Xem mẫu

  1. Lời khuyên cho người mới học Tiếng Anh (Phần 1) Bắt đầu học một ngoại ngữ cũng giống như việc một đứa trẻ bắt đầu học nói vậy. Việc học diễn ra rất chậm và bạn cảm thấy hình như không có mấy tiến bộ nhưng bạn cần phải kiên nhẫn và tuân thủ đúng trình tự: Đầu tiên là học nghe, sau đó là học nói rồi cuối cùng mới là học đọc và viết. Trong giai đoạn đầu, bạn hãy cố gắng dành thời gian nghe Tiếng Anh hàng ngày qua đài, TV hay các bài luyện nghe đơn giản. Bên cạnh đó, bạn hãy áp dụng một số kinh nghiệm nhỏ này nhé: Tìm một người để cùng học Tiếng Anh với mình: Hai bạn có thể cùng viết những đoạn hội thoại ngắn và thực hành với nhau hoặc có thể sử dụng chính những đoạn trong giáo trình. Nếu có điều kiện, bạn hãy tận dụng cơ hội để nói chuyện với người bản xứ, điều này sẽ giúp vốn từ và khả năng giao tiếp của bạn tăng đáng kể. Bạn cũng có thể mời gia sư dạy Tiếng Anh cho riêng mình vì hai lý do. Thứ nhất, học tập có hướng dẫn bao giờ cũng tốt hơn là tự mầy mò trong một mớ bòng bong. Thứ hai, những người đi trước luôn có kinh nghiệm và bạn có thể học được nhiều kinh nghiệm học tập từ chính gia sư của mình
  2. đấy! Đọc những văn bản Tiếng Anh: Bước đầu là những mẩu truyện cười, những câu chuyện dành cho thiếu nhi, những truyện ngắn, những mẩu quảng cáo, nhãn mác bao bì, v.v; sau đó, bạn mới thử sức với những văn bản dài và khó, có nội dung học thuật cao hơn. Mức độ khó của bài đọc cần được bắt đầu từ dễ đến khó và nâng dần lên. Nếu bạn bắt đầu bằng một văn bản quá phức tạp thì bạn sẽ cảm thấy khó khăn và dễ dàng nản chí. Còn nếu cứ đọc mãi ở một trình độ thì bạn sẽ khó mà tiến bộ được, phải không nào? Bổ sung vốn từ mới hàng ngày: Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép các từ mới mà bạn gặp hàng ngày và sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái. Sau khi tra nghĩa của những từ này trong từ điển, bạn hãy tự mình đặt những câu đơn giản với những từ này nhé! Lưu ý là bạn nên dùng cả từ điển Anh-Việt và Anh- Anh để tra từ vì cuốn từ điển Anh-Anh sẽ giúp bạn biết được nhiều từ đồng nghĩa và cách sử dụng của từ mới đấy. Thử viết nhật ký bằng Tiếng Anh: Bạn có thể bắt đầu bằng những câu đơn giản nhất viết về thời tiết, những việc đã làm trong ngày, kế hoạch cho ngày mới, v.v. Ngày nay, khi blog
  3. (nhật ký trực tuyến) vô cùng phổ biến, bạn có thể viết mỗi ngày một entry (bài viết) và các bạn trong friend list (danh sách bạn) của bạn có thể giúp bạn sửa rất nhiều lỗi sai đấy! Nếu có điều kiện về kinh tế và thời gian, tại sao bạn không thử đến thăm một nước nói Tiếng Anh nhỉ? Khi học một ngoại ngữ thì không gì tốt bằng việc được sống trong môi trường của ngôn ngữ đó cả. Tiếng Anh lại là một ngôn ngữ khá phổ biến và là ngôn ngữ chính thức của rất nhiều quốc gia trên thế giới, gần nhất với Việt Nam có Malaysia hay Singapore cho nên việc chọn điểm đến không hề khó. Bạn có thể đăng ký để được ở với gia đình bản xứ để chứng kiến họ sử dụng Tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày như thế nào, có thể những điều thực tế này khác xa những gì bạn được học trong sách vở đấy! Trên đây là một số phương pháp học tập bạn có thể áp dụng cho việc học Tiếng Anh của mình. Nhưng trước khi bắt đầu, bạn cần xác định rõ mục tiêu và lên kế hoạch cho việc học tập. Những vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể và chi tiết ở phần sau của bài viết
nguon tai.lieu . vn