 1.41 1.41 quả (quả) t 3.483*** 0 𝑋̅ 6.92 7.14 6.92 7.14 Dẫn bóng sút cầu môn 7 δ 1.44 1.62 1.44 1.62 (điểm) t 5.779*** 0.570 * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 Kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy, các test kiểm tra một lần ở học phần 1 và học phần 2 thì thành tích còn thấp và điểm đạt được của sinh viên chủ yếu ở mức trung bình 2.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 sau TN Sinh viên học tập theo kế hoạch đào tạo đã được ban hành và trong quá trình học tập, đề tài đã áp dụng 21 bài tập đã lựa chọn vào trong quá trình giảng dạy. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 7. Bảng 7. Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn ở học phần 1 và học phần 2 của K46 (n = 32) Thành tích Điểm TT Nội dung Giá trị Học phần Học phần Học phần Học phần 1 2 1 2 𝑋̅ 80.52 8.09 1 Tâng bóng (sl) δ 14.58 1.41 𝑋̅ 18.52 8.09 2 Ném biên (m) δ 2.27 1.53 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 290
  7. Physical Education and School Sports Thành tích Điểm TT Nội dung Giá trị Học phần Học phần Học phần Học phần 1 2 1 2 𝑋̅ 2.13 7.87 3 Tâng bóng 30m (lỗi) δ 1.55 1.55 Đá lòng bóng cố định 𝑋̅ 7.09 8.09 4 10 quả (quả) δ 1.28 1.28 𝑋̅ 41.09 46.22 7.70 8.35 5 Đá xa (m) δ 3.80 7.83 1.55 1.37 t 2.826** 1.512 𝑋̅ 6.87 8.09 7.87 8.09 Sút bóng cầu môn 10 6 δ 1.46 1.47 1.46 1.47 quả (quả) t 2.818*** 0.503 𝑋̅ 8.39 8.52 8.39 8.52 Dẫn bóng sút cầu môn 7 δ 1.37 1.27 1.37 1.27 (điểm) t 5.453*** 0.334 * P < 0.05; ** P < 0.01; *** P < 0.001 Từ kết quả thu được ở bảng 7 cho thấy: khi so sánh giá trị trung bình giữa kết quả đạt được của sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 sau TN đã có sự tiến bộ rõ rệt. Ở trước TN, kết quả thu được ở các test đa số đều nằm ở mức độ trung bình và khá, còn sau TN chủ yếu nằm ở điểm giỏi và cận xuất sắc. Như vậy, các bài tập ứng dụng để phát triển thể lực chuyên môn cho đối tượng thực nghiệm bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. 3. KẾT LUẬN Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng 21 bài tập trong 2 học phần tương ứng với 01 năm học (2015-2016), kết quả mang lại hiệu quả rõ rệt trong phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành bóng đá K46 trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Kết quả kiểm định đã cho thấy sự khác biệt ở tất cả các nội dung đánh giá thể lực chuyên môn, trong đó thành tích và điểm trung bình sau TN cao hơn hẳn thời điểm trước TN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ma Tuyết Điền (1999), Bóng đá - Kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện, Dịch: Đặng Bình, Nxb TDTT, Hà Nội. 2. Thanh Huyền (2001), “Các bài tập cho VĐV bóng đá”, Thông tin khoa học TDTT. 3. TS. Phạm Xuân Thành, Th.S. Phạm Khắc Minh, GV. Trần hữu truyền, “Giáo trình bóng đá”, Tài liệu giảng dạy dùng cho sinh viên đại học sư phạm Thể dục Hà Nội, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 5. Phạm Ngọc Viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2004), “Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11 - 18 tuổi”, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội. 7. Alagich. R. (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, Dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: Từ đề đề tài nghiên cứu sinh Trần Ngọc Minh: “Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội”, đơn vị: Viện khoa học thể dục thể thao, bảo vệ năm 2019. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 291
nguon tai.lieu . vn