Xem mẫu

  1. Lấp "lỗ hổng" nhân tài: 7 điều trước tiên cần biết về họ
  2. 1. Họ biết rõ giá trị của bản thân. Những người tài giỏi và có kiến thức đa phần luôn biết được mình muốn làm gì và muốn trở thành người như thế nào. Khi phỏng vấn những người này, đừng vội đánh giá họ là kiểu người kiêu căng, ngạo mạn, mà hãy tìm hiểu tài năng của họ có đúng với sự tự tin đó hay không?. 2. Họ hiểu rõ về cơ cấu quản lý của công ty. Nhân tài sẽ tìm đến những công ty nơi tài năng của họ được hỗ trợ tốt nhất. Nếu thiếu nguồn tài trợ, họ sẽ có hai lựa chọn. Họ có thể tìm đến một chỗ khác với nguồn tài trợ dồi dào hơn, hoặc họ có thể ở lại và dùng đến ảnh hưởng ngầm với cấp trên nhằm thúc đẩy các đề tài nghiên cứu của họ. 3. Họ không coi trọng cấp bậc nơi công sở. Nếu bạn muốn khích lệ nhân tài bằng
  3. những chức danh mỹ miều hay cơ hội thăng chức, bạn sẽ phải thất vọng. Nhưng đừng nghĩ rằng nhân tài không coi trọng tước vị. Họ có thể rất coi trọng điều này, và thường khăng khăng được gọi là ‘tiến sĩ’ hay ‘giáo sư’. 4. Họ muốn được làm việc trực tiếp với cấp trên. Nếu nhân tài không được làm việc trực tiếp với các CEO, họ sẽ nghĩ rằng công ty không xem trọng tài năng và công việc của họ. 5. Họ sở hữu một mạng lưới quan hệ rộng lớn. Nhân tài nằm trong những mạng lưới thông tin siêu việt. Những người họ biết cũng quan trọng như những điều họ biết. Những mạng lưới này nâng cao giá trị của nhân tài, nhưng cũng nâng cao khả năng họ rời bỏ công ty để tìm đến một nơi khác. 6. Họ không chịu được sự tẻ nhạt. Trong thời đại mà nhân lực trở nên cơ động hơn bao giờ hết, nếu bạn không biết cách tận dụng chất xám của nhân tài và khích lệ họ hoàn thành các mục tiêu của công ty, họ sẽ dễ dàng rời bỏ bạn. 7. Và, đôi khi họ chẳng nói một lời cảm ơn. điều này nghe có vẻ tiêu cực, tuy nhiên kể cả khi bạn đang lãnh đạo họ một cách suôn sẻ, nhân tài sẽ rất miễn cưỡng
  4. khi phải công nhận tài lãnh đạo của bạn. Xin đừng quên những con người tài năng xuất chúng này, một số người nghĩ rằng họ không cần ai dẫn dắt.
nguon tai.lieu . vn