Xem mẫu

  1. Lãnh đạo thế hệ 8x như thế nào? (phần 2) Có những chiến thuật tâm lý mà tác động của nó là rất lớn. Với một thế hệ nhiết huyết, xúc cảm và luôn muốn chứng minh giá trị bản thân như 8x thì người lãnh đạo cần có những liệu pháp tâm lý riêng, để những nhân viên 8x của mình có thể phát huy hết thế mạnh, thậm chí khai thác thêm những khả năng tiềm ẩn. Văn hóa doanh nghiệp kích thích người trẻ tuổi “Chúng ta làm việc, ông chủ kiếm tiền, rất là đơn giản”. Với một thế hệ thực tế (nhiều khi đến mức thực dụng) quan hệ giữa nhân viên và tổ chức nhiều lúc chỉ đơn thuần là quan hệ thuê mướn nhân công, thật khó mà đề cập đến khái niệm “trung thành”, "dốc sức”. Đừng quan niệm dùng tiền là mua được tất cả. Yếu tố nuôi dưỡng lòng chân thành quan
  2. trọng không kém là văn hóa doanh nghiệp, yếu tố có thể hình thành thế giới quan mới của nhân viên. Đừng sốt ruột khi thấy nhân viên của bạn coi công việc là một cuộc dạo chơi, thực ra có được hứng thú như thế đã là một yếu tố tích cực rồi. Việc của người lãnh đạo là đảm bảo luật chơi thật công bằng và tạo nên nhiều cơ hội chiến thắng cho mọi người. Nếu đang có đà phát triển, đừng ngại mở rộng quy mô tổ chức, hãy thuê thêm nhân viên và đào tạo họ. Luồng sinh khí mới và tương lai phải cạnh tranh khiến các nhân viên sẽ không ngừng phấn đấu Yêu quý các nhân viên của bạn vì họ chính là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp của bạn. Tích cực xây dựng một không khí đầm ấm trong cơ quan nơi mà các nhân viên không chỉ chia sẻ ước mơ sự nhiệp mà còn là sở thích, thú vui và những lo lắng thường ngày. Mở rộng cửa phòng bạn Quan tâm đến nhân viên là cách tốt nhất để bạn hướng họ vào công việc một cách chuyên tâm và nhiệt thành hơn. Tuy nhiên cửa phòng lãnh
  3. đạo mở không có nghĩ là tần suất bạn đến nhòm vào ô làm việc của nhân viên nhiều hơn. Mở rộng cửa để đón nhận mọi ý kiến và cố gắng để cho nhân viên trở ra với một nụ cười mãn nguyện. Củng cố cá tính, tạo nên động lực Thế hệ 8x là thế hệ có cá tính rõ rệt và luôn muốn khẳng định cá tính này trên nhiều phương diện. Thực tế cho thấy, điều này gây không ít khó khăn cho những người lãnh đạo. Nhân cách là một đặc điểm khu biệt của mỗi con người, hình thành rất sớm, có thể lấy mốc ở thời điểm: một cá thể nhận thấy mình khác biệt so với những cá thể khác. Đây là một bản năng và không thể thay đổi được. Tuy nhiên, mỗi tính cách cá nhân lại có tính hấp thụ rất cao, điều này đòi hỏi người quản lý phải chú ý bồi dưỡng, đào tạo cho phù hợp. Khi tuyển chọn một ứng viên trẻ tuổi vào vị trí công việc nào đó, hãy chú ý đến cá tính của người đó. Trong điều kiện hiện nay, đặc thù mỗi công việc sẽ thích hợp với từng nét tính cách: kế toán, nhân viên văn phòng cần người cẩn thận, chỉn chu; PR coi trọng sự năng động; kỹ thuật
  4. đòi hỏi sự sáng tạo... Chọn người theo tính cách là một việc nhưng khi đã tuyển được nhân viên, người lãnh đạo lại cần tiếp tục đào tạo nhân viên của mình theo hướng đa dạng hóa. Trong thời gian thực tập/thử việc hãy giúp cho nhân viên học tập, bổ sung các kỹ năng công việc cần thiết, đồng thời cho họ thử sức ở những nhiệm vụ mang tính chất khác nhau. Không có gì vui thích bằng việc nhân viên tự khám phá bản thân của họ, điều này sẽ giúp cho khả năng thích nghi và xử lý tình huống bất ngờ trong tương lai. Đó cũng là một phép so sánh để nhân viên trẻ định hướng rõ hơn về nghề nghiệp của mình. Khi thấy được công việc mình lựa chọn là hoàn toàn phù hợp, họ sẽ dốc toàn tâm để thực hiện giấc mơ sự nghiệp của mình. (Còn nữa) Mỹ Trang Theo Tạp chí Lãnh đạo Trung Quốc
nguon tai.lieu . vn