Xem mẫu

  1. Liệu pháp tinh giản
  2. Ngoài thắt chặt chi tiêu, hợp nhất các bộ phận được xem là giải pháp chiến lược để tạo nên thế mạnh cạnh tranh. Tuy nhiên, vấn đề cơ cấu cũng là một thách thức lớn cho những người làm công tác quản trị. Liệu pháp tinh giản Thu về một mối Không hẹn mà gặp, đầu năm 2013, thị trường chứng kiến khá nhiều doanh nghiệp (DN) công bố hợp nhất. Mới đây nhất là Tập đoàn Công nghệ CMC với việc hợp nhất hai công ty là Công ty CP Hạ tầng Viễn thông CMC và Công ty CP Dịch vụ Viễn thông CMC thành Công ty CP Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom).
  3. Tuy cùng hoạt động trong một lĩnh vực viễn thông nhưng do vướng mắc chính sách sở hữu hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý, CMC phải vận hành cùng lúc hai công ty CMC Telecom và CMC TI. Ông Hà Thế Minh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC, cho biết, cơ chế "nhân đôi" như thế khiến DN phải tốn nhiều ngân sách hơn trong hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, áp lực cắt giảm chi tiêu nặng nề thì việc sáp nhập trở thành một lối thoát. "Sáp nhập nhằm tối ưu hóa nguồn lực, mang đến cho DN sức mạnh, bởi tiết giảm được các khoản phí không đáng có”, ông Minh nói. Theo ông Minh, sau hợp nhất, CMC sẽ quy hoạch lại các mảng hoạt động, dịch vụ trùng lặp, tối ưu hóa chi phí, đẩy mạnh các dịch vụ, sản phẩm tiềm năng. Đặc biệt, việc hợp nhất sẽ giúp cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ hơn. Tính toán sơ bộ, sau hợp nhất, vốn chủ sở hữu CMC Telecom tăng từ 192 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng vào năm 2015. Với nguồn lực kinh tế này, việc hướng đến doanh thu 1.000 tỷ đồng của Công ty vào năm 2015 là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, bước đi chiến lược này còn giúp đội ngũ lãnh đạo CMC tự tin hơn khi đưa ra mục tiêu tối thiểu là sẽ đạt con số 250.000 khách hàng trong thời gian tới.
  4. Không chỉ có CMC, trung tuần tháng 1/2013, HP cũng tái cấu trúc theo phương thức tinh giản. Theo đó, HP đã công bố việc tối ưu hóa quy trình bán hàng bằng cách cắt giảm các đầu mối liên hệ nhằm đảm bảo việc trao đổi công việc trở nên rõ ràng và sâu sát hơn trong mối quan hệ với các đối tác. Không dừng lại ở đó, hãng này còn tinh giản danh mục sản phẩm bằng giải pháp hợp nhất, giúp các đối tác hiểu được dễ dàng các chiến lược định giá và bán hàng: HP mạnh tay hợp nhất nhóm in ấn và nhóm máy tính cá nhân để khách hàng cũng như đối tác có thể dễ dàng liên hệ. Đồng thời, tinh giản các quy trình và công cụ bao gồm tinh giản hệ thống và tiêu chuẩn hóa các quy trình bán hàng, các công c ụ và báo cáo... Ông P.V. Viswanath, Giám đốc Kênh phân phối khu vực Đông Nam Á, Đài Loan và Hồng Kông của HP, tiết lộ: "Biện pháp này vừa giúp HP làm hài lòng khách hàng, vừa tinh giản được nhân lực, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể”. Thách thức trước mắt
  5. Lợi ích của việc "thu giang sơn về một mối" để tăng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không đơn giản để có thể áp dụng liệu pháp này, bởi phải đầu tư không ít thời gian và công sức. Ông Nguyễn Đức Thành, Tổng giám đốc CMC Telecom, cho biết, trước khi sáp nhập, đơn vị này phải mất thời gian chuẩn bị khá dài và truyền thông nội bộ kỹ lưỡng để việc hợp nhất không ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên. Một điển hình có thể kể đến của việc hợp nhất là Tập đoàn FPT với chiến lược One FPT, hợp nhất 9 công ty thành viên và 3 công ty liên kết về một mối. Đơn vị này hợp nhất các bộ phận chức năng chung như: truyền thông, quản lý nhân sự; quản lý tiền mặt tập trung... Kết quả, năm 2012 là một năm thành công của đơn vị này với mức doanh thu đạt 25.350 tỷ đồng, tương đương trên 1,2 tỷ USD, lợi nhuận đạt 2.405 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Anh, nguyên Tổng giám đốc FPT, vấn đề hợp nhất cũng gây nên những mâu thuẫn nhất định, khiến những người đứng đầu các bộ phận cảm thấy khó chịu. Có ý kiến cho rằng, nguyên Tổng giám đốc FPT ra đi cũng là vì sức ép phát sinh từ chiến lược hợp nhất này.
  6. Do vậy, để tránh những rủi ro từ sáp nhập, DN cần có những b ước chuẩn bị kỹ càng về mặt quản trị. Theo thông tin từ HP, hãng này đã phải đầu tư vào các chương trình đào tạo, chuẩn bị quy hoạch con người và các nguồn lực... trước và sau khi sáp nhập các bộ phận để sự thay đổi không ảnh hưởng đến việc kinh doanh và nhất là tạo được bàn đạp để phát triển trong tâm thế mới. Thách thức nhiều nhưng lợi ích lại khá cao, sáp nhập các bộ phận để tạo nên sức mạnh tổng thể trở thành xu hướng cũng là điều dễ hiểu.
nguon tai.lieu . vn