Xem mẫu

  1. Lee Bul (1964 - nay) Sinh tại: Yongwol, Hàn quốc Làm việc: Seoul, Hàn quốc Những nhân vật viễn tưởng nửa người nửa máy bằng silicone với những bộ phận nội tạng và tay chân không hoàn chỉnh, những quả khinh khí cầu khổng lồ, và một con cá chết? Đó chỉ là một vài tác phẩm tạo ra bởi Lee Bul, một nghệ sỹ Hàn quốc ưa thích sử dụng những chất liệu quái đản và một tình yêu dành cho nghệ thuật tương tác. Lee đã tiếp cận dự án của mình với một sắc thái đậm đà. Đằng sau mỗi tác phẩm sắp đặt là nhiều mối liên hệ phức tạp của các ý tưởng -- những ý tưởng cho phép cô tương tác với khán giả. Lee không chỉ đơn giản tạo ra những nhân vật người máy xa lánh bởi những người bàng quan; cô cũng tạo ra một thứ nghệ thuật tương tác, có sức sống và lôi kéo khán giả vào một ràng buộc hai bên.
  2. Như lý thuyết của Donna Haraway, cái đã khớp nối toàn bộ nhận thức luận và chính trị về những người máy kiểu này, công việc của Lee Bul nằm ở giữa văn hóa và công nghệ. Đối với Lee, mọi sản phẩm của công nghệ đều tràn đầy những cấu trúc hệ tư tưởng giúp xác định chức năng xã hội của vật thể. Bằng việc tạo ra những người máy không rõ là nam hay nữ, Lee gợi ý rằng chúng ta xây dựng với những sự mở rộng về công nghệ và ý tưởng từ máy móc đến thân thể, đến giống. Lee phức tạp hóa hàng loạt sự trình hiện cùng nhau của phụ nữ nói chung để tiết lộ những mối ghép nối của những cấu trúc văn hóa. Chẳng hạn, cả hai tác phẩm "Cyborg Red" (1997) và "Cyborg Blue" (1997) gợi nên những hình ảnh nguyên mẫu của phụ nữ từ nghệ thuật cổ điển, những đã làm lại họ theo hình thức siêu nhân trong hoạt hình Nhật bản và các nhân vật của truyện tranh manga. Nhưng Lee không chỉ lợi dụng những thần thoại này, cô còn đưa ra phê phán của mình về chúng. Những siêu người máy của cô thiếu các bộ phận nội tạng và tay chân, minh họa tính dễ bị tổn thương của thân thể như một thực thể được sinh ra bởi công nghệ. Với những mối liên hệ chặt chẽ giữa những hình ảnh cổ điển và đương đại, cô đã mở ra một lĩnh vực về can thiệp và biến dạng. Và cô cũng mời khán giả thực hiện một vài can thiệp giùm cho cô. "I Need You" (1996) là một quả khinh khí cầu khổng lồ có hình một người phụ nữ Hàn quốc, người "cần" đến những người xem thổi căng lên bằng những cái bơm chân. Tác phẩm này có chức năng như một sự giễu nhại biểu tượng văn hóa: mọi người thấy mình lố bịch khi cứ nhấp nhổm lên xuống trong không gian trang trọng của
  3. gallery chỉ để giữ cho cái tác phẩm lòe loẹt đó đứng thẳng. Bản chất tham dự của tượng đài đã chỉ ra rằng xã hội đã đóng góp cho sự sáng tạo những hình ảnh xảo quyệt của chính nó như thế nào. Tái trình hiện bị Lee tấn công từ mọi phía. Trong "Majestic Splendor" (1995), một con cá chết được trang trí và trưng bày đẹp đẽ. Tất nhiên, một mùi thối rữa khó chịu đã đón tiếp chúng ta ngay từ trước khi chúng ta nhìn thấy nó. Đặc quyền thường được dành cho những chuẩn mỹ học thị giác -- và con cá đã xuất hiện đẹp đẽ một cách thanh nhã - được thay thế bởi những yếu tố thuộc về khứu giác không thể chịu đựng nổi. Cuối cùng, cái đẹp của nó trở nên mơ hồ và thậm chí gây cảm giác kinh tởm. Qua những dự án thuộc về nhiều loại khác nhau, Lee Bul sửa lại những truyền thống, khuôn mẫu và ý thức hệ trong văn hóa. Cô phát triển không gian trong các vật thể nghệ thuật và liên hệ với người xem trong một mạch điều khiển liên tục -- một sự phức tạp từ cả hai phía mà cả hai đều gắn liền đến và gây rắc rối cho những hình ảnh và biểu tượng mang tính truyền thống. ---------------------------------------------------------------------------
  4. Chila Kumari Burman (1957 - nay) Sinh tại: Liverpool, Anh Làm việc: London, Anh Chila Kumari Burman đã được nuôi nấng trong một gia đình gốc Đông Ấn, đã nhập cư vào khu ổ chuột Bootle ở Liverpool trong những năm 1950. Từ nhỏ, cô đã được dạy dỗ để tìm kiếm sự đồng nhất giữa những mảnh vỡ văn hóa. Burman sử dụng những sự kiện đáng ghi nhớ từ quá khứ của cô – những mảnh vỡ của sự hài hước, niềm đau và những điều không được giải thích – để tạo ra một nhân vật. Những bức tranh cắt dán của cô là một chất liệu hoàn hảo để phản ánh những mâu thuẫn mà cô đã từng trải qua trong việc tạo ra chính bản thân cô –
  5. sự mâu thuẫn giữa giống và chủng tộc. Công việc của Burman tương tự như: sự đồng nhất không giống một thực thể không vết nối, mà giống như thể loại cắt dán, là một sự hợp nhất của những phối cảnh không thể đồng hóa. Tác phẩm thực hiện năm 1999 của cô "Swim With Me" bơi giữa những bức ảnh được tìm thấy, những bức chân dung tự họa, và những tài sản cá nhân. Ở trung tâm, một hình ảnh nguyên mẫu của một cô gái Ấn độ để ngực trần nổi lên trên trang giấy. Thoạt nhìn, cô ta có vẻ quyến rũ và bất lực. Burman cho rằng đó chính là khả năng dễ bị tổn thương của cô gái, đã khiến cô ta trở nên thật hấp dẫn trong con mắt của những người theo chủ nghĩa đế quốc. Bởi những va đập mang tính cá nhân đối chọi khó khăn với những hình thức đẹp đẽ trong tác phẩm trang trì kỳ quái này, chúng ta nhận thức được sự mục nát văn hóa mà chúng ta đang sống trong nó. Trong tác phẩm hài ranh mãnh có tựa đề "Tales of Valient Queens" (1999) [Những câu chuyện của các nữ dũng sỹ], Burman một lần nữa rập lại nguyên mẫu, dù cho nó đạt được hiệu quả ít hơn trong trường hợp này. Tác phẩm cắt dán mô tả một cuốn truyện tranh ngớ ngẩn của một phụ nữ Nam Á. Mang tính trang trí thuần khiết – những đường cong hoàn hảo của thân hình của những người mà tài sản lớn nhất của họ là bản năng giới tính – họ được đặt bên nhau với những đồ trang sức cực kỳ lộng lẫy. Burman khiến chúng ta nhận thức được cái quan niệm phổ biến và kỳ khôi về những người phụ nữ ở Thế giới Thứ Ba. Cô cho rằng cái cách mà người
  6. phương Tây đã hạ thấp phẩm giá của phương Đông và cách mà đàn ông thường hạ thấp phẩm giá của người phụ nữ đã kết hợp với nhau theo góc độ nguy hiểm và quyến rũ của sức mạnh và sự đau đớn.
nguon tai.lieu . vn