Xem mẫu

  1. Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt Liệu pháp diễn đạt là gì? Liệu pháp diễn đạt là phương pháp sử dụng sự sáng tạo nghệ thuật để khám phá những vấn đề tiềm thức Hình minh họa: và thay đổi chúng. Thông qua vẽ tranh, đóng kịch, Liệu pháp nghệ khiêu vũ, sáng tác, nặn tượng, nghe nhạc, bệnh nhân thuật diễn đạt sẽ thành công trong việc diễn tả nỗi căng thẳng và sự mâu thuẫn nội tại của mình theo những cách khác mà không phải dùng lời nói. Các bạn không cần phải là một họa sĩ giỏi hay một vũ công tài năng, bởi lẽ hình thức của tác phẩm sau cùng vốn không quan trọng! Tất cả hoạt động này đều có mục đích khiến bạn bị lôi cuốn bởi trí tưởng tượng, trực giác và cảm xúc của mình để có thể sáng tạo. Thông qua sáng tạo thì một số đặc điểm tính cách sẽ được bộc lộ. Biện pháp này được mượn từ tâm lý liệu pháp, sử dụng những cách diễn đạt đa dạng khác ngoài lời nói, tạo ra một nguồn giải phóng trí tuệ và nhận thức.
  2. Liệu pháp pháp diễn thích hợp với ai? Liệu pháp diễn đạt này thích hợp với những ai không muốn (hoặc không thể) trải qua những phiên tâm lý liệu pháp cơ bản hay phân tâm học. Đây là trường hợp xảy ra với những người phải đấu tranh để thể hiện mình bằng lời nói, giống như trẻ con hay thiếu niên. Hình thức liệu pháp này được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến chứng bệnh căng thẳng thần kinh, hành vi nghiện ngập, khó khăn trong học tập, vấn đề hành vi, và thậm chí cả chứng rối loạn tâm thần. Liệu pháp diễn đạt cũng phù hợp với những người muốn tập trung vào sự phát triển cá nhân và cải thiện sự tự tin của mình. Một phiên trị liệu bao gồm những gì? Một phiên liệu pháp diễn đạt có thể diễn ra theo cá nhân hay theo nhóm. Trước đó, nhà trị liệu sẽ gặp mặt bệnh nhân để xác định động cơ khiến anh ta quyết định chọn liệu pháp diễn đạt. Sau đó, nhà trị liệu khuyến khích bệnh nhân tự thể hiện mình một cách tự phát: ví dụ, nếu biện pháp được chọn là vẽ tranh, anh ta sẽ hình dung nên một số khía cạnh nào đó
  3. trong cuộc sống mà mình đang quan tâm. Nhà trị liệu sẽ giúp bệnh nhân giải thoát cho chính mình. Mới đầu thì quá trình này sẽ rất khó khăn do khuynh hướng hay phân tích của chúng ta. Tuy nhiên, mục tiêu ở đây là giúp mọi người tự thể hiện mình một cách thoải mái hơn. Sau đó, các bạn không nhất thiết phải giải thích những gì mình đã sáng tạo; bệnh nhân sẽ trải nghiệm những ký ức bị lãng quên, kìm nén cảm xúc hay phối hợp các ý tưởng thông qua tác phẩm sáng tạo của mình. Vào cuối phiên trị liệu, bệnh nhân sẽ trò chuyện về những gì anh ta đã trải nghiệm và nhà trị liệu sẽ lắng nghe. Nên chọn loại hình nghệ thuật nào? Nghệ thuật không gian ba chiều, bao gồm hội họa và nặn tượng, sẽ giúp phát hiện những câu hỏi được che giấu bên trong. Điều khiển các con rối cho phép bạn thể hiện tiềm thức của mình và xóa bỏ sự ức chế.
  4. Kịch nghệ và khiêu vũ cho phép bạn xua tan những mâu thuẫn nội tại, lo lắng và sự thất vọng. Âm nhạc cho phép bạn “cải tạo” cơ thể. Thi ca và viết lách cũng được xem là những bộ môn nghệ thuật mang lại hiệu quả trị liệu tích cực. Bao nhiêu phiên trị liệu là cần thiết trước khi gặt hái kết quả? Thời gian trị liệu rất khác biệt, tùy thuộc theo từng người. Cuối cùng... Sử dụng nghệ thuật trong trị liệu không phải là điều gì đó quá mới mẻ. Trong xã hội nguyên thủy, và sau này là thế giới Hy Lạp cổ đại, con người đã biết vận dụng các loại hình nghệ thuật để tự giúp mình. Tuy nhiên, liệu pháp diễn đạt vẫn không được khám phá cho đến tận năm 1950! a
nguon tai.lieu . vn