Xem mẫu

  1. Lên Mù Cang Chải Thăm Lúa Mù là cách nói vui khi người ta nhắc đến Mù Cang Chải. Vì đến đây, bạn có thể nhìn ngắm những cung bậc của ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam, trải dài trên những sườn núi, thung lũng. Mù Cang Chải thực sự là thiên đường với những cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ vĩ do con người và tự nhiên tạo nên. Với hành trình này, bạn nên chuẩn bị 3 ngày để đi và khám phá. Ruộng bậc thang Lìm Mông vào mùa lúa chín. Giới thiệu về Mù Cang Chải Mù Cang Chải (cũng có tên gọi là Mù Căng Chải), là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km, cách thành phố Yên Bái khoảng 180km theo quốc lộ 32. Dân số Mù Cang Chải chiếm 90% là dân tộc H’Mông, còn lại là dân tộc Kinh, dân tộc Thái và các dân tộc khác. Chính vì thế khi đến Mù Cang Chải bạn dễ dàng thấy những nét văn hóa, phong tục của cộng đồng người H’Mông nơi đây. Nên đi Mù Cang Chải vào thời gian nào trong năm? Vẻ đẹp của Mù Căng Chải là vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang. Vì vậy khi đi Mù Cang Chải bạn phải chọn thời điểm đúng mùa lúa chín, hoặc mùa lúa lúc đang làm đòng
  2. để đi. Cuối tháng 9, đầu tháng 10 Mù Cang Chải nhuộm một sắc vàng – đây chính là thời điểm đẹp nhất để lên xứ Mù thăm lúa. Ngoài ra, dịp này thời tiết thường cũng khô hanh hơn nên cũng dễ chịu hơn và dễ đi lại hơn. Nhất là khi bạn định dự định tự lên kế hoạch để “phượt”. Đến Mù Cang Chải Bằng Cách Nào? Nếu muốn đi theo kiểu dân dã hay phượt, bạn có thể đi Mù Căng Chải từ Hà Nội bằng xe máy hoặc ô tô. Chặng đường đi sẽ là: Hà Nội - Nghĩa Lộ - Tú Lệ - Mù Căng Chải. Tổng quãng đường khoảng 300km. Nếu đi bằng ô tô, hàng ngày đều có xe ô tô từ bến xe Mỹ Đình đi Mù Căng Chải. Rất nhiều người tự mang xe máy của mình theo để có phương tiện di chuyển tại Mù Cang Chải. Vì nơi đây dịch vụ cho thuê xe chưa phổ biến. Những điểm tham quan tại Mù Cang Chải Ruộng bậc thang ở Tú Lệ. Ả Ruộng bậc thang Tú Lệ Ở Tú Lệ thì có thể đi thăm bản Lìm Thái, Lìm Mông cách Tú Lệ 3km. Lìm Thái nằm ngay gần quốc lộ, bên cạnh con suối Nậm Có, theo đúng tập tục định cư và sinh sống của người Thái, ở gần nguồn nước. Những ngôi nhà sàn bản Lìm Thái nằm rải rác hai bên
  3. đường đã được bê tông hoá. Còn bên kia con suối là bản Lìm Mông vẫn là con đường đất đỏ bụi mù trong những ngày nắng. Những ngày mưa thì con đường là một thách thức đáng sợ cho những tay lái. Những góc cua vừa gắt vừa dốc cùng với mặt đường trơn trượt khiến các xe như muốn trôi tuột xuống chân dốc. Và lúc đó chỉ còn cách để xe lại dưới chân núi và đi bộ lên bản Lìm Mông để có thể ngắm nhìn thung lũng ruộng bậc thang dưới một góc mới mẻ, khác lạ đến bất ngờ so với nhìn từ đèo Khau Phạ. Tấm áo của núi rừng được điểm tô bằng màu xanh chen vàng, màu của sự no đủ, mênh mang đến choáng ngợp, mộc mạc đến chơi vơi, yên lành đến lặng lẽ… Đèo Khau Phạ Cảnh từ đèo Khau Phạ nhìn xuống - thung lũng Tú Lệ. Là một trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc Việt Nam. Khau Phạ là con đèo dài nhất, hiểm trở nhất và cũng đẹp nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 40km. Nằm ở độ cao trên 1200m so với mực nước biển, đèo Khau Phạ thường xuyên mịt mù sương phủ, đỉnh đèo nhô lên trong biển mây, vì thế người Thái mới đặt cho con đèo cái tên Sừng Trời (Khau
  4. Phạ có nghĩa là chiếc sừng nhô lên tận trời). Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, khoảng tháng 9, tháng 10 khi những nương lúa đã ngả màu vàng rực. Con đèo ngoằn nghèo uốn lượn quanh những dãy núi điệp trùng, len lỏi giữa đại ngàn nguyên sơ, hung vĩ và thấp thoáng bên dưới là những triền ruộng bậc thang đang vào vụ gặt. Con đèo còn là nơi tiếp giáp với trời theo quan niệm của người H’Mông, họ tin rằng ở nơi đây trời có thể nghe thấu tiếng than của người. Vì vậy, mỗi khi có chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại lên đèo khấn Giàng. Cảnh vật trên đèo Khau Phạ khiến bất kỳ ai đi qua cũng phải say đắm. Nó níu chân lữ khách phải dừng lại để ngắm nhìn cho thỏa con mắt với cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, để tay bấm máy ảnh liên hồi vì muốn lưu giữ lại tất cả mọi khoảnh khắc tuyệt diệu nơi đây. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
  5. Vẻ đẹp của Mù Cang Chải mùa lúa chín. Nổi tiếng nhất về ruộng bậc thang là ở Mù Căng Chải với 700ha ruộng bậc thang tập trung 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Su Phình được Bộ văn hoá, thể thao và du lịch xếp hạng di tích danh thắng quốc gia vào năm 2007. Đó là sản phẩm hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc nơi đây. La Pán Tẩn là một xã vùng cao của người H’Mông cách thị trấn Mù Căng Chải 15km. Những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp các quả đồi. Vượt những con đường dốc đứng lên Chế Cu Nha, những “mâm xôi vàng” dần hiện lên giữa núi rừng xanh ngắt, từng bậc ruộng nối tiếp
  6. nhau từ trên cao đổ xuống như chiếc thang mời gọi du khách. Và ở đó, ta còn được chiêm ngưỡng một thửa ruộng hình trái tim, chắc hẳn ẩn sau nó là một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn! Đồi chè Shan tuyết ở Suối Giàng Cây chè cổ thụ Shan tuyết ở Suối Giàng đã nhiều trăm năm tuổi. Ảnh: Quycoctu Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Ngay từ những năm 60, thống kê có tới gần 40.000 cây chè Shan cổ thụ có từ 200 tuổi, đến 300 tuổi, còn những cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết. Chè cổ thụ nhiều đến nỗi viện sĩ K. M. Djemmukhatze thuộc viện sinh hóa A. Ba Cu, Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, khi đến Suối Giàng nghiên cứu vào những năm 60 của thế kỷ 20 này phải thốt lên: “Tôi đã đi qua 120 nước có chè trên thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cây chè lâu năm như ở Suối Giàng, phải
  7. chăng đây là cội nguồn của cây chè? Chè ở đây độc đáo, trong bát nước chè xanh có đủ 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới” (lời ghi trong sổ lưu niệm của xã Suối Giàng). Lưu trú Trên cung đường đi Mù Căng Chải, bạn có thể lựa chọn ở Nghĩa Lộ hoặc Tú Lệ. Đến Mù Căng Chải, Bạn có thể chọn các nhà khách hoặc ở nhà sàn của người Thái. Các sản phẩm địa phương tại Mù Căng Chải Cùng giống như các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Mù Căng Chải nổi tiếng với các món xôi nếp nương, thịt gà bản và các loại thủy sản từ suối.
nguon tai.lieu . vn